Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Kì I (chuẩn)

Lịch sử: "BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI" TRƯƠNG ĐỊNH

I. MỤC TIÊU:

Học sinh nêu được: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào chống thực dân Pháp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bản đồ hành chính Việt Nam ; Phiếu học tập cho học sinh

Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc40 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Kì I (chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất? Câu: Chúng ta thà hy sinh. - Giáo viên mở rộng thêm. Hoạt động 3:"Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" - Yêu cầu: Đọc SGK, quan sát hình minh họa để: + Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng. - Học sinh làm việc theo nhóm + ở các địa phương nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào? - 3 học sinh thi thuật lại. - Học sinh thuật lại - Cả lớp bổ sung ý kiến và bình chọn bạn thuật lại đúng, hay nhất. Đàm thoại: - Cảnh ở phố Mai Hắc Đế (HN), nhân dân dùng giường, tủ, bàn, ghế dựng chiến lũy để ngăn cản quân Pháp + Quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì? + Việc quân và dân Hà Nội chiến đấu giam chân địch gần 2 tháng có ý nghĩa như thế nào? - Bảo vệ cho hàng vạn đồng bào và Chính phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến + Hình minh họa chụp cảnh gì? Cảnh này thể hiện điều gì? - Chụp cảnh chiến sĩ ta đang ôm bom ba càng, sẵn sàng lao vào quân địch. Giáo viên giới thiệu: Bom ba càng là loại bom rất nguy hiểm không chỉ cho đối phương mà còn cho người sử dụng bom. Để tiêu diệt địch, chiến sĩ ta phải ôm bom ba càng lao thẳng vào quân địch và cũng bị hi sinh luôn. Nhưng vì đất nước, vì thủ đô, các chiến sĩ ta không tiếc thân mình sẵn sàng ôm bom ba càng lao vào quân địch. + ở các địa phương, nhân dân đã chiến đấu với tinh thần như thế nào? - Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. + Em biết gì về cuộc chiến đấu của nhân dân quê hương em trong những ngày toàn quốc kháng chiến. - Một số học sinh trình bày. Kết luận: Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên kháng chiến với tinh thần "Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". 3. Củng cố, dặn dò + Nêu cảm nghĩ của em về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. + Tổng kết giờ học, chuẩn bị bài sau Lịch sử: Thu đông 1947, việt bắc "mồ chôn giặc Pháp" I. Mục tiêu: Diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta. II. Đồ dùng dạy học: Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 Phiếu học tập III. Hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới - Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Gọi học sinh trả lời câu hỏi + Em hãy nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp? - Nhận xét, cho điểm + Thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội - Giới thiệu bài: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947. Hoạt động 1: Âm mưu của địch và chủ trương của ta Hỏi: + Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu gì? - Pháp âm mưu mở cuộc tấn công với qui mô lớn lên căn cứ Việt Bắc + Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó? - Đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. + Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì? - Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc. Hoạt động 2: Diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 - Học sinh làm việc theo nhóm + Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường? - 3 đường: + Binh đoàn quân nhảy dù; + Bộ binh; + Thủy binh + Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào? - Ta đánh địch ở cả 3 đường tấn công. + Tại thị xã Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn khi địch vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích. + Trên đường số 4 ta chặn đánh địch ở đèo Bông Lau và giành thắng lợi lớn. + Trên đường thủy ta chặn đánh ở Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị đốt cháy ở sông Lô. + Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào? - Địch buộc phải rút quân. Thế nhưng đường rút quân của chúng cũng bị ta chặn đánh dữ dội tại Bình Ca, Đoan Hùng. + Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu, quân ta thu được kết quả ra sao? * Học sinh thi trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. - Tiêu diệt hơn 3.000 tên địch, bắt giam hàng trăm tên, bắn rơi 16 máy bay địch v.v... - 3 học sinh lên thi. Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến thắng Việt bắc thu đông 1947 Hỏi: + Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp? - Phá tam âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. + Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thế nào? - Cơ quan đầu não kháng chiến của ta được bảo vệ vững chắc. + Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta? - Sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta. + Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước? - Cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta. 3. Củng cố, dặn dò ?: Tại sao nói Việt Bắc thu - đông 1947 là "mồ chôn giặc Pháp". - Nhận xét tiết học: Chuẩn bị bài sau Lịch sử: Chiến thắng biên giới thu đông 1950 I. Mục tiêu: Học sinh nêu được: - Lý do ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 - Nêu được diễn biến, ý nghĩa chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 - Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến thắng Biên giới thu - đông 1950. II. Đồ dùng dạy học: Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 Chấm tròn làm bằng bìa đỏ, đen III. Hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới - Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Gọi học sinh trả lời câu hỏi - Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 + Nêu ý nghĩa thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947 - Nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùm tìm hiểu bài Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950. - Học sinh lắng nghe Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu - đông 1950 - Dùng bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vùng Bắc Bộ sau đó giới thiệu: + Các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc + Từ 1948 đến giữa năm 1950 ta mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi. Trong tình hình đó, thực dân Pháp âm mưu cô lập căn cứ địa Việt Bắc: . Chúng khoát chặt biên giới Việt - Trung . Tập trung lực lượng lớn ở Đông Bắc. ?: Nếu để Pháp tiếp tục khóa chặt biên giới Việt - Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta? - Căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập ?: Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì? - Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới. Giáo viên nêu: Trước âm mưu cô lập Việt Bắc, khóa chặt biên giới Việt - Trung của địch, Đảng và Chính phủ ta đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 nhằm mục đích tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới Hoạt động 2:Diễn biến, kết quả chiến dịch biên giới thu - đông 1950 - Học sinh thảo luận nhóm. + Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó? - Trận Đông Khê. Ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18-9-1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê. + Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch? - Pháp bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4. Sau nhiều ngày giao tranh, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy. + Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. - Diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch v.v... Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. - 3 nhóm học sinh thi trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. - 3 nhóm cử đại diện trình bày. ?: Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 không? - Học sinh trao đổi. GV: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tầm quan trọng của Đông Khê như sau: Ta đánh vào Đông Khê là đánh vào nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng. Mất Đông Khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chúng. Hoạt động 3:ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 Y/c hs thảo luận cặp đôi: Nêu điểm khác nhau chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến? - Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 địch tấn công ta, ta đánh lại và giành chiến thắng. - Quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành. + Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3. - Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi. Trông chúng thật thảm hại. KL: Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới, giai đoạn nắm quyền chủ động tấn công, phản công trên chiến trường Bắc Bộ. Hoạt động 4: Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu - Học sinh làm việc cá nhân. - Yêu cầu: Xem hình 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. - Học sinh nêu. + Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta? - Học sinh nêu. 3. Củng cố, dặn dò TK: Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với trận đánh Đông Khê nổi tiếng đã đi vào lịch sử chống Pháp xâm lược như một trang sử hào hùng của dân tộc ta. Tấm gương La Văn Cầu mãi mãi soi sáng cho mọi thế hệ trẻ Việt Nam, mãi mãi là niềm kiêu hãnh cho mọi người Việt Nam trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại. - Nhận xét tiết học: Chuẩn bị bài sau Lịch sử: Kiểm tra kỳ 1 I. Yêu cầu: Kiểm tra kiến thức của học sinh trong học kỳ 1. II. Lên lớp 1. Ra đề: Câu 1: Đảng ta ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Câu 2: Vì sao ta quyết định mở chiến dịch biên giới năm 1950? Chiến thắng biên giới 1950 có tác động gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta? 2. Học sinh làm bài 3. Thu bài 4. Nhận xét tinh thần và thái độ làm bài của học sinh.

File đính kèm:

  • docGiao an Lich su 5 ky I.doc