Giáo án Mỹ thuật Khối 8 - Bản đẹp 2 cột

I.Mục tiêu:

-Kiến thức: Hs hiểu về ý nghĩa và hình thức trang trí quạt giấy.

-Kỹ năng: Biết cách trang trí phù hợp với mỗi loại.

-Thái độ: Trang trí được một quạt giấy đẹp.

II. Nội dung bài học

Trang trí quạt giấy

III.Chuẩn bị:

 1.GV:

- Một số hình quạt trang trí khác nhau.

- Bài của hs năm trước.

2.HS:Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì,

IV.Tổ chức các hoạt động học tập:

1.Ổn định lớp: Kiểm diện hs. 2p

2.Kiểm tra miệng: Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh: 1p

3.Tiến trình bài học: 36p

 

doc62 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mỹ thuật Khối 8 - Bản đẹp 2 cột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Phụ lục: Không VI: Rút kinh nghiệm: Tuần 30: Bài 28 Tiết 30 Bài 28 MINH HỌA TRUYỆN CỔ TÍCH Vẽ tranh I.Mục tiêu: 1Kiến thức : Phát triển khả năng, tưởng tượng và biết cách minh họa truyện cổ tích. 2.Kĩ năng: Vẽ minh họa được một tình tiết trong truyện. 3.Thái độ: Hs yêu thích truyện cổ tích trong nước và thế giới. II. Nội dung học tập: Minh họa truyện cổ tích III.Chuẩn bị: 1.Giáo viên : _Một số truyện cổ tích. _Một số tranh minh họa truyện cổ tích của Hs vẽ. 2.Học sinh: _Giấy, bút chì, tẩy, màu _Sưu tầm truyện cổ tích(nếu có). IV.Tổ chức các hoạt động học tập: 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 2.Kiểm tra miệng: 5p _Gv gọi 3 Hs đính bài Tập vẽ dáng người lên bảng. _Hs nhận xét: Bố cục, hình dáng, màu sắc _Gv nhận xét bổ sung, chấm điểm. 3.Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm và chọn nội dung đề tài.5p _Gv: Cho Hs quan sát một số truyện cổ tích và đặt câu hỏi: +Tranh minh họa góp phần thể hiện điều gì? +Minh họa truyện cổ tích thường được vẽ theo lối trang trí hay vẽ tranh? +Qua tranh minh họa, người xem hình dung được điều gì? _Hs trình bày. _Gv yêu cầu Hs giới thiệu tranh sưu tầm và đưa 1 ví dụ cụ thể: Trong tranh Tấm Cám, các em có thể lựa chọn chi tiết nào để minh họa?(Tấm gọi bóng lên ăn, Tấm từ qủa thị biến ra người, Tấm trèo cây cao). Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs cách vẽ.5p _Gv: Bài vẽ này chúng ta tiến hành giống như bài vẽ tranh. _Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách tiến hành. _Hs trình bày. _Gv nhận xét kết luận,treo tranh hướng dẫn cách tiến hành cho Hs quan sát. Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs làm bài.25 _Gv: gợi ý cho Hs chọn một chi tiết nào trong truyện mà Hs thích. _Hs thực hành. _Gv gợi ý Hs vẽ hình ảnh minh họa cho chi tiết đó. Nhắc nhở Hs vẽ màu tùy ý nhưng cần có độ đậm nhạt cho tranh I. Tìm và chọn nội dung đề tài: _Tranh thể hiện rõ nội dung, làm cho truyện hấp dẫn. _Tranh được vẽ theo lối trang trí. _Tranh phản ảnh thời gian, không gian, nhân vật, trang phục, đồ vật II. Cách vẽ: _Xác định nội dung cần vẽ. _Bố cục. _Vẽ hình. _Vẽ màu. III. Thực hành: Vẽ tranh minh họa một chi tiết trong truyện cổ tích mà em thích. 4.Tổng kết: 4p _Gv đính 2, 3 tranh của Hs lên bảng. _Hs nhận xét: Hình vẽ, bố cục, nội dung tranh, màu sắc Hs khác nhận xét bổ sung. _Gv nhận xét kết luận,chấm điểm. 5.Hướng dẫn HS tự học : 1p _Tiếp tục hoàn thành bài vẽ. _Chuẩn bị bài sau:Minh họa truyện cổ tích. +Đọc trước bài, nắm nội dung chính.. V. Phụ Lục: không: VI.Rút kinh nghiệm Tiết 31 Ngày dạy:10/4/2010 Bài 30 VẼ TĨNH VẬT MÀU (LỌ HOA VÀ QUẢ) Vẽ theo mẫu I.Mục tiêu bài học: 1.kiến thức: Hs biết cách vẽ tĩnh vật màu. 2.kĩ năng: Vẽ được tranh tĩnh vật màu đơn giản theo ý thích. 3.thái độ: Hs thấy được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu. II.Chuẩn bị: 1.Gv: tranh tĩnh vật màu. _Hình gợi ý các bước vẽ hình. 2.Hs: mẫu vẽ. _Sưu tầm tranh tĩnh vật+ giấy, bút, màu. III.Phương pháp dạy học: Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thực hành IV.Tiến trình: 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện hs 2.Kiểm tra bài cũ: _Kiểm tra dụng cụ học tập của hs. 3.Giảng bài mới: Gv giới thiệu bài qua mẫu vẽ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hđ1: hướng dẫn hs quan sát- nhận xét. _Gv giới thiệu một vài tranh tĩnh vật, gợi ý cho hs nhận xét: +Tranh vẽ những gì? +Màu sắc trong tranh như thế nào? Gv yêu cầu hs bày mẫu. _Gv gợi ý giúp hs nhận xét mẫu: +Mẫu vẽ gồm có những gì? +Đặc điểm của lọ hoa, quả (hình dáng, màu sắc)? +Màu của mẫu? (lọ hoa, quả) _Hs trình bày. _Gv nhận xét kết luận. Hđ2: Hướng dẫn hs cách vẽ. -Hs quan sát mẫu trình bày cách vẽ hình như các bài VTM trước. -Gv gợi ý để hs tìm ra màu ở mẫu: màu chính, màu ở lọ và quả, độ đậm nhạt của màu Gv nhắc lại cách vẽ màu như ở hình hướng dẫn ở các bài học trước.Chú ý: ánh sáng và sự ảnh hưởng qua lại giữa các màu ở mẫu. Hđ3: Hướng dẫn hs làm bài _Gv theo dõi chung và gợi ý hs về: cách vẽ hình, vẽ mảng màu, cách tìm màu và vẽ màu. I.Quan sát- nhận xét: Vị trí của từng mẫu. Hình dáng, tỉ lệ của từng mẫu. Màu của mẫu. II.Cách vẽ màu: 1.Vẽ hình: Phác hình. Sắp xếp hình vẽ cho phù hợp. Tương quan tỉ lệ giữa các hình với nhau. 2.Vẽ màu: Vẽ phác mảng màu. Vẽ mảng đậm trước. Vẽ màu nền . III.Thực hành: Vẽ lọ hoa và quả(vẽ màu). 4.Củng cố và luyện tập: _Gv gợi ý để hs nhận xét một số bài và xếp loại theo cảm nhận riêng. _Hs nhận xét,bổ sung. _Gv tóm ý, nhận xét bài vẽ và giờ học. 5.Hướng dẫn hs tự học ở nhà: Sưu tầm tranh tĩnh vật màu. Chuẩn bị bài sau:Xé dán giấy lọ hoa và quả. +Chuẩn bị mẫu vẽ(nếu có). +Chuẩn bị giấy màu,keo,giấy A4, V.Rút kinh nghiệm: Tiết 32 Tuần 32 : Bài 31 BÀI 31 XÉ DÁN GIẤY LỌ HOA VÀ QUẢ VẼ THEO MẪU Tiết 32 I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Hs biết cách xé dán giấy lọ hoa và quả. 2. kĩ năng: Xé dán giấy được một bức tranh có lọ hoa, quả theo ý thích. 3. thái độ: Cảm nhận vẻ đẹp của tranh xé dán giấy. II. Nội dung học tập: Xé dán giấy lọ hoa và quả. III.Chuẩn bị: 1.Gv: _Tranh xé dán giấy tĩnh vật màu. 2.Hs: _Giấy màu- hồ dán. IV.Tổ chức các hoạt động học tập: 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 2.Kiểm tra miệng: 5p _Thu và nhận xét bài vẽ tĩnh vật (lọ hoa và quả). 3.Tiến trình bài học:: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG BÀI HỌC. HĐ1: Hướng dẫn hs quan sát- nhận xét. 5p _Gv giới thiệu một số tranh xé dán giấy tĩnh vật màu.Gợi ý cho hs nhận xét. +Tranh xé dán gì? +Tranh có thể xé dán bằng loại giấy gì? _Hs trình bày. _Gv gợi ý để hs nhận xét: +Cách sắp đặt lọ hoa, quả. +Đặc điểm của lọ hoa, quả. +Màu sắc của lọ hoa, quả. +Tỉ lệ các phần hoa, quả. HĐ2: Hướng dẫn hs cách xé dán giấy. 5p _Gv gợi ý cho hs tự nói lên cách xé dán. _Hs trình bày. _Gv tóm ý,lưu ý cho hs về nét tự nhiên, đường xé màu trắng khi to, khi nhỏ diễn tả hình sinh động hơn. +Xếp, dán hình như bố cục đã định. HĐ3: Hướng dẫn hs làm bài. 25p _Hs làm bài trên khổ A4. _Gv chú ý giúp hs: Chọn giấy màu. Tìm tỉ lệ của lọ hoa, quả. Cách xé hình. Cách dán I.Quan sát- nhận xét: Vị trí. Hình dáng. Màu sắc và độ đậm nhạt. II.Cách xé dán: Chọn giấy màu cho nền, cho lọ hoa, quả. Ước lượng tỉ lệ. Xé giấy thành hình. Xếp hình theo ý định. Dán hình. III.Thực hành: Xé dán giấy lọ hoa và quả. 4.Tổng kết: 4p _Gv giới thiệu một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành cho hs nhận xét. _Hs nhận xét theo cảm nhận riêng và tự xếp loại một số bài. _Gv tóm tắt, nhận xét, đánh giá chung về tiết học. 5.Hướng dẫn hs tự học: 1p Xé dán tranh tĩnh vật, con vật, phong cảnh Chuẩn bị bài sau:xé dán giấy lọ hoa và quả. +Chuẩn bị giấy vẽ,màu vẽ,bút chì V. Phụ Lục : không VI.Rút kinh nghiệm: Tiết 33 Ngày dạy: 22/4/2009 Bài 32 VẼ TRANG TRÍ I.Mục tiêu bài học: 1.kiến thức : Hs biết cách trang trí các đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật. 2. kĩ năng: Biết cách tìm bố cục khác nhau. 3. thái độ : Trang trí đựơc một đồ vật mà mình yêu thích. II.Chuẩn bị: 1.Gv: _Một số đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật cơ bản. 2.Hs: _ êke, thước, chì, giấy, màu vẽ III.Phương pháp dạy học: - Phương pháp: trực quan, quan sát, luyện tập IV.Tiến trình: 1.Ổn định tổ chức: _Kiểm diện hs. 2.Kiểm tra bài cũ: _Kiểm tra dụng cụ học tập của hs. 3.Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Hướng dẫn hs quan sát- nhận xét. _Gv cho hs kể tên một vài đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật mà các em biết. _Gv treo ĐDDH, gợi ý để hs nhận ra sự giống và khác nhau giữa trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. (- Giống: đều phải theo những cách sắp xếp chung: xen kẽ, cân đối, nhắc lại. Khác: trang trí ứng dụng không đòi hỏi phải hoàn toàn tuân theo nguyên tắc một cách chặt chẽ mà có khi đơn giản hơn, thoáng hơn hoặc cầu kỳ hơn. ). HĐ2: Hướng dẫn hs cách trang trí. _Gv hứơng dẫn hs xác định hình dáng của các đồ vật cần trang trí: cửa sổ, cửa ra vào, tường, trần, vách ngăn _HS trình bày cách trang trí như đã học ở các tiết trước. _Gv gợi ý cách tìm bố cục: Tìm trục, tìm mảng hình. Tìm họa tiết. Tìm màu để vẽ. HĐ3: Hs làm bài. _Hs thực hành trang trí đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật. _Gv theo dõi, giúp hs tìm bố cục, vẽ hình, vẽ màu theo ý thích. I.Quan sát- nhận xét: Gạch hoa lát nền. Cánh cửa. Khăn vuông. Khay II.Cách trang trí: Chọn đồ vật. Xác định hình dáng. Phác mảng hình trang trí. Tìm họa tiết và màu sắc cho phù hợp. III.Thực hành: Trang trí đồ vật có dạng hình vuông,hình chữ nhật. 4.Củng cố và luyện tập: Gv chọn một số bài có kết quả khá, gợi ý cho hs nhận xét. Hs nhận xét về bố cục,họa tiết,màu sắc, Gv nhận xét, xếp loại. 5.Hướng dẫn hs tự học ở nhà: Tiếp tục hoàn thành bài bằng màu. Chuẩn bị thi HK. V.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao an mt 8 ca nam.doc
Giáo án liên quan