Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 18, Bài 16: Sơ lược về một số nền mĩ thuật Châu Á

1 – MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS biết thêm một số nét cơ bản về nền mĩ thuật châu Á.

- HS hiểu vẻ đẹp ở một số công trình mĩ thuật các nước châu Á.

1.2. Kỹ năng:

- HS thực hiện được tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật thông qua vẻ đẹp của nền mĩ thuật châu Á.

- HS thực hiện thành thạo cách phân tích tác phẩm và rút ra giá trị nghệ thuật, so sánh thành thạo nền mĩ thuật nước mình và các nước trong khu vực.

1.3 Thái độ:

- Thói quen : Nhận ra vẻ đẹp của một số tác phẩm phản ánh qua sự hiểu về kiến thức lịch sử mĩ thuật châu Á.

- Tính cách : Học sinh thấy được về lịch sử và mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực.

2 – NỘI DUNG HỌC TẬP

- Vài nét khái quát.

- Vài nét về mĩ thuật của một số nước châu Á .

+ Mĩ thuật Ấn Độ.

+ Mĩ thuật Trung Quốc.

+ Mĩ thuật Nhật Bản.

+ Các công trình kiến trúc của Lào và Campuchia.

3 – CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên:

Tranh :. Tôm của họa sĩ – Tề Bạch Thạch ( trung Quốc )

3.2. Học sinh:

- Tìm hiểu bài trước ở nhà.

- Sưu tầm tranh ảnh mĩ thuật của các nước châu Á.

4 – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 18, Bài 16: Sơ lược về một số nền mĩ thuật Châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 – Tiết PPCT : 18 Ngày dạy :./../.. Bài: 16: Thường thức mĩ thuật. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NỀN MĨ THUẬT CHÂU Á 1 – MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết thêm một số nét cơ bản về nền mĩ thuật châu Á. - HS hiểu vẻ đẹp ở một số công trình mĩ thuật các nước châu Á. 1.2. Kỹ năng: - HS thực hiện được tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật thông qua vẻ đẹp của nền mĩ thuật châu Á. - HS thực hiện thành thạo cách phân tích tác phẩm và rút ra giá trị nghệ thuật, so sánh thành thạo nền mĩ thuật nước mình và các nước trong khu vực. 1.3 Thái độ: - Thói quen : Nhận ra vẻ đẹp của một số tác phẩm phản ánh qua sự hiểu về kiến thức lịch sử mĩ thuật châu Á. - Tính cách : Học sinh thấy được về lịch sử và mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực. 2 – NỘI DUNG HỌC TẬP - Vài nét khái quát. - Vài nét về mĩ thuật của một số nước châu Á . + Mĩ thuật Ấn Độ. + Mĩ thuật Trung Quốc. + Mĩ thuật Nhật Bản. + Các công trình kiến trúc của Lào và Campuchia. 3 – CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: Tranh :. Tôm của họa sĩ – Tề Bạch Thạch ( trung Quốc ) 3.2. Học sinh: - Tìm hiểu bài trước ở nhà. - Sưu tầm tranh ảnh mĩ thuật của các nước châu Á. 4 – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 9a1: 9a2:.. 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 2: ( Câu hỏi kiểm tra bài cũ ) Giáo viên thu bài cũ của học sinh treo lên bảng nhận xét. ? Em hãy nhận xét bài của các bạn? Bài nào đẹp nhất? Tại sao? HS: trả lời theo cảm nhận riêng. Câu 2 : ( Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học ) Em hãy cho biết hôm nay chúng ta học bài gì ? HSTL: SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NỀN MĨ THUẬT CHÂU Á 4.3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1 : ( 5p )Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét khái quát. Mục tiêu: - Kiến thức:Học sinh biết vài nét khái quát về các nước châu Á.. - Kĩ năng: Học sinh tự tư duy và rút ra nhận định khái quát về nề mĩ thuật một số nước châu Á.. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần mục 1 SGK/ 110 và trả lời câu hỏi ? Em hãy kể tên những nước châu Á mà em biết? ? Ở bài học này chúng ta se đi tìm hiểu nền mĩ thuật của những nước nào? HS: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan Ỏ bài này chúng ta đi tìm hiểu sơ lược một vài nét về mĩ thuật của Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Campuchia và Lào. GV tóm lược và chuyển ý. * Hoạt động 2: ( 30p) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về mĩ thuật của một số nước châu Á. Mục tiêu: - Kiến thức: HS biết vài nét về mĩ thuật của một số nước châu Á. - Kĩ năng:HS có kĩ năng nghiên cứu tài liệu và nhận xét. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thực hiện thảo luận trong 5 phút sau đó đại diện từng nhóm lên trả lời bằng cách trình bày trên bảng. + Nhóm 1: Em hãy nêu những nét cơ bản về mĩ thuật Ấn Độ? GV gợi ý: . Vị trí địa lí và nền văn minh cổ của Ấn Độ? . Tôn giáo của Ấn Độ? . Các giai đoạn phát triển của mĩ thuật Ấn Độ? . Kiến trúc, điêu khắc và hội họa Ấn Độ? + Nhóm 2: Em hãy nêu những nét cơ bản vễ mĩ thuật Trung Quốc? . Địa lí và dân số? . Tín ngưỡng tôn giáo? .Kiến trúc, điêu khắc, hội họa? + Nhóm 3: Em hãy nêu những nét cơ bản về mĩ thuật nhật Bản? .Vị trí địa lí? . Kiến trúc, điêu khắc, hội họa, đồ họa? + Nhóm 4: Em hãy nêu những nét cơ bản về các công trình kiến trúc của Lào và Campuchia? . Thạt Luổng( Lào )? . Ăng-co-thom ( Cam –pu-chia )? .Ăng Co Vát ( Cam – pu – chia )? Thực hành thảo luận trong 10 phút Đại diện trưởng nhóm trả lời kết quả trên bảng trong 10 phút. Sau đó thành viên trong tổ có thể bổ xung các nhóm bạn nhận xét GV cùng học sinh nhận xét trong 10 phút. I – Vài nét khái quát. Trung Quốc, Ấn Độ cùng một số quốc gia châu Á lân cận được coi là hai trong những cái nôi của văn minh thế giới. II – Vài nét mĩ thuật của một số nước châu Á 1. Mĩ thuật Ấn Độ + Ấn Độ là quốc gia rộng lớn, hình thành sớm ở Nam Á có nền văn minh phát triển rực rỡ từ 3000 năm TCN. + Ấn Độ là quốc gia có nhiều tôn giáo mạnh nhất là Ấn Độ giáo ( Đạo Hin – đu ) là nơi bắt nguồn của các loại hình : Kiến trúc, điêu khắc, hội họa. + Ngôi đền lớn thờ thần mặt trời - thần Si – va, khu thánh tích Ma-ha-ba-li Pu-ram là niềm tự hào của người Ấn Độ và là di sản văn hóa nhận loại. 2. Mĩ thuật Trung Quốc + Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, đông dân nhất thế giới, có nền văn hóa phát triển rất sớm. + Nho giáo, đạo giáo và phật giáo có ảnh hưởng lớn tới MT. + Kiến trúc: Vạn Lí Trường Thành, Cố Cung, Thiên An Môn, Di Hòa Viên Hội Họa: Các bức bích họa, Tranh lụa, tranh thủy mặc. Tiêu biểu có họa sĩ Tề Bạch Thạch ( TK 20) được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. 3. Mĩ thuật Nhật Bản + Hội họa Nhật bản hình thành và khởi sắc từ cuối thế kỉ thứ VI do có đạo phật du nhập. + Hội họa dần tạo bản sắc riêng đặc biệt là tranh khắc gỗ : Utamaro,Hokusai,hirosighe 4.Các công trình kiến trúc của Lào và Cam-pu-chia. + Thạt Luổng( 1566) là công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu + Ăng-co-Thom ( Campuchia) Thuộc loại đền núi được xây dựng với quy mô hoành tráng có sự kết hợp giữa kiến trúc và điêu khắc tinh tế hoàn mĩ . 4.4 Tổng kết GV tổ chức cho họa sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm: ? Em hãy nối sao cho đúng: a: Trung Quốc b: Núi Phú Sĩ c: Nhật Bản d: Vạn Lí Trường Thành e: Ấn Độ f: Lăng Tát Ma - ha. g: Hội họa Trung Quốc. h:Tôm HS: Trả lời theo sự hiểu biết. GV đánh giá chung tiết học. 4.5 Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết này: Về nhà học thuộc 2 câu hỏi cuối bài - Tự tìm hiểu thêm mĩ thuật các nước Châu Âu 5 – PHỤ LỤC SGK Mĩ thuật 9. SGV Mĩ thuật 9. Tranh ảnh minh hoạ .

File đính kèm:

  • docBai So luoc ve mot so nen mi thuat Chau a.doc