Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 22: Vẽ tranh Đề tài lao động - Năm học 2010-2011

1. MỤC TIÊU

1.1.Kiến thức: Hs tìm, chọn được nội dung về lao động và biết cách vẽ tranh về lao động

 1.2.Kĩ năng: Vẽ được tranh theo ý thích

 1.3.Thái độ: Biết yêu lao động

2.TRỌNG TÂM:

_Cách chọn nội dung và cách vẽ tranh đề tài lao động

3.CHUẨN BỊ

 3.1.Giáo viên : _Một số tranh về đề tài lao động

 3.2.Học sinh: _Giấy, bút chì, màu, nội dung lao động

4.TIẾN TRÌNH

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8a1 8a2

4.2.Kiểm tra miệng:

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 22: Vẽ tranh Đề tài lao động - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22 Ngày dạy: VẼ TRANH ĐỀ TÀI LAO ĐỘNG MỤC TIÊU 1.1.Kiến thức: Hs tìm, chọn được nội dung về lao động và biết cách vẽ tranh về lao động 1.2.Kĩ năng: Vẽ được tranh theo ý thích 1.3.Thái độ: Biết yêu lao động 2.TRỌNG TÂM: _Cách chọn nội dung và cách vẽ tranh đề tài lao động 3.CHUẨN BỊ 3.1.Giáo viên : _Một số tranh về đề tài lao động 3.2.Học sinh: _Giấy, bút chì, màu, nội dung lao động 4.TIẾN TRÌNH 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8a1 8a2 4.2.Kiểm tra miệng: ?Nêu đặc điểm riêng của các trường phái hội họa Ấn tượng,Dã thú và Lập thể?(10đ) =>+Trường phái Ấn tượng:chú trọng không gian,ánh sáng và màu sắc.Luôn đưa thiên nhiên thực vào tranh vẽ của mình +Trường phái Dã thú:sử dụng màu nguyên sắc gay gắt,không diễn tả khối mà sử dụng các đường viền mạnh bạo +Trường phái Lập thể:vẽ cảnh vật thiên nhiên và con người bằng những hình kỉ ha,hình khối lập phương,hình ống .4.3.Bài mới : Giới thiệu bài : Trong cuộc sống có rất nhiều công việc với những ngành nghề khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ quan sát và thể hiện những hoạt động đó vào tranh vẽ của mình HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm chọn nội dung đề tài: _Gv cho Hs quan sát một số tranh về đề tài lao động,yêu cầu học sinh xác định nội dung từng bức tranh. _Hs quan sát tranh trả lời. _Gv hỏi: ?Ở đề tài lao động này các em có thể thể hiện những nội dung gì vào tranh vẽ của mình? _Hs trả lời từng em _Gv chốt ý:lao động trong gia đình(nấu cơm,quét nhà,chăn nuôi).công nghiệp-nông nghiệp(trong nhà máy,trên đồng ruộng),lao động thủ công(làm mộc,đan lát) _Gv: Việc học tập của các em có phải là lao động không? =>Phải.Đó là lao động trí óc _Gv: Đề tài lao động rất đa dạng và phong phú, các em có thể lựa chọn bất kì nội dung gì để thể hiện vào tranh vẽ của mình,nên chọn nội dung gần gũi với mình như học sinh trồng và chăm sóc cây xanh(giáo dục học sinh bảo vệ môi trường),các hoạt động lao động trong gia đình Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs cách vẽ tranh: ?Vẽ tranh đề tài tiến hành mấy bước? _Hs trả lời _Gv:đề tài lao động cũng thực hiện tương tự như các đề tài khác,nhưng cần chú ý bước chọn nội dung. _Gv chọn một đề tài và minh họa lên bảng để Hs tiện theo dõi,sau đó treo tranh đã vẽ màu để minh họa về cách sử dụng màu hài hòa. _Gv nhắc nhở Hs lựa chọn bất kì nội dung nào theo đúng đề tài. Bố cục phải có mảng chính, mảng phụ. Hình ảnh phải thể hiện nội dung. Vẽ màu theo cảm nhận, ý thích của mình Hoạt động 3: Hướng dẫnHs làm bài _Gv gợi ý Hs lựa chọn nội dung về học tập, vệ sinh môi trường(Giáo dục Hs ý thức bảo vệ môi trường:những người làm công việc vệ sinh môi trường rất đáng quý vì họ đã và đang góp phần cải thiện môi trường sống của chúng ta), trồng cây, công nghiệp,nông nghiệp _Hs làm bài _Gv quan sát, chỉnh sửa một số dáng người cho Hs _Hs có thể tham khảo một số dáng người trong sách giáo khoa để áp dụng vào bài vẽ của mình. I. Tìm và chọn nội dung đề tài: _Nấu cơm, chăn nuôi, làm mộc, dạy học, học tập,trồng cây II. Cách vẽ tranh: _Tìm chọn nội dung _Bố cục _Vẽ hình _Vẽ màu III. Thực hành: Vẽ một tranh về đề tài lao động theo ý thích 4.4.Củng cố và luyện tập: _Gv chọn một số bài vẽ đã hoàn thành, đính bài lên bảng.Gợi ý Hs nhận xét về: +Nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc _Học sinh nhận xét theo cảm nhận của mình. _Gv nhận xét bổ sung.Tuyên dương Hs có bài vẽ đẹp. 4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: *Bài cũ: _Về hoàn thành bài vẽ,nộp vào tiết sau. _Có thể vẽ thêm một số tranh đề tài lao động với các nội dung khác. *Bài mới: _Chuẩn bị tiết 23: Vẽ tranh cổ động +Tìm hiểu nội dung:Tranh cổ động là gì?Đặc điểm của tranh cổ động?Cách vẽ tranh cổ động? +Chuẩn bị giấy, bút chì, màu, nội dung về tranh cổ động +Sưu tầm một số tranh cổ động trên sách,báo. 5. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docMi thuat 8 de tai lao dong.doc
Giáo án liên quan