I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, Hs có thể:
· Nêu được nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng.
· Tường thuật được diễn biến của trận Bạch Đằng.
· Hiểu và nêu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc: Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến pương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
· Hình minh họa trong SGK, phóng to nếu có điều kiện.
· Gv và Hs tìm hiểu về tên phố, tên đường, đền thờ hoặc địa danh nhắc đến chiến thắng Bạch Đằng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2277 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử khối 4 - Bài: Chiến thắng bạch đằng do ngô quyền lãnh đạo (năm 938), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN LỊCH SỬ
TIẾT : 13 - TUẦN : 7
GIÁO VIÊN: NGUYỄN HỮU THANH
BÀI: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG
DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (năm 938)
Ngày soạn :
Ngày dạy :
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, Hs có thể:
Nêu được nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng.
Tường thuật được diễn biến của trận Bạch Đằng.
Hiểu và nêu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc: Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến pương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Hình minh họa trong SGK, phóng to nếu có điều kiện.
Gv và Hs tìm hiểu về tên phố, tên đường, đền thờ hoặc địa danh nhắc đến chiến thắng Bạch Đằng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
- Gv gọi 2 hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 2 câu hỏi cuối bài 2.
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs.
- Gv treo hình 1, trang 22 SGK lên bảng (nếu có) và hỏi: Em có thấy những gì qua bức tranh trên?
- 2 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Hs: Những chiến cọc nhọn tua tủa trên mặt sông, những chiếc thuyền nhỏ đang lao đi vun vút, những người lính vung gươm đánh chiếm thuyền lớn.
- Gv giới thiệu: Cảnh trong tranh mô tả một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nước ta hơn một nghìn năm trước. Vậy đó là trận đánh nào? Xảy ra ở đâu? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Họat động 1:
TÌM HIỂU VỀ CON NGƯỜI NGÔ QUYỀN
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK và tìm hiểu về Ngô Quyền theo định hướng:
+ Ngô Quyền là người ở đâu?
+ Ông là người như thế nào?
+ Ông là con rể của ai?
- Gv yêu cầu Hs phát biểu ý kiến.
- Hs làm việc cá nhân để rút ra hiểu biết về Ngô Quyền:
+ Ngô Quyền là người ở Đường Lâm, Hà Tây.
+ Ngô Quyền là người có tài, yêu nước.
+ Ông là con rể của Dương Đình Nghệ, người đã tập hợp quân dân ta đứng lên đánh đuổi bọn đô hộ Nam Hán, giành thắng lợi năm 931.
- Một số Hs nêu những hiểu biết của mình về Ngô Quyền, ngoài những thông tin trong SGK, hs có thể đưa thêm thông tin mình tìm hiểu được.
Hoạt động 2:
TRẬN BẠCH ĐẰNG
- Gv chia Hs thành các nhóm nhỏ, yêu cầu Hs thảo luận nhóm theo định hướng:
+ Vì sao có trận Bạch Đằng?
+ Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào?
+ Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
+ Kết quả của trận Bạch Đằng?
- Gv gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
- Gv tổ chức cho 2 đến 3 Hs thi tường thuật lại trận Bạch Đằng.
- Gv nhận xét và tuyên dương Hs tường thuật tốt.
- Hs chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 hs thảo luận.
Kết quả thảo luận tốt:
+ Vì Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ nên Ngô Quyền đem quân đi báo thù. Công Tiễn đã cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, nhân cớ đó nhà Nam Hán đem quân sang xâm chiếm nước ta. Biết tin, Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh giặc xâm lược.
+ Trận Bạch Đằng diễn ra trên cửa sông Bạch Đằng, ở tỉnh Quảng Ninh cuối năm 938.
+ Ngô Quyền đã dùng kế chôn cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở cửa sông Bạch Đằng để đánh giặc. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên, nước dâng cao che lấp các cọc gỗ. Ngô Quyền cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến, vừa đánh vừa lui nhử cho địch vào bãi cọc. Chờ lúc thủy triều xuống, khi hàng ngàn cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục sẵn 2 bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhonï. Thuyền giặc cái thì thủng, cái vướng cọc nên không tiến, không lùi được.
+ Quân Nam Hán chết quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Cuộc xâm lược của quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.
- 4 Hs lần lượt báo cáo cho 4 nhóm, các Hs khác theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Hs tường thuật trước lớp, có sử dụng tranh minh họa, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn tường thuật hay nhất.
Hoạt động 3:
Ý NGHĨA CỦA CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG
- Gv hỏi: Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì?
- Theo em, chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
- Gv: Với chiến công hiển hách như trên, nhân dân ta đời đời nhớ ơn của Ngô Quyền. Khi ông mất, nhân dân ta đã xây lăng để tưởng nhớ ông ở Đường Lâm, Hà Tây.
- Sau chiến thắng Bạch Đằng, mùa xuân 939, Ngô Quyền xưng vương và chọn Cổ Loa làm kinh đô.
- Hs trả lời (như SGK).
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
File đính kèm:
- Chien thang Bach Dang do Ngo Quyen lanh dao.doc