A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam.
- Từ truyền thống của lực lượng vũ trang, rút ra những nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn.
2.Thái độ tình cảm, tư tưởng
Tự hào với truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam, từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và trách nhiệm trong học tập cũng như sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an.
B. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Giáo viên: Giáo án của giáo, sổ ghi đầu bài, sổ điểm danh, GDQP 10 – NXBGD, 2001, sơ đầu bài giảng 1, một số trận đánh tiêu biểu của tổ tiên, phấn và que chỉ sơ đồ.
+ Chuẩn bị nội dung, nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan đến bài học: những sự kiện lịch sử tiêu biểu, nhân vật điển hình để minh chứng cho các bài học.
+ Phương tiện dạy học
- Học sinh:
+ Chuẩn bị đọc trước nội dung bài học.
+ Vận dụng kiến thức các môn học khác đã học ở cấp Trung học cơ sở, nhất là môn Lịch sử để nghiên cứu khi học bài này.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
a. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Câu hỏi: Phân tích truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
b. Giới thiệu bài mới (1 phút): Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam là hai bộ phận quan trọng đối với đất nước ta. Trong thời chiến cũng như thời bình, hai lực lượng này đã có nhiều đóng góp quan trọng
c. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng Khối 10 - Tiết 5, Bài 2: Lịch sử, truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 5
Tiết PPCT: 5
Ngày soạn:
Tên bài giảng:
BÀI 2. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN ĐỘI VÀ
CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
-----o0o-----
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam.
- Từ truyền thống của lực lượng vũ trang, rút ra những nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn.
2.Thái độ tình cảm, tư tưởng
Tự hào với truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam, từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và trách nhiệm trong học tập cũng như sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an.
B. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Giáo viên: Giáo án của giáo, sổ ghi đầu bài, sổ điểm danh, GDQP 10 – NXBGD, 2001, sơ đầu bài giảng 1, một số trận đánh tiêu biểu của tổ tiên, phấn và que chỉ sơ đồ.
+ Chuẩn bị nội dung, nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan đến bài học: những sự kiện lịch sử tiêu biểu, nhân vật điển hình để minh chứng cho các bài học.
+ Phương tiện dạy học
- Học sinh:
+ Chuẩn bị đọc trước nội dung bài học.
+ Vận dụng kiến thức các môn học khác đã học ở cấp Trung học cơ sở, nhất là môn Lịch sử để nghiên cứu khi học bài này.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
a. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Câu hỏi: Phân tích truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
b. Giới thiệu bài mới (1 phút): Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam là hai bộ phận quan trọng đối với đất nước ta. Trong thời chiến cũng như thời bình, hai lực lượng này đã có nhiều đóng góp quan trọng
c. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Những quan điểm đầu tiên của Đảng về quân đội được đề cập trong các tác phẩm nào?
- Luận cương 10/1930 xác định nhiệm vụ gì?
- Đồng chí cho biết những yếu tố dẫn đến sự thành lập quân đội nhân dân Việt Nam?
- Đó là nền móng đầu tiên của LLVT cách mạng, của quân đội cách mạng ở nước ta.
- Từ cuối năm 1939, cách mạng Việt Nam chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt nhiệm vụ trọng tâm vào giải phóng dân tộc, tích cự chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào thời gian nào ?. Gồm bao nhiêu người ?
+ Giáo viên cho học sinh xem hình
+ Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại Cao Bằng. Đội gồm 34 người (34 nữ), có 34 khẩu súng đủ các loại.
- Đó là đội quân chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam. Ngày 22/12/1944 là ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Trong cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam giải phóng quân gồm có bao nhiêu người?
+Có 5000 người, vũ khí gậy tày, súng kíp, đã hăng hái cùng toàn dân chiến đấu giành chính quyền ở Hà Nội và trong cả nước.
- Trong thời kì kháng chiến chống Pháp quân đội phát triển mạnh.
- Cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi thành tên gì ?
+ 22/5/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh về điều gì ?
-Quân đội quốc gia đổi tên thành quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?
- Ngày 28/8/1949thành lập Đại đoàn bộ binh 308, là đại đoàn chủ lực của QĐND Việt Nam.
Ngày 17/12/1950 thành lập Đại đoàn bộ binh 312
Tháng 2/1951 thành lập Đại đoàn bộ binh 320
Ngày 27/3/1951 thành lập Đại đoàn – công pháo 351
Ngày 1/5/1951 thành lập Đại đoàn bộ binh 316.
- Qua hai năm chiến đấu: “Ta đã tiến bộ về nhiều phương diện tác chiến cũng như về phương diện xây dựng lực lượng. Cơ sở chính trị của ta mạnh, hậu phương ta vữngtinh thần quân và dân ta cao”.
- Trong chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954, đỉnh cao là chiến dịch nào ?
- Đồng chí cho biết sau bao nhiêu ngày chúng ta đập tan cứ điểm này ?
- Thắng lợi này đã chứng minh điều gì ?
“Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến đấu hết sức anh dũng, trong những hoàn cảnh vô cùng gian khổ, đã lập được nhiều chiến công rực rỡ ghi vào lịch sử kháng chiến vĩ đại của dân tộc những trang sử oanh liệt nhất, do đó đã đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta đến thắng lợi to lớn ngày nay”
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, QĐND phát triển mạnh
+ Giải thích: quân chủng, binh chủng và liên hệ ngày nay.
+ Hệ thống nhà trường được xây dựng. Liên hệ ngày nay
+ Có lực lượng hậu bị hùng hậu, một lớp thanh niên có sức khỏe, có văn hóa vào quân đội theo chế độ NVQS. Liên hệ.
- Quân đội ta cùng nhân dân đã đánh bại các chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ?
+ Giáo viên minh họa thêm về các chiến lược chiến tranh này và thắng lợi của ta.
+ Mùa xuân 1975, quân dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Thực hiện trọn vẹn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”
- Đất nước thống nhất, cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Ngày 22/12/1944 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đồng thời còn là ngày gì?
- Chính cương vắn tắt và Luận cương chính trị tháng 10/1930.
- Vũ trang cho công nông, lập quân đội công nông, tổ chức đội tự vệ công nông
- Đội tự vệ đỏ ra đời và hàng loạt tổ chức vũ trang ra đời.
- Ngày 22/12/1944 gồm có 34 đội viên đầu tiên
- Quan sát hình
- Mới có 5000 người
-Vệ Quốc Đoàn
- Quân đội quốc gia Việt Nam năm 1950
- Chiến dịch Điện Biên Phủ.- 55 ngày đêm chiến đấu.
- Lần đầu tiên một dân tộc nhỏ bé đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh
-Lắng nghe và quan sát tranh về sự phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam
- Lắng nghe.
- Giai cấp công nhân Việt Nam, do Đảng lãnh đạo.
- Chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh.
- lắng nghe giáo viên giải thích.
A. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
I. LỊCH SỬ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM.
1.Thời kì hình thành
- Trong chính cương vắn tắt của Đảng 2/1930, đã đề cập tới việc: “Tổ chức ra quân đội công nông”
- Trong Luận cương chính trị tháng 10/1930. Xác định nhiệm vụ: “vũ trang cho công nông”, “lập quân đội công nông”, “tổ chức đội tự vệ công nông”
- Trong cao trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh, tự vệ đỏ ra đời.
- Hàng loạt tổ chức vũ trang được thành lập trong cả nước, yêu cầu phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức.
- Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy.
- Tháng 4/1945, Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong cả nước thành lập Việt Nam giải phóng quân
2.Thời kì xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược.
a.Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954).
- Cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi thành Vệ Quốc Đoàn
- Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 72/SL về Quân đội quốc gia Việt Nam.
- Năm 1950, Quân đội quốc gia đổi tên thành QĐND Việt Nam.
- Từ Thu Đông năm 1948 đến đầu 1950, bộ đội mở 30 chiến dịch lớn nhỏ trên khắp chiến trường cả nước. - Sau chiến dịch Biên Giới 1950, quân dân ta liên tiếp mở các chiến dịch và phối hợp với Quân giải phóng Pathét Lào mở chiến dịch Thượng Lào
- Đông Xuân 1953 – 1954, quân và dân ta thực hiện tiến công chiến lược trên chiến trường toàn quốc, mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Điện Biên Phủ
b.Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược (1954 – 1975).
- QĐND phát triển mạnh:
+ Các quân chủng, binh chủng ra đời
+ Hệ thống nhà trường trong quân đội được xây dựng
+ Có lực lượng hậu bị hùng hậu
+ Cùng nhân đánh bại các chiến lược: Chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mĩ.
+ Đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mĩ, bảo vệ miền Bắc XHCN.
+ Mùa xuân 1975, quân dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
c.Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- QĐND tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
- Ngày 17/10/1989, Đảng ta quyết định lấy ngày 22/12/1944 là ngày kỉ niệm thành lập QĐND Việt Nam, đồng thời là ngày Hội QPTD
d. Sơ kết bài học.
Lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam
Củng cố - dặn dò: Các đồng chí về chuẩn bị nội dung bài tiếp theo: Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
File đính kèm:
- Giao an tiet 5.doc