Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Điệp

A. Chuẩn bị chung:

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - HS hiểu được công nghệ tế bào là gì? Trình bày được công nghệ tế gồm những công đoạn chủ yếu nào và hiểu được tại sao cần thực hiện các công đoạn đó.

 - Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.

 2. Kĩ năng: phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.

 3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ giới sinh vật.

II. Trọng tâm-phương pháp

 1. Trọng tâm: Chủ yếu phần 2

 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm.

III. Chuẩn bị:

 1. GV: - Tranh vẽ H 31 SGK.

 - Tư liệu các thành tựu về nhân giống vô tính và nuôi cấy mô trong ống nghiệm.

 2. HS: Nghiên cứu bài trả lời câu hỏi phần lệnh SGK.

B. Tiến trình DH:

 I. Ổn đinh tổ chức (1p)

 II. Giảng bài mới (39p)

 1. Mở bài: Di tuyền học có ứng dụng rất lớn trong đời sống của con người cũng như trong các ngành khoa học kĩ thuật, đó là những ứng dụng nào? Ta nghiên cứu bài mới.

 2. Bài giảng:

I. Hoạt động 1: Khái niệm công nghệ tế bào

 Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm công nghệ tế bào và nắm được các công đoạn

 

doc133 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Điệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So sánh, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức . - Hoạt động nhóm và trình bày. 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống. II. Trọng tâm - phương pháp: 1. Trọng tâm: nội dung các bảng. 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Bảng phụ bảng 63.1 -> bảng 63.6 SGK/188->189. - Máy chiế. 2. HS: - Bút dạ, giấy khổ lớn. - Nghiên cứu bài trả lời câu hỏi phần lệnh SGK. B. Tiến trình DH: I. Ổn đinh tổ chức (1p) Kiểm tra sĩ số II. Giảng bài mới (39p) 1. Mở bài: Chúng ta đã nghiên cứu song phần sinh vật và môi trường. Hôm nay, chúng ta hệ thống lại toàn bộ nội dung cơ bản của phần sinh vật và môi trường. I. Hoạt động1: Hệ thống hoá kiến thức Mục tiêu: HS hệ thống hoá từng đơn vị kiến thức, lấy được VD để chứng minh. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 25p I. Hoạt động1: Hệ thống hoá kiến thức - Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một nội dung bảng từ bảng 63.1 63.6. - Khái quát lại bằng bảng kiến thức đúng. - Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến ghi vào giấy khổ to hoặc phim trong (nếu có) - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bảng 63.1: Môi trường và các nhân tố sinh thái Môi trường Nhân tố sinh thái ( Vô sinh và hữu sinh) Ví dụ minh hoạ Môi trường nước - Nhân tố sinh thái vô sinh. - Nhân tố sinh thái hữu sinh. - Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... - Động vật, thực vật. Môi trường trong đất - Nhân tố sinh thái vô sinh. - Nhân tố sinh thái hữu sinh - Độ ẩm. nhiệt độ. - Động vật, thực vật Môi trường trên mặt đất- không khí - Nhân tố sinh thái vô sinh. - Nhân tố sinh thái hữu sinh - Độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng. - Động vật, thực vật, người. Môi trường sinh vật - Nhân tố sinh thái vô sinh. - Nhân tố sinh thái hữu sinh - Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng. - Động vật, thực vật, người. Bảng 63.2: Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái Nhân tố sinh thái Nhóm thực vật Nhóm động vật Ánh sáng - Nhóm cây ưa sáng - Nhóm cây ưa bóng - Nhóm động vật ưa sáng - Nhóm động vật ưa tối Nhiệt độ - Thực vật biến nhiệt - Động vật biến nhiệt - Động vật hằng nhiệt Độ ẩm - Thực vật ưa ẩm - Thực vật chịu hạn - Động vật ưa ẩm - Động vật ưa khô Bảng 63.3: Quan hệ cùng loài và khác loài Quan hệ Cùng loài Khác loài Hỗ trợ - Quần tụ cá thể - Cách li cá thể - Cộng sinh - Hội sinh. Cạnh tranh - Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở - Cạnh tranh trong mùa sinh sản - Ăn thịt nhau - Cạnh tranh - Kí sinh, nửa kí sinh - Sinh vật ăn sinh vật khác. Bảng 63.4: Hệ thống hoá các khái niệm Khái niệm Định nghĩa Ví dụ minh hoạ Quần thể Là tập hợp những cá thể cùng loài sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản. Quần thể cây lúa, quần thể tre, quần thể cá voi.. Quần xã Là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong quần xã thích ghi với môi trường sống. Quần xã ao, quần xã rừng Cúc Phương, Quần xã ruộng lúa Cân bằng sinh học Là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học TV phát triển ® Sâu ăn TV tăng ® Chim ăn sâu tăng ®Sâu ăn TV giảm. Hệ sinh thái Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống. Trong đó các sinh vật luôn có tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái biển Chuỗi thức ăn Là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích vừa là sinh vật tiêu thụ vừa là sinh vật bị tiêu thụ Rau ® Sâu ® Chim ăn sâu Lưới thức ăn Là các chuỗi thức ăn có mắt xích chung Rau® Sâu®Chim ăn sâu Thỏ ® Đại bàng Bảng 63.5: Các đặc trưng của quần thể Các đặc trưng Nội dung cơ bản Ý nghĩa sinh thái Tỉ lệ đực/ cái Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực/ cái là: 1 : 1 Cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể. Thành phần nhóm tuổi Quần thể gồm các nhóm tuổi: + Nhóm tuổi trước sinh sản + Nhóm tuổi sinh sản. + Nhóm tuổi sau sinh sản Tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể. Quyết địng mức sinh sản quần thể. Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể Mật độ quần thể Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Phản ánh mối quan hệ trong quần thể và có ảnh hưởnh tới các đặc trưng khác của quần thể. Bảng 63.6: Các dấu hiệu điển hình của quần xã Đặc điểm Các chỉ số Thể hiện Số lượng các loài trong quần xã Độ đa dạng Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. Độ nhiều Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã Độ thường gặp Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát. Thành phần loài trong quần xã Loài ưu thế Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã Loài đặc trưng Loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. II. Hoạt động 2: Câu hỏi ôn tập Mục tiêu: HS trả lời được 1 số câu hỏi có tính hệ thống hoá kiến thức. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p II. Câu hỏi ôn tập - Cho HS tìm hiểu các câu hỏi tr 190 sgk. - Yêu cầu thảo luận trong 10p trả lời câu 4, 5. Các câu còn lại HS tự trả lời. - Khái quát lại. - HS thảo luận theo bàn, thống nhất ý kiến. - Đại diện HS trả lời, lớp nhật xét. Câu hỏi 4: Phân biệt quần xã và quần thể Quần thể Quần xã 1. Thành phần sinh vật Tập hợp cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh. Tập hợp các cá thể khác loài cùng sống trong một sinh cảnh. 2. Thời gian sống Sống trong cùng một htời gian. Được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài. 3. Mối quan hệ Chủ yếu là thích ghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở và đặc biệt là sinh sản nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể. Mối quan hệ sinh sản trong quần thể. Mối quan hệ giữa các quần thể thành một thể thống nhất nhờ quan hệ sinh thái hỗ trợ và đối địch. Câu hỏi 5: Điền nhữmg cụm từ thích hợp vào các ô ở sơ đồ chuỗi thức ăn và giải thích. VD: Cỏ ® Thỏ ® Cáo ® Vi sinh vật. Thỏ ăn cỏ và là thức ăn của cáo và si sinh vật. Cáo ăn thỏ và là thức ăn của vi sinh vật. & 3. Củng cố - Luyện tập (3p) Nhắc lại các kiến thức trọng tâm: + Dấu hiệu nhận biết quần thể, quần xã so với 1 tập hợp ngẫu nhiên. + Hệ sinh thái: cách thành lập chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. + Xử lí các tình huống trong vận dụng luật bảo vệ môi trường. 4. Dặn dò(1p) - HS ôn tập phần sinh vật và môi trường để kiểm tra học kỳ II. - Trả lời các câu hỏi (nếu chưa hoàn thành) - Ôn tập bài 44, 49, 50, 58, 59, 60. C. Rút kinh nghiệm: Tuần 36 Ngày soạn: 11/5/2014 Ngày dạy: .................. Tiết 70: KIỂM TRA HỌC KÌ II A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố nội dung kiến thức chương I, Chương II, Chương III và chương IV của phần 2: Sinh vật và môi trường. - Kiểm tra nhận thức của học sinh. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh. 2. Kĩ năng: Khái quát hoá và tư duy độc lập. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập. B.Tiến trình DH I. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số II. Giảng bài mới 1. Xây dựng ma trận Cấp độ Chủ đề Các mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp thấp Vận dụng cấp cao TN TL TN TL TN TL TN TL Sinh vật và môi trường Biểu hiện của quan hệ đối địch Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật Câu 1 Câu 5 2 câu 2,5điểm = 25% 0,5 điểm = 5% 2 điểm =20% Hệ sinh thái Các thành phần của hệ sinh thái Xây dựng chuỗi thức ăn Câu 2 Câu 6 2 câu 2,5điểm = 25% 0,5 điểm = 5% 2 điểm = 20% Con người, dân số và môi trường Tác động của con người đến MT Câu 3 1 câu 0,5điểm = 5% 0,5 điểm = 5% Bảo vệ môi trường - Nguồn tài nguyên tái sinh. - Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng. - Vấn đề ô nhiễm môi trường Câu 4 Câu 7+ Câu 8 3 câu 4,5điểm = 45% 0,5 điểm = 5% 4 điểm = 40% Tổng 2 câu 1 điểm = 10% 4 câu 5 điểm = 50% 2 câu 4 điểm = 40% 8 câu 10điểm= 100% 2. Đề: A. Trắc nghiệm (4 điểm) - Thời gian làm bài 18 phút I. Hãy chọn đáp án đúng trong những câu sau (2 điểm) Câu 1: Ví dụ biểu hiện quan hệ đối địch: A. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y. B. Cáo đuổi bắt gà. C. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu. D. Cả 3 ví dụ trên. Câu 2: Sinh vật tiêu thụ bao gồm: A. Vi khuẩn, nấm, động vật ăn cỏ. B. Động vật ăn thịt và cây xanh. C. Vi khuẩn và cây xanh . D. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. Câu 3: Tác động đáng kể nhất của con người đối với môi trường trong thời kỳ nguyên thuỷ là: Hái lượm cây rừng, săn bắn động vật hoang dã . Biết dùng lửa nấu chín thức ăn và sưởi ấm cơ thể. Trồng cây lương thực. Chăn nuôi gia súc và hái lượm cây rừng. Câu 4: Để xếp đất vào nguồn tài nguyên tái sinh, con người dựa vào yếu tố: Trong đất có chứa nhiều khoáng sản, kim loại. Trong đất có chứa nhiều than đá. Đất thường xuyên được bồi đất phù xa, tăng chất mùn từ xác động vật. D. Nhiều quặng, dầu mỏ, khí đốt có trong lòng đất. II. Hoàn thành bảng (2 điểm) Câu 5: Hãy chọn các mối quan hệ phù hợp với các ví dụ sau: Các ví dụ Tên mối quan hệ 1. Tảo và nấm 2. Cáo và gà 3. Bò và dê trên cánh đồng 4. Giun đũa trong ruột người 5. Đại bàng và rắn 6. Hiện tượng liền rễ ở cây thông 7. Lúa và cỏ dại 8. Vi khuẩn sống với rễ cây họ đậu B. Tự luận (6 điểm) - Thời gian làm bài 27 phút Câu 6 (2 điểm): Cho các loài sinh vật sau: Cây xanh, gà, cáo, sâu ăn lá, chim sâu, vi sinh vật. Hãy viết các chuỗi thức ăn có thể có từ các loài nêu trên và xác định sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy trong các chuỗi thức ăn trên. Câu 7 (2 điểm): Vì sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên rừng? Cho biết một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng? Câu 8 (2 điểm): Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Theo em phải khắc phục ô nhiễm môi trường như thế nào? & 3. Nhận xét (1p): Thu bài và nhận xét thái độ làm bài của HS 4. Dặn dò: Ôn tập lại toàn bộ chương trình Sinh học 9 C. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 9 HK II chuan KTKN.doc
Giáo án liên quan