A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
Giới thiệu cho học sinh biết nguyên nhân, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng nhiều biện pháp đơn giản dễ thực hiện.
2.Thái độ tình cảm, tư tưởng
- Nắm đại cương một số tai nạn thường gặp và triệu chứng biểu hiện
- Biết cách xử trí cấp cứu, băng bó vết thương một số tai nạn thường gặp
- Tích cực luyện tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống
B. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Đối với giáo viên: Giảng lí thuyết: Nêu dứt điểm từng nội dung, phân tích những nội dung trọng tâm, trọng điểm, lấy dân chứng trong thực tế các hiện tượng tai nạn trong chiến tranh và thiên tai trong những năm qua để chứng minh, làm phong phú thêm nội dung bài giảng.
- Đối với học sinh: Nghe kết hợp ghi chép nắm nội dung của bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
a. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Câu hỏi: Hãy cho biết mục đích và nguyên tắc băng vết thương?
b. Giới thiệu bài mới (1 phút): Trong cuộc sống cũng như trong chiến đấu, có thể chúng ta hoặc đồng đội hay những người xung quanh mình có thể bị thương. Dó đó, chúng ta phải nhanh chóng tiến hành công tác băng bó để các hoạt động được tiếp tục.
c. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng Khối 10 - Tiết 28, Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 28
Tiết PPCT: 28
Ngày soạn: 15/2/2011
Tên bài giảng:
BÀI 6
CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ
BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
-----o0o-----
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
Giới thiệu cho học sinh biết nguyên nhân, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng nhiều biện pháp đơn giản dễ thực hiện.
2.Thái độ tình cảm, tư tưởng
- Nắm đại cương một số tai nạn thường gặp và triệu chứng biểu hiện
- Biết cách xử trí cấp cứu, băng bó vết thương một số tai nạn thường gặp
- Tích cực luyện tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống
B. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Đối với giáo viên: Giảng lí thuyết: Nêu dứt điểm từng nội dung, phân tích những nội dung trọng tâm, trọng điểm, lấy dân chứng trong thực tế các hiện tượng tai nạn trong chiến tranh và thiên tai trong những năm qua để chứng minh, làm phong phú thêm nội dung bài giảng.
- Đối với học sinh: Nghe kết hợp ghi chép nắm nội dung của bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
a. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Câu hỏi: Hãy cho biết mục đích và nguyên tắc băng vết thương?
b. Giới thiệu bài mới (1 phút): Trong cuộc sống cũng như trong chiến đấu, có thể chúng ta hoặc đồng đội hay những người xung quanh mình có thể bị thương. Dó đó, chúng ta phải nhanh chóng tiến hành công tác băng bó để các hoạt động được tiếp tục.
c. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Giáo viên chuẩn bị hình ảnh các kiểu băng cơ bản và băng ứng dụng ở các bộ phận trên cơ thể. Các loại băng tiêu chuẩn và băng ứng dụng, đội mẫu hoặc người trợ giảng.
- Nêu tóm tắt các kiểu băng cơ bản và băng ứng dựng ở các vị trí trên cơ thể làm theo 3 bước
+ Bước 1: Làm nhanh
+ Bước 2. Làm chậm từng cử động
+ Bước 3. Làm tổng hợp
- Giáo viên phổ biến kế hoạch luyện tập
+ Nội dung luyện tập: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng vết thương.
+ Thời gian: 30 phút
- Tổ chức, phương pháp
+ Tổ chức: Luyện tập theo tổ học tập
+ Phương pháp: Tổ học tập thành hàng ngang, từng cá nhân nghiên cứu 10 – 15 phút, sau đó từng đôi bạn học tập thay nhau băng chậm trên cơ thể của bạn mình với từng nội dung các kiểu băng. Quá trình băng từng người theo dõi, góp ý cho nhau để nắm chắc nội dung từng kiểu băng ở các vị trí trên cơ thể.
- Vị trí luyện tập
+ Tiểu đội 1:
+ Tiểu đội 2
+ Tiểu đội 3
- Kí, tín hiệu luyện tập
- Một hồi còi bắt đầu luyện tập
- Hai hồi còi nghỉ giải lao
- Ba hồi còi về vị trí tập trung
2. Duy trì luyện tập
- Lắng nghe thực hiện
- Học sinh luyện tập
1. Luyện tập
a. Công tác chuẩn bị
b.Các kiểu băng
c.Kĩ thuật băng vết thương
- Băng các đoạn chi
- Băng vai nách
- Băng ngực lưng
- Băng bụng
- Băng vùng gối, gót chân, vùng khuỷu
- Băng vùng khoeo, nếp khuỷu
- Băng bàn chân, bàn tay
- Băng vùng đầu, mặt, cổ
2. Luyện tập
- Băng các đoạn chi
- Băng vai nách
- Băng ngực lưng
- Băng vùng gối, gót chân, vùng khuỷu
- Băng vùng khoeo, nếp khuỷu
3. Duy trì luyện tập
d. Sơ kết bài học.
- Ý thức tổ chức kỉ luật
- Quá trình học tập
Củng cố - dặn dò: Các em về chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
File đính kèm:
- Giao an tiet 28.doc