I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết: Nêu được các biện pháp bảo vệ da.
- Hiểu: Giải thích được cơ sở khoa học các biện pháp bảo vệ và rèn luyện da.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
* Giáo dục BVMT:
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở, nơi công cộng.
II. TRỌNG TÂM: Phòng chống bệnh ngoài da.
III. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: các biện pháp khoa học để bảo vệ da.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK để biết được những thói quen xấu làm ảnh hường đến da. Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.Kĩ năng ứng xử giao tiếp trong khi thảo luận.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Dạy học nhóm. Động não. Giải quyết vấn đề. Hỏi chuyên gia.
- Khăn trải ban. Trình bày 1 phút.
V. ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh các bệnh về da: Ghẻ, chàm, vảy nến, phỏng.
2. Học sinh:
- SGK, Vở ghi
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Da có cấu tạo và chức năng như thế nào ?
2. Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tiết 44, Bài 42: Vệ sinh da - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 8C. Tiết TKB: Ngày giảng: .tháng năm 2014. Sĩ số: 20. Vắng: .......
TIẾT 44. BÀI 42:
VỆ SINH DA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết: Nêu được các biện pháp bảo vệ da.
- Hiểu: Giải thích được cơ sở khoa học các biện pháp bảo vệ và rèn luyện da.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
* Giáo dục BVMT:
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở, nơi công cộng.
II. TRỌNG TÂM: Phòng chống bệnh ngoài da.
III. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: các biện pháp khoa học để bảo vệ da.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK để biết được những thói quen xấu làm ảnh hường đến da. Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.Kĩ năng ứng xử giao tiếp trong khi thảo luận.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Dạy học nhóm. Động não. Giải quyết vấn đề. Hỏi chuyên gia.
- Khăn trải ban. Trình bày 1 phút.
V. ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh các bệnh về da: Ghẻ, chàm, vảy nến, phỏng.
2. Học sinh:
- SGK, Vở ghi
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Da có cấu tạo và chức năng như thế nào ?
2. Bài mới:
Vào bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
Giải thích vì sao cần phải bảo vệ da
- Yêu cầu học sinh, đọc thông tin ô mục I, thảo luận nhóm, trả lời 2 câu hỏi trong
- Cá nhân đọc thông tin, thảo luận nhóm
I. Bảo vệ da
Da bẩn:
SGK trong 3’
- Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung.
- Giải thích nguyên nhân bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì; không dùng tay bẩn nặn sẽ gây mủ
- GV chốt lại
- Đại diện phát biểu, bổ sung,
- Nghe giáo viên bổ sung, h hoàn chỉnh nội dung.
- HS ghi vở
- Môi trường cho vi khuẩn phát triển.
- Hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi.
- Da bị xây xát dể bị viêm nhiễm.
- Cần giữ da sạch và tránh bị xây xát để bảo vệ da.
HOẠT ĐỘNG 2:
Tìm hiểu các nguyên tắc và phương pháp rèn luyện da
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bài tập tr134 trong 5’.
- Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung.
- Bổ sung hoàn chỉnh nội dung.
- Gv chốt lại
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bài tập tr135 trong 5’.
- Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung.
- Bổ sung hoàn chỉnh nội dung.
- Gv chốt lại
- Cá nhân đọc thông tin, thảo luận nhóm.
- Đại diện phát biểu, bổ sung.
- Nghe gv thuyết trình hoàn chỉnh nội dung
- HS ghi vở
- Cá nhân đọc thông tin, thảo luận nhóm.
- Đại diện phát biểu, bổ sung.
- Nghe gv thuyết trình hoàn chỉnh nội dung
- HS ghi vở
II. Rèn luyện da
- Cơ thể là một khối thống nhất, khi rèn luyện cơ thể cũng là rèn luyện da.
- Các hình thức rèn luyện da: + Tập chạy buổi sáng; Tắm nắng lúc 8 – 9 giờ sáng; Lao động chân tay vừa sức; Tham gia thể thao buổi chiều; Xoa bóp.
- Nguyên tắc rèn luyện:
+ Luyện tập phải từ từ, nâng dần sức chịu đựng.
+ Luyện tập phù hợp với sức khỏe từng người.
+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
HOẠT ĐỘNG 3:
Tìm hiểu các biện pháp phòng chống bệnh ngoài da
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bảng 42-2 tr 135 SGK
- Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung.
* GD BĐKH:
- Có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ đúng cách để không mắc bệnh ngoài da.
- GV chốt lại
- Cá nhân đọc thông tin, quan sát tranh, thảo luận nhóm.
- Đại diện phát biểu, bổ sung.
- Nghe giáo viên thuyết trình hoàn chỉnh nội dung
- HS ghi vở
III. Phòng chống bệnh ngoài da
- Các bệnh ngoài da: Do vi khuẩn, do nấm, bỏng do nhiệt, điện, hóa chất
- Phòng bệnh: Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường. Tránh để da bị xây xát, bị phỏng.
- Trị bệnh: dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Củng cố:
- Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
4. Dặn dò:
- Đọc mục “Em có biết”. Xem trước nội dung bài 43.
File đính kèm:
- SINH 8 BAI 42 TICH HOP GD BDKH.doc