Giáo án môn Toán Tuần 2 Lớp 3 Trường Tiểu học Hoà Bình

A- Mục tiêu:

- Giúp học sinh biết cách tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc hàng trăm.

- Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.

B- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1- Giới thiệu phép trừ 432 – 215

- Giáo viên nêu phép tính 432 – 215 = ?

- Cho học sinh đặt tính dọc rồi hướng dẫn thực hiện:

“2 không trừ được cho 5, ta lầy 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1, 1 thêm 1 bằng 2; 3 trừ 2 bằng 1, viết 1, 4 trừ 2 bằng 2 viết 2”

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán Tuần 2 Lớp 3 Trường Tiểu học Hoà Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn:…../… …../……../2008 Ngày giảng:.. ../……../…..…/2008 Toán: Trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần) Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc hàng trăm. Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giới thiệu phép trừ 432 – 215 Giáo viên nêu phép tính 432 – 215 = ? Cho học sinh đặt tính dọc rồi hướng dẫn thực hiện: “2 không trừ được cho 5, ta lầy 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1, 1 thêm 1 bằng 2; 3 trừ 2 bằng 1, viết 1, 4 trừ 2 bằng 2 viết 2” Như vậy: 432 – 215 = 217 1 học sinh đọc to lại cách tính phép trừ trên (lớp theo dõi) Giáo viên lưu ý: phép trừ này khác phép trừ đã học, đó là phép trừ có nhớ ở hàng chục. Giới thiệu phép trừ 627 – 143 Thực hiện như trên, lưu ý ở hàng đơn vị: 7 trừ 3 bằng 4 (không nhớ) nhưng ở hàng chục: 2 không trừ được cho 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8 (có nhớ 1 ở hàng trăm) Thực hành: Bài 1: Yêu cầu học sinh thực hiện như lý thuyết, tính đúng rồi ghi kết quả vào chỗ trống. Giáo viên cho học sinh đổi chéo vở để chữa bài. Lưu ý phép trừ có nhớ 1 ở hàng chục, chẳng hạn: 541 127 414 783 356 427 Bài 2: Yêu cầu học sinh làm như bàI 1. Lưu ý phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục, chẳng hạn: 746 295 451 555 160 395 Bài 3: Học sinh tự làm (củng cố ý nghĩa của phép trừ) Bài 4: Cho học sinh nêu bài toán rồi học sinh tự làm và ghi bài giải vào vở – cho học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau. Củng cố – dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học Học sinh về nhà thực hiện lại cách tính trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần) và làm các bài tập còn lại. ---------- a & b ------------ Ngày soạn:… …../……../2008 Ngày giảng:.. …./…..…/2008 Toán: Luyện tập Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kỹ năng tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần hoặc không có nhớ) Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép cộng, phép trừ. Các hoạt động dạy học: Bài 1: Học sinh tự làm – Giáo viên cho học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài làm rồi chữa bài (lưu ý các phép trừ có nhớ, có thể cho học sinh nêu miệng cách tính ở một phép tính có nhớ nào đó). Bài 2: Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính: 542 318 224 660 251 409 727 272 455 404 184 220 Bài 3: Yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào ô trống. Giáo viên cho học sinh nêu cách tìm kết quả của mỗi cột, chẳng hạn ở cột 2: “Muốn tìm số bị trừ ta lấy số trừ cộng với hiệu” 246 + 125 = 371, vậy điền được số bị trừ là 371… Bài 4: Học sinh tự nêu bài toán theo tóm tắt) rồi giải. Bài 5: Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài rồi tự giải. (Phép tính 165 – 84 có thể đặt thành cột dọc ở vở nháp rồi tính ở bàI giải thì ghi thành hàng ngang như trên). Dặn dò: Về nhà làm các bài tập còn lại. ---------- a & b ------------ Ngày soạn:… …../……../2008 Ngày giảng:.. …./…..…/2008 Toán: Ôn tập các bảng nhân Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố các bảng nhân đã học (bảng nhân 2, 3, 4, 5); Biết nhân nhẩm với số tròn trăm. Củng cố cách tính giá trị biểu thức, tính chu vi hình tam giác và giải toán. Hoạt độngdạy học: Bài 1: Củng cố bảng nhân 2, 3, 4, 5. Học sinh tự ghi nhanh kết quả phép tính. Giáo viên có thể hỏi miệng thêm một số công thức khác: 3 x 6, 3 x 2, 2 x 7, 2 x 10, 4 x 5, 4 x 6, 5 x 5, 5 x 8 - Có thể liên hệ: 3 x 4 = 12, 4 x 3 = 12, vậy 3 x 4 = 4 x 3 Giới thiệu nhân nhẩm với số tròn trăm: Giáo viên cho học sinh tính nhẩm (theo mẫu): 200 x 3 = 600 Học sinh tự tính nhẩm các pháp tính còn lại (nêu miệng cách nhẩm) chỉ cần viết ngay kết quả. Bài 2: Yêu cầu học sinh tính gia trị của biểu thức: 4 x 3 + 10 = 12 + 10 = 22 Học sinh tự tính các bàI còn lại. Lưu ý: Viết cách tính giá trị của biểu thức thành hai bước như mẫu, không nên viết: 4 x 3 + 10 hoặc: 4 x 3 + 10 = 12 + 10 = 22 = 12 + 10 = 22 Chưa yêu cầu học sinh dùng thuật ngữ “biểu thức” (sẽ học cuối kì I). Bài 3: Củng cố ý nghĩa phép nhân, học sinh tự giải vào vở Bài 4: Củng cố cách tính chu vi hình tam giác, học sinh tự làm. Học sinh có thể tính tổng: 100 + 100 + 100 = 300 (cm) Hoặc có thể viết thành phép nhân: 100 x 3 = 300 (cm) A Bài giải: Chu vi hình tam giác ABC là: 100 + 100 + 100 = 300 (cm) 100 cm 100 cm Hoặc: 100 x 3 = 300 (cm) ĐS: 300 (cm) B C 100 cm Dặn dò: Về nhà làm các bài tập còn lại. ---------- a & b ------------ Ngày soạn:… …../……../2008 Ngày giảng:.. …./…..…/2008 Toán: Ôn tập các bảng chia Mục tiêu: Ôn tập các bảng chia (chia cho 2, 3, 4, 5) Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4 (phép chia hết) Hoạt động dạy học: Bài1:Cho HS tính nhẩm (nêu kết quả phép tính dựa vào bảng nhân, chia đã học). - Giáo viên lưu ý: Qua phép tính, học sinh thấy được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ một phép nhân ta được 2 phép chia tương ứng, chẳng hạn: từ 3 x 4 = 12 có: 12 : 3 và 12 : 4 Bài 2: Giáo viên giới thiệu tính nhẩm phép chia 200 : 2 = ? 200 : 2 nhẩm là: “200 chia cho 2 được 1 trăm”, hay 200 : 2 = 100 - Tương tự làm các phép tính: 300 : 3 = 100 Cho học sinh tự làm các phép tính: 400 : 2 = 200, 600 : 3 = 200, 800 : 4 = 200 Bài 3: Cho học sinh đọc kỹ đề bài rồi giải bài toán (đây là bài toán chia thành các phần bằng nhau, muốn tìm số cốc ở mỗi hộp ta lấy số cốc (24) chia cho số hộp (4). Bải giải: Số cốc trong mỗi hộp là: 24 : 4 = 6 (cốc) Bài 4: Học sinh có thể trả lời miệng, chẳng hạn: Số 28 là kết quả của phép tính 4 x 7 hoặc của phép tính 24 + 4 ….. Củng cố – dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học Về nhà ôn lại bài và làm bài tập ở vở bài tập. ---------- a & b ------------ Ngày soạn:… …../……../2008 Ngày giảng:.. …./…..…/2008 Toán: Luyện tập Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị, giảI toán có lời văn. Rèn kỹ năng xếp, ghép hình đơn giản. Các hoạt động dạy học: Bài 1: Yêu cầu học sinh tính được giá trị của biểu thức và trình bày theo 2 bước, chẳng hạn: 5 x 3 + 132 = 15 + 132 = 147 32 : 4 + 106 = 8 + 106 = 114 20 x 3 : 2 = 60 : 2 = 30 BàI 2: Học sinh có thể trả lời: “Đã khoanh và 1/4 số con vịt ở trong hình a” (có 4 cột, khoanh vào 1 cột) Lưu ý: Chưa yêu cầu tìm số vịt cần khoanh bằng cách lấy 12 chia cho 4 hoặc chia cho 3. BàI 3: Nhằm củng cố ý nghĩa phép nhân, học sinh tự giảI và trình bày: Số học sinh ở 4 bàn là: 2 x 4 = 8 (học sinh) ĐS: 8 (hs) Bài 4: yêu cầu học sinh tự xếp được hình “cái mũ” Củng cố – dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học, Học sinh làm phần bài tập ở vở bài tập. Ký duyệt:

File đính kèm:

  • docTOAN LOP 3 TUAN 2 .doc
Giáo án liên quan