Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 22: Thưởng thức Mĩ thuật Sơ lược về Mỹ thuật hiện đại phương tây từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - Năm học 2013-2014

 

.MỤC TIÊU

 1.1.Kiến thức:

_Hs hiểu sơ lược về giai đoạn phát triển của mĩ thuật hiện đại phương Tây

 1.2.Kĩ năng:

_Bước đầu làm quen với một số trường phái hội họa hiện đại như: trường phái Ấn tượng, trường phái Dã thú, trường phái Lập thể

 1.3.Thài độ:

_Có ý thức tìm tòi, học hỏi trong nghệ thuật

2.NỘI DUNG HỌC TẬP :

_Một số trường phái hội họa mỹ thuật phương Tây cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.

3.CHUẨN BỊ

3.1.Giáo viên :

 _Tranh:”Âm nhạc”

3.2.Học sinh:

 _Đọc bài trước

4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

8a1

8a2

8a3

4.2.Kiểm tra miệng:

Gọi 3 Hs đính bài vẽ chân dung lên bảng,Gv nhận xét:

+Hình dáng+Tỉ lệ, biểu hiện tình cảm4.3.Tiến trình bài học :

*Giới thiệu bài:

Giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thế giới diễn ra nhiều sự kiện quan trọng,mỹ thuật giai đoạn này bắt đầu xuất hiện nhiều trào lưu mới,bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về một số trường phái mỹ thuật trong giai đoạn này.

 

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 22: Thưởng thức Mĩ thuật Sơ lược về Mỹ thuật hiện đại phương tây từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22 Tuần dạy: 23 Ngày dạy: 25/1/2013 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX 1.MỤC TIÊU 1.1.Kiến thức: _Hs hiểu sơ lược về giai đoạn phát triển của mĩ thuật hiện đại phương Tây 1.2.Kĩ năng: _Bước đầu làm quen với một số trường phái hội họa hiện đại như: trường phái Ấn tượng, trường phái Dã thú, trường phái Lập thể 1.3.Thài độ: _Có ý thức tìm tòi, học hỏi trong nghệ thuật 2.NỘI DUNG HỌC TẬP : _Một số trường phái hội họa mỹ thuật phương Tây cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. 3.CHUẨN BỊ 3.1.Giáo viên : _Tranh:”Âm nhạc” 3.2.Học sinh: _Đọc bài trước 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8a1 8a2 8a3 4.2.Kiểm tra miệng: Gọi 3 Hs đính bài vẽ chân dung lên bảng,Gv nhận xét: +Hình dáng+Tỉ lệ, biểu hiện tình cảm 4.3.Tiến trình bài học : *Giới thiệu bài: Giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thế giới diễn ra nhiều sự kiện quan trọng,mỹ thuật giai đoạn này bắt đầu xuất hiện nhiều trào lưu mới,bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về một số trường phái mỹ thuật trong giai đoạn này. HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội:(Hs nắm sơ lược về bối cảnh xã hội) 8p ?Giai đoạn này có những sự kiện gì nổi bật? =>Công xã Pari(1871),Chiến tranh thế giới lần thứ nhất(1914-1918),Cách mạng tháng Mười Nga(1971) _Gv:Những biến động về chính trị,xã hội đã tác động đến tâm lí con người.Cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng trong triết học,văn học,nghệ thuậtdiễn ra quyết liệt.Riêng trong mĩ thuật,đây là giai đoạn khởi đầu của các trào lưu mĩ thuật hiện đại. Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu sơ lược về một số trường phái mĩ thuật:(Hs biết thêm về một số trường phái mĩ thuật) 20p _Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 2 phút câu hỏi:”Tại sao các trường phái hội họa giai đoạn này lại lấy tên:Aán tượng,Dã thú và Lập thể?” _Các nhóm thảo luận,Gv mời 1 nhóm trả lời,các nhóm còn lại nhận xét. _Gv chốt ý: +Trường phái Aán tượng:lấy theo tên của bức tranh “Aán tượng mặt trời mọc”của Mô-nê. +Trường phái dã thú:năm 1905,trong cuộc triển lãm “Mùa thu” ở Pari của các họa sĩ trẻ,một phòng tranh đầy màu sắc rực rỡ đến chói mắt,một nhà phê bình đã thốt lên:tôi đang đứng giữa bầy dã thú.Từ đó”Dã thú” trở thành tên của trường phái hội họa mới này. +Trường phái lập thể:vì các họa sĩ dựa trên cơ sở của bản phác hình học để diễn tả tất cả:cảnh vật,dung mạo con người,nhà cửa * Trường phái Ấn tượng ?Trường phái Ấn tượng có tác phẩm nào nổi tiếng? =>Ấn tượng mặt trời mọc(Mô-nê),Hai cô gái bên bờ biển(Gô-ganh), ?Kể tên một số họa sĩ thuộc trường phái Ấn tượng? =>Mô-nê,Gô-ganh,Đờ-ga,Ma-nê ?Các họa sĩ Ấn tượng chú trọng điều gì? =>Rất chú trọng không gian,ánh sáng và màu sắc.Họ không chấp nhận lối vẽ”khuôn vàng thước ngọc”,mà muốn đưa cảnh vật và thiên nhiên thực vào tranh vẽ của mình. ?Bên cạnh hội họa Ấn tượng còn có hội họa nào? =>Tân Ấn tượng và Hậu Ấn tượng. _Gv: Về chủ đề,trường phái Ấn tượng đi vào cuộc sống đương đại,những cảnh sinh hoạt của con người và phong cảnh thiên nhiên với bảng màu trong sáng. * Trường phái Dã thú ?Tác giả tiêu biểu? =>Ma-tit-xơ,Vơ-la-manh,Van-đôn-ghen ?Cách vẽ của họ như thế nào? =>Tranh của họ không diễn tả khối,không vờn sáng mà chỉ là những mảng màu nguyên sắc gay gắt,những đường viền mạnh bạo,gay gắt. _Gv cho Hs quan sát bứa tranh “Âm nhạc”của Ma-tit-xơ để Hs thấy được cách sử dụng màu của trường phái này. -Gv:Họ sử dụng phép giản ước và cách dùng màu nguyên sắc với hy vọng sáng tạo ra một nền hội họa mới,tranh của họ có ảnh hưởng tới các họa sĩ các thế hệ sau này. *Trường phái Lập thể ?Ai là người sáng lập? =>Brac-cơ và Pi-cat-xô ?Cách diễn tả như thế nào? =>Giản lược hóa hình thể bằng những hình kỉ hà,những khối hình lập phương,khối hình ống ?Tác phẩm tiêu biểu? =>Những cô gái A-vi-nhông(Pi-cát-xô) Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs tìm hiểu đặc điểm chung của các trường phái hội họa trên:(Hs biết về đặc điểm chung của một số trường phái hội họa) 8p ?Nêu một vài đặc điểm chung? =>Học sinh trả lời 2 đặc điểm như trong sách giáo khoa. _Gv:các trường phái Ấn tượng,Dã thú và Lập thể đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của mĩ thuật hiện đại. =>Nghệ thuật chính là sự sáng tạo,không có chuẩn mực chung của cái đẹp trong mĩ thuật,vì vậy khi sáng tác chúng ta nên mạnh dạn thể hiện suy nghĩ và cá tính của mình. I. Vài nét về bối cảnh xã hội: _Là giai đoạn khởi đầu của các trào lưu hiện đại II. Sơ lược về một số trường phái mĩ thuật : Trường phái hội họa Ấn tượng: _Ấn tượng mặt trời mọc: Mô-nê (1840-1926) trưng bày năm 1874 tại Pa-ri _Pi-xa-rô (1830-1903), Đờ-ga (1834-1917) _Chú trọng không gian, ành sáng và màu sắc _Hội họa Tân Ấn tượng và Hậu Ấn tượng Trường phái hội họa Dã thú: _Ma-tít-xơ (1869-1954), Van-đôn-ghen (1877-1968) _Không diễn tả khối, không vờn sáng tối, mảng màu nguyên sắc, gay gắt, đường viền mạnh bạo, dứt khoát Trường phái hội họa Lập thể: _Brắc-cơ (1882-1963), Pi-cát-xô (1880-1973) _Giản lược hóa hình thể bằng hình kỉ hà, khối hình lập phương, khối hình ống _Những cô gái A-vi-nhông (Pi-cát-xô) III. Đặc điểm chung các trường phái hội họa trên: _Không chấp nhận lối vẽ kinh điển, phải chân thực _Đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền mĩ thuật hiện đại 4.4.Tổng kết: ?Nêu đặc điểm riêng của các trường phái hội họa Ấn tượng,Dã thú và Lập thể? =>+Trường phái Ấn tượng:chú trọng không gian,ánh sáng và màu sắc.Luôn đưa thiên nhiên thực vào tranh vẽ của mình. +Trường phái Dã thú:sử dụng màu nguyên sắc gay gắt,không diễn tả khối mà sử dụng các đường viền mạnh bạo +Trường phái Lập thể:vẽ cảnh vật thiên nhiên và con người bằng những hình kỉ ha,hình khối lập phương,hình ống 4.5.Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học tiết này: _Học nội dung bài,chú ý đặc điểm riêng của 3 trường phái hội họa được nhắc đến trong bài _Sưu tầm một số tranh về các trường phái đã học *Đối với bài học tiết sau: _Chuẩn bị bài: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa ấn tượng +Sưu tầm tranh,ảnh về tác phẩm tiêu biể của trường phái hội họa ấn tượng +Xem trước nội dung bài 5. PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docSo luoc Mi thuat hien dai phuong tay.doc
Giáo án liên quan