Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Bìa 8: Yêu lao động

I.Mục tiêu:

1.Về kiến thức: Giúp học sinh:

 -Hiểu được ý nghĩa của lao động: Giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh.

2.Về kỹ năng:

 -Tích cực tham gia lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.

 -Tự giác làm tốt các việc tự phúc vụ bản thân

3.Về tình cảm, thái độ:

 -Yêu lao động

 -Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động.

 

doc8 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Bìa 8: Yêu lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 và 17: BÀI 8 YÊU LAO ĐỘNG I.Mục tiêu: 1.Về kiến thức: Giúp học sinh: -Hiểu được ý nghĩa của lao động: Giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh. 2.Về kỹ năng: -Tích cực tham gia lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. -Tự giác làm tốt các việc tự phúc vụ bản thân 3.Về tình cảm, thái độ: -Yêu lao động -Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động. II.Tài liệu và phương tiện: Sách giáo khoa Đạo đức, VBT Đ Đ 4 Mỗi HS 3 tấm bìa màu: Xanh, đỏ, vàng. Tranh vẽ minh họa Nội dung một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao độngvà một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động. Bảng phụ, giấy, bút Tiết 16: Ngày dạy: YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 1) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Bài cũ: Biết ơn thầy giáo, cô giáo. - Em đã làm gì để biết ơn thầy giáo, cô giáo? - Em hãy kể một vài việc cần làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. GV đánh giá nhận xét Bài mới: Yêu lao động (Tiết 1) Hoạt động 1: Liên hệ bản thân Hỏi: Ngày qua, em đã làm được những công việc gì? -Nhận xét câu trả lời của HS -Kết luận: Như vậy, trong ngày hôm qua, nhiều bạn trong lớp chúng ta đã làm được nhiều công việc khác nhau. Bạn Pê-chi-a của chúng ta cũng có một ngày của mình, nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu xem bạn Pê-chi-a đã làm được những gì qua câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a” sau đây Hoạt động 2: Đọc truyện Một ngày của Pe-Chi-a Đọc lần 1 câu chuyện “Một ngày của Pe-Chi-a” Tổ chức lớp thảo luận nhóm 6 -Yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi như trong SGK. 1.Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong câu chuyện. 2.Theo em, Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra? 3.Nếu em là Pê-chi-a, em sẽ làm gì? Vì sao? -Nhận xét các câu trả lời của HS -Kết luận: Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động. -Yêu cầu HS đọc bài: “Làm việc thật là vui” Làm việc thật là vui Quanh ta mọi vật, mọi người đều làm việc. Cái đồng hồ tích tắc, tích tắc báo phút báo giờ. Con gà trống gáy vang ò ó o, báo cho mọi người biết trời sắp sáng mau mau thức dậy. Con tu hú kêu tu hú, tu hú. Thế là sắp đến mùa vải chín. Chim bắt sâu bảo vệ mùa màng. Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng. Như mọi vật, mọi người, bé cũng làm việc. Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn luôn bận rộn mà lúc nào cũng vui. Theo Tô Hoài -Hỏi: Trong bài, em thấy mọi người làm việc như thế nào? -Tiểu kết: Trong cuộc sống và xã hội, mỗi người đều có công việc của mình, đều phải lao động. Hoạt động 3: Biểu hiện của yêu lao động (BT 1/ 25) Thảo luận nhóm đôi GV giải thích giao nhiệm vụ làm việc của từng nhóm GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động.( HS làm vào vở BT2 /24) Hoạt động 4: Đóng vai - Bày tỏ ý kiến (BT2/SGK/26) -Chia lớp thành 4 nhóm -Yêu cầu thảo luận nhóm, bày tỏ ý kiến về các tình huống sau: 1. Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Trời lạnh, Nhàn ngại không muốn chui ra khỏi chăn ấm nên nhờ Hồng xin phép hộ với lý do là bị ốm. Theo em Hồng nên làm gì trong tình huống đó? 2. Chiều nay, lương đang nhổ cỏ ngoài vườn thì toàn sang rủ đi đá bóng. Thấy Lương ngần ngại, Toàn bảo: “Để đấy, mai nhổ cũng được có sao đâu!”. Theo em, Lương sẽ ứng xử như thế nào? Lớp thảo luận * GV hỏi: HS nào có cách ứng xử khác? GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống. Kết luận: Phải tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của bản thân. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị trước bài tập 3,4,5,6 trong SGK. KT 2 HS HS rả lời Lớp lắng nghe – Nhận xét + 6 đến 7 HS trả lời -Em đã làm bài tập -Em giúp mẹ lau nhà -Em nhặt rau giúp mẹ -Em dọn dẹp phòng của mình +Lớp lắng nghe -1 HS nhắc lại câu chuyện. Lớp lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện 1 HS đọc lại câu chuyện lần 2 Thảo luận nhóm Đại diện nhóm trình bày kết quả: Câu trả lời đúng: 1.Trong khi một người trong truyện hăng say làm việc (như người lái máy cày xới đất, mẹ Pê- chi-a hái quả chín đóng vào hòm, người công nhân lái máy liên hợp gặt lúa, người thợ xây đã xây được bức tường gạch) thì Pê-chi-a lại bỏ phí mất một ngày mà không làm gì cả. 2.Pê-chi-a sẽ cảm thấy hối hận, nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày. Và có thể Pê-chi-a sẽ bắt tay vào làm việc một cách chăm chỉ sau đó. 3.Nếu Pê-chi-a, em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn. Vì phải lao động thì mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặcđể nuôi sống được bản thân và xã hội. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe, ghi nhớ -1 – 2 HS nhắc lại -1 – 2 HS đọc -Mọi người ai ai cũng làm việc bận rộn. Từng cặp thảo luận Đại diện từng nhóm trình bày Lớp lắng nghe nhận xét Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai. -Một vài nhóm lên đóng vai Cả lớp chú ý xem và nhận xét Lớp thảo luận: -Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao? HS trả lời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ ở SGK / 25 Tiết 17: Ngày dạy: YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Bài cũ: Yêu lao động (T 1) Em hãy nêu một vài biểu hiện của yêu lao đông Vì sao mọi người đều phải lao động? Bài mới: Yêu lao động (T 2) Hoạt động 1: Kể chuyện các tấm gương yêu lao động (BT3 / SGK / 26) -Yêu cầu HS kể về các tấm gương lao động của Bác Hồ, các Anh hùng lao động hoặc các bạn trong lớp. -Hỏi: Theo em, những nhân vật trong các câu chuyện đó có yêu lao động không? -Hỏi: Vậy những biểu hiện yêu lao động là gì? (GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng) Nhận xét các câu trả lời của HS -Kết luận: Yêu lao động là tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuốiĐó là những biểu hiện rất đáng trân trọng và học tập. - Yêu cầu HS ví dụ về biểu hiện không yêu lao động. Hoạt động 2: Liên hệ bản thân (BT5– SGK/26) GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Mỗi nhóm thảo luận trong 3 phút về: - Em mơ ước khi lớn lên sẽ làm nghề gì? - Vì sao em lại yêu thích nghề đó? - Để thực hiện được ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì? GV nhận xét GV kết luận: Mỗi bạn trong lớp mình đều có những ước mơ về những công việc của mình. Bằng tình yêu lao động, cô tin rằng các em ai cũng thực hiện được ước mơ của mình. GV yêu cầu 1-2 HS đọc ghi nhớ ở SGK Hoạt động 3: Giới thiệu sản phẩm Học nhóm 4 GV yêu cầu HS thực hiện BT 4,6 SGK/26 GV nhận xét , tuyên dương những bài viết, tranh vẽ tốt. Kết luận chung: Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội. Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân. Hoạt động nối tiếp: Thực hiện nội dung mục “thực hành” trong SGK. KT 1-2 HS HS trả lời , lớp lắng nghe và nhận xét – bổ sung. -HS kể (Tùy lượng thời gian mà GV yêu cầu số lượng HS kể). VD: + Tấm gương yêu lao động của Bác Hồ: Truyện Bác Hồ làm việc cào tuyết ở Paris; Bác Hồ làm việc phụ bếp trên tàu để đi tìm đường cứu nước + Tấm gương các Anh hùng lao động: Bác Lương Định Của- nhà nông học làm việc không ngừng nghỉ ( sách TV3) Anh Hồ Giáo – Nhà chăn nuôi giỏi ( TV3 CT 165t) + Tấm gương các bạn HS: Có bạn tuổi nhỏ nhưng đã biết giúp đỡ bố mẹ, gia đình HS lắng nghe HS trả lời Trả lời: Những biểu hiện yêu lao động là: + Vượt mọi khó khăn, Chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình + Tự làm lấy công việc của mình. + Làm việc từ đầu đến cuối Lớp nhận xét, bổ sung. 3-4 HS trả lời: + Ỷ lại, không tham gia vào lao động. + Không tham gia lao động từ đầu đến cuối. + Hay nản chí, không khắc phục khó khăn trong lao động HS thảo luận HS trình bày Lớp lắng nghe, nhận xét HS đọc Ghi nhớ trong SGK. HS thảo luận HS trình bày, giới thiệu các bài viết, tranh các em đã vẽ về một công việc mà em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được. - Cả lớp thảo luận nhận xét Lớp lắng nghe

File đính kèm:

  • docDAO DUC 4 BAI 8.doc
Giáo án liên quan