Giáo án môn Thể dục Khối 8 - Tiết 29: Nhảy cao - Chạy bền

I.NHIỆM VỤ:

 -Tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” và nâng cao thành tích.

 -Chạy bền: Trò chơi “Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức”.

II.YÊU CẦU:

 -HS nghiêm túc, trật tự trong giờ học, thực hiện động tác đúng chính xác, tích cực và tự giác.

 -Phối hợp đúng kỹ thuật 4 giai đoạn của nhảy cao. Chú ý giai đoạn chạy đà-giậm nhảy cần thực hiện dứt khoát, kết hợp đá thẳng chân lăng, qua xà khéo léo, có động tác gập thân, phối hợp đánh tay hợp lý,cố gắng từng bước nâng cao thành tích nhảy cao kiểu “Bước qua” (nam đạt từ 1.1m – 1.2m; nữ đạt từ 0.9m – 1m).

 -Tham gia tích cực, đúng luật trò chơi “Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức” nhằm phát triển sức bền. Giáo dục tinh thần đoàn kết, dũng cảm khi vượt chướng ngại vật.

 III.ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN:

 -Sân tập.

 -Còi, vôi bột, cờ hiệu, 2 quả bóng, cọc xà nhảy cao, tranh ảnh nhảy cao.

IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

 

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Thể dục Khối 8 - Tiết 29: Nhảy cao - Chạy bền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-TỔ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . -BÀI SOẠN: Số -TUẦN:15 -THỜI GIAN: 45 Phút -TIẾT: 29 -NGÀY SOẠN: . . . . . . . . . . . . . . . -NGÀY DẠY: . . . . . . . . . . . . . . . . I.NHIỆM VỤ: -Tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” và nâng cao thành tích. -Chạy bền: Trò chơi “Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức”. II.YÊU CẦU: -HS nghiêm túc, trật tự trong giờ học, thực hiện động tác đúng chính xác, tích cực và tự giác. -Phối hợp đúng kỹ thuật 4 giai đoạn của nhảy cao. Chú ý giai đoạn chạy đà-giậm nhảy cần thực hiện dứt khoát, kết hợp đá thẳng chân lăng, qua xà khéo léo, có động tác gập thân, phối hợp đánh tay hợp lý,cố gắng từng bước nâng cao thành tích nhảy cao kiểu “Bước qua” (nam đạt từ 1.1m – 1.2m; nữ đạt từ 0.9m – 1m). -Tham gia tích cực, đúng luật trò chơi “Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức” nhằm phát triển sức bền. Giáo dục tinh thần đoàn kết, dũng cảm khi vượt chướng ngại vật. III.ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN: -Sân tập. -Còi, vôi bột, cờ hiệu, 2 quả bóng, cọc xà nhảy cao, tranh ảnh nhảy cao. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: PHẦN NỘI DUNG TG LVĐ YÊU CẦU VÀ CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHƯƠNG PHÁP BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LỚP I. MỞ ĐẦU: 1.Nhận lớp: 2.Phổ biến NV-YC: 3.Khởi động: a.Khởi động chung: -Tại chỗ xoay các khớp: b.Khởi động CM: -Tại chỗ đá lăng trước, sau, sang ngang. -Chạy bước nhỏ: -Chạy nâng đùi: -Chạy đá gót chạm mông: -Chạy tăng tốc: 4.Kiểm tra bài cũ: 8-10 ph 2 x 8 nh 8-10 lần 8 -10m 8 -10m 8 -10m 15-20m 2 HS -Cán sự tập hợp lớp, điểm số, báo cáo sĩ số. -Giáo viên ghi nhận HS vắng, tình trạng sức khỏe HS, kiểm tra vệ sinh sân tập, trang phục, dụng cụ. -Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Học sinh nghiêm túc, tích cực, chú ý lắng nghe. -Nội dung yêu cầu như tiết học trước. -Yêu cầu tích cực, đều. -Nội dung yêu cầu như tiết học trước. -Yêu cầu chân chống đỡ thẳng, khi đá lăng (chân giữ thẳng gối, bàn chân móc lại hình bàn cuốc) chân trụ theo đà kiểng gót, giữ thăng bằng khi thực hiện. -Yêu cầu thực hiện đúng kỹ thuật và cự ly quy định. -Gọi học sinh thực hiện phối hợp 4 giai đoạn nhảy cao kiểu “Bước qua”. -Yêu cầu: Phối hợp đúng kỹ thuật 4 giai đoạn của nhảy cao, kết hợp đá thẳng chân lăng, gập thân khi qua xà, đánh tay hợp lý. xxxxxxxxxxx Đội hình 4 hàng xxxxxxxxxxx ngang cự li hẹp. xxxxxxxxxxx v xxxxxxxxxxx -Đội hình 4 hàng ngang, cự ly rộng đứng so le khởi động. Cán sự hướng dẫn lớp khởi động chung theo nhịp đếm. GV theo dõi nhắc nhở HS cả lớp thực hiện tích cực. -Đội hình khởi động CM: -Học sinh thực hiện, học sinh phía dưới theo dõi, GV gọi nhận xét, sau đó GV nhận xét chung cả lớp rút kinh nghiệm. GV ghi điểm công khai. II. CƠ BẢN: 1.Nhảy cao: -Hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” và nâng cao thành tích. +Chạy đà: +Giậm nhảy: +Qua xà: +Tiếp đất: 2.Chạy bền: -Trò chơi “Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức”. -Chuẩn bị: -Cách chơi: -Các trường hợp phạm quy: 28-30 ph 23 -25 ph 3-5 lần 7-9 bước 5-7 phút -Yêu cầu: Phối hợp đúng kỹ thuật 4 giai đoạn của nhảy cao. Chú ý giai đoạn chạy đà-giậm nhảy cần thực hiện dứt khoát, kết hợp đá thẳng chân lăng, gập thân khi qua xà, đánh tay hợp lý. -Chạy nhịp nhàng, mắt nhìn điểm giậm nhảy, tay phối hợp đánh tự nhiên trước sau, bước cu ối cùng 2 tay đưa nhanh ra sau. -Yêu cầu: Giậm đúng vào điểm giậm nhảy, gót bàn chân giậm nhảy chạm điểm giậm nhảy trước, sau đó lăng cả bàn chân, dùng sức mạnh của bàn chân, khớp gối ấn mạnh xuống đất và bật cao phối hợp đồng bộ đá lăng và đánh tay cùng lúc. Giai đoạn này thân người hơi ngã ra sau, giậm nhanh mạnh bật người lên cao. -Yêu cầu: Cần hết sức khéo léo đá cao chân lăng (thẳng gối) bàn chân móc lại, chân lăng qua xà trước, người nhảy cần vặn thân trên theo hướng nhìn vào xà để tiếp tục đá cao chân giậm qua xà được dễ dàng. Ngoài ra cần gập nhanh thân trên khi qua xà, hết sức khéo léo tránh để mông, tay chạm vào xà. -Yêu cầu: Chân lăng tiếp đất trước có động tác khuỵu gối giảm chấn động có hại đến cơ thể, sau đó chân giậm tiếp đất. *Yêu cầu: Tham gia chơi tích cực, đúng luật, giáo dục tinh thần dũng cảm khi vượt chướng ngại vật, liên hệ thực tế trong cuộc sống. -Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau tối thiểu 1.5m, mỗi vạch dài 4-5m. cách vạch xuất phát về phía trước của mỗi đội kẻ 4 vạch song song, mỗi vạch dài 0.5m. Vạch thứ nhất cách vạch xp: 5m, vạch thứ hai cách vạch thứ nhất: 2m, vạch thứ ba cách vạch thứ hai: 3m, vạch thứ tư cách vạch thứ ba: 2m. Cách vạch thứ tư về phía trước khoảng cách 1.5m lần lượt đặt 2 quả bóng (không cao quá 0.3m), cách quả bóng thứ hai 3m cắm 1 cờ chuẩn. *Tuỳ theo địa điểm cho phép và số lượng học sinh, có thể tổ chức chơi theo 2-4 đội. Mỗi đội tập hợp thành 1 hàng dọc sau vạch xp và thẳng hướng với cờ. Số người của các đội phải bằng nhau về số lượng và tỉ lệ giới tính. Những em số 1tiến vào vị trí xp, thực hiện tư thế chuẩn bị xp cao. -Khi có lệnh, những em số 1 của mỗi hàng chạy nhanh về trước, sau đó nhảy qua đoạn 2m thứ nhất tiếp theo chạy thêm 3m rồi nhảy qua đoạn 2m thứ hai sau đó lần lượt nhảy qua 2 quả bóng, chạy vòng qua cờ chuẩn rồi chạy ngược lại và cũng lần lượt vượt qua các chướng ngại vật quy định. Đến vạch xp đưa tay chạm bạn số 2 , sau đó đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi số 1xuất phát em số 2 tự động tiến vào vạch xp chờ khi bạn số 1 chạm tay, nhanh chống thực hiện như số 1 đã thực hiện. Trò chơi tiếp tục lần lượt như vậy cho đến em cuối cùng, đội nào xong trước, ít phạm quy là đội thắng. -Xuất phát trước lệnh hoặc chạy trước khi bạn chạm tay. Không vượt qua được các đoạn quy định, không vòng qua cờ, khi XP chân chạm vào vạch xp. -GV giảng giải, phân tích động tác, nêu động tác sai thường mắc. Sau đó cho lớp chia nhóm tập luyện (nam riêng, nữ riêng) cán sự điều khiển, GV quan sát, sửa sai từng em. -Đội hình: nhóm nữ -Đội hình: nhóm nam -Đội hình: q q 3 m v v 1.5m u u 2m 3 m 2 m 5 m XP x š CB xxxxxxx šššššš xxxxxxx šššššš III. KẾT THÚC: 1/Củng cố: 2/Thả lỏng: 3/Nhận xét: -Đánh giá: -Dặn dò: +Bài tập về nhà +Nội dung tiết sau 4/Xuoáng lôùp: 5 phút 2-4 hs 2 phút 2-3 phút -Gọi học sinh thực hiện phối hợp 4 giai đoạn nhảy cao kiểu “Bước qua”. -Yêu cầu: Phối hợp đúng kỹ thuật 4 giai đoạn của nhảy cao, kết hợp đá thẳng chân lăng, gập thân khi qua xà, đánh tay hợp lý. -Đội hình vòng tròn thả lỏng, cán sự hô nhịp vừa đi vừa hít thở thả lỏng. -Thái độ học tập của HS, khả năng tiếp thu bài, trang phục, dụng cụ, vệ sinh. -Tinh thần thái độ học tập, trật tự, kỷ luật, kỹ năng vận động. -Về nhà tập luyện: Nhảy cao: phối hợp 4 giai đoạn nhảy cao; Chạy bền: thường xuyên luyện tập hàng ngày nâng cao sức bền. -Như nội dung tiết 28 và chuẩn kiểm tra. -Cả lớp đồng thanh hô to rõ. -Học sinh trật tự theo dõi và nhận xét. GV nhận xét rút kinh nghiệm chung. -Đội hình thả lỏng: -Xếp loại tiết học ghi ký sổ đầu bài. -Đội hình 4 hàng ngang ngồi, GV nhận xét đánh giá hướng dẫn HS bài tập về nhà, dặn nội dung tiết sau. xxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxx v xxxxxxxxxxx -GV hô: “Thể dục”, HS hô: “Khỏe”. BỔ SUNG GIÁO ÁN: 29 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docSÔ 29.doc