Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Bản đẹp 3 cột - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thu Hiền

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta.

 - Biết được nhiệm vụ của trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.

 - Xác định được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.

2. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng

- Quan sát và nhìn nhận vấn đề.

 - Vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.

3. Thái độ:

- Coi trọng việc sản xuất trồng trọt.

 - Có trách nhiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - Bảng phụ lục về nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt.

 - Chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh.

2. Học sinh: Xem trước bài 1.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: kiiểm tra 15 pht

3. Bài mới: Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền nông nghiệp ở nước ta. Vậy trồng trọt có vai trò và nhiệm vụ như thế nào chúng ta học bài này sẽ rõ. Bài 1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt.

* Hoạt động 1: Vai trò của trồng trọt.

 

doc201 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Bản đẹp 3 cột - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thu Hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài, trả lời lại các câu hỏi trang 156. VI. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA: Kết quả thu được như sau: * Các giáo viên đều cho rằng: _ Áp dụng các phương pháp mới vào chương trình Cơng nghệ 7, phần Kỹ thuật nơng nghiệp, tương đối dễ vì kiến thức gần gũi với học sinh. Tuy vậy các trang thiết bị dạy học nhiều khi khơng đồng bộ hoặc khơng đủ dẫn đến việc nhiều thầy cơ dạy chay. _ Để thiết kế một giáo án Cơng nghệ đạt kết quả cao giáo viên cần tham khảo nhiều sách và chuẩn bị nhiều kiến thức ứng dụng. _ Để dạy chương trình Cơng nghệ 7, phần Kỹ thuật nơng nghiệp đạt hiệu quả cao thì trang thiết bị phải đầy đủ nhất là đối với các bài thực hành. _ Đặc biệt Cơ Nguyễn Thị Gọn và Cơ Nguyễn Thị Huệ cho rằng dễ áp dụng phương pháp mới đối với các kiến thức ứng dụng. * Về phía học sinh: Kết quả điều tra tại lớp 7A1 và 7A3 trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Lựu và 2 lớp 7A1 và lớp 7A2 ở trường Trung học cơ sở Tịnh Thới như sau: Kết quả Tỉ lệ Câu 1 Khi học chương trình Cơng nghệ 7 mới, em thấy: a) Nội dung kiến thức dễ nhớ, sát thực tế b) Nội dung kiến thức khĩ nhớ. 140 HS 10 HS 93,3 % 6,7 % Câu 2 Em thích học dạng bài nào nhất? a) Dạng bài sinh thái b) Dạng bài hình thái c) Dạng bài ứng dụng d) Như nhau 35 HS 25 HS 55 HS 35 HS 23,3 % 16,7 % 36,7 % 23,3 % Câu 3 Vì sao em thích học dạng bài đĩ? a) Dễ nhớ, sát thực tế b) Gây hứng thú khi học 58 HS 92 HS 38,7 % 61,3 % Tuần: XXVIII Ngày soạn: Tiết: 37 Ngày dạy: BÀI 41: Thực hành CHẾ BIẾN THỨC ĂN HỌ ĐẬU BẰNG NHIỆT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được phương pháp chế biến bằng nhiệt đối với những loại thức ăn hạt cây họ Đậu cho vật nuôi sử dụng. 2. Kỹ năng: Thực hiện được các thao tác của 1 trong 3 quy trình là: rang, hấp hoặc luộc các loại hạt đậu. 3. Thái độ: Có ý thức lao động cẩn thận, chính xác và an toàn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: _ Hạt đậu tương, hạt đậu mèo sống. _ Chảo, nồi, khay men, rổ, bếp,.. _ Các hình ảnh có liên quan. 2. Học sinh: Xem trước bài 41, đem theo hạt đậu nành hay đậu mèo (nếu có). IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định tổ chức lớp: ( 1phút) Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) _ Hãy phân biệt thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit và thức ăn thô xanh. _ Kể tên một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit ở địa phương em. Bài mới: Giới thiệu bài mới: (2 phút) Có nhiều phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi như phương pháp vật lí, hóa học, vi sinh vật. Hôm nay chúng ta dùng phương pháp xử lí nhiệt để làm chín hạt đậu tương và hạt đậu mèo nhằøm khử bỏ chất độc hại có trong đậu và tăng khẩu vị thơm, ngon, dễ tiêu khi vật nuôi sử dụng. Để biết phương pháp xử lí nhiệt như thế nào ta vào bài 41. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết. Yêu cầu: Nắm được các vật liệu và dụng cụ cần thiết để thực hành. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung _ Gọi học sinh đọc thông tin mục I và hỏi: + Để thực hiện được bài thực hành này ta cần những vật liệu và dụng cụ cần thiết nào? _ Giáo viên giải thích thêm. _ Chia nhóm học sinh và yêu cầu học sinh ghi vào tập. _ Học sinh đọc thông tin và trả lời: _ Học sinh dựa vào mục I trả lời. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh tiến hành chia nhóm. _ Học sinh ghi bài. I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: _ Nguyên liệu: hạt đậu tương hay hạt đậu mèo. _ Dụng cụ: nồi, bếp, thiết bị nghiền nhỏ, rổ, nước, dụng cụ đảo khuấy, khay men * Hoạt động 2: Một số quy trình thực hành: Yêu cầu: Nắm vững từng bước thực hiện quy trình. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung _ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 1 SGK. + Mô tả qui trình rang hạt đậu tương? + Điều kiện khi tiến hành rang hạt đậu tương Như thế nào? _ Giáo viên giải thích và hướng dẫn học sinh làm từng bước trong quy trình. _ Giáo viên yêu cầu từng nhóm thực hiện theo quy trình. _ Giáo viên treo tranh về việc hấp hạt đậu tương. Yêu cầu học sinh quan sát hình và cho biết: + Có mấy bước tiến hành hấp hạt đậu tương? Đó là những bước nào? + Tại sao phải ngâm hạt đậu no nước trước khi hấp? _ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại từng bước và hướng dẫn cho học sinh về cách thực hiện quy trình hấp hạt đậu tương. + Khi hấp đậu phải đảm bảo yêu cầu gì? _ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 3 SGK, kết hợp quan sát hình và cho biết: + Khi tiến hành nấu, luộc hạt đậu mèo phải chú ý đến bước nào? Tại sao? + Nước sau khi đã nấu hay luộc ta có nên sử dụng không? Tại sao? + Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa 3 phương pháp rang, hấp và luộc đậu. _ Giáo viên nhận xét, bổ sung và ghi bảng. _ Học sinh nghiên cứu quy trình trong SGK và trả lời: à Học sinh dựa vào 3 bước trong SGK để trả lời. à Học sinh trả lời. _ Học sinh lắng nghe và làm theo. _ Lần lượt các nhóm tiến hành. _ Học sinh quan sát và trả lời: à Học sinh quan sát hình và trả lời: à Nếu ngâm hạt trước khi hấp sẽ làm cho hạt mau chín. à Học sinh chú ý lắng nghe. à Học sinh trả lời. _ Học sinh đọc thông tin, kết hợp quan sát và trả lời: à Cần chú ý đến khâu khi sôi thì phải mở vung. Làm nước không tràn ra ngoàivà các khí đôïc bay ra trong khi nấu luộc. à Không nên sử dụng nước sau khi luộc vì trong nước đó có chất độc. Phải đổ bỏ. à Học sinh phân biệt, học sinh khác nhận xét, bổ sung. _ Học sinh ghi bài. II. Một số quy trình thực hành: 1. Rang hạt đậu tương: _ Bước 1:Làm sạch đậu (loại bỏ vỏ rác,sạn,sỏi) _ Bước 2: Rang, khuấy đảo liên tục trên bếp. _ Bước 3: Khi hạt đậu chín vàng, có mùi thơm, tách vỏ hạt dễ dàng thì nghiền nhỏ. 2. Hấp hạt đậu tương: _ Bước 1: Làm sạch vỏ quả. Ngâm cho hạt đậu no nước. _ Bước 2: Vớt ra rổ, để ráo nước. _ Bước 3: Hấp chín hạt đậu trong hơi nước. Hạt đậu chín tới, nguyên hạt, không bị nát là được. 3. Nấu, luộc hạt đậu mèo: _ Bước 1: Làm sạch vỏ quả. _ Bước 2: Cho hạt đậu vào nồi và đổ ngập nước, luộc kĩ. Khi sôi, mở vung. _ Bước 3: Khi hạt đậu chín, đổ bỏ nước luộc. Hạt đậu chín kĩ, bở là dùng được, cho vật nuôi ăn cùng với thức ăn khác. * Hoạt động 3: Thực hành. Yêu cầu: Chế biến các loại thức ăn họ Đậu bằng nhiệt. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung _ Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành theo quy trình. _ Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp. _ Yêu cầu học sinh nộp bảng thu hoạch theo bảng mẫu. _ Yêu cầu học sinh ghi vào tập. _ Các nhóm thực hành. _ Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. _ Học sinh nộp bài thu hoạch. _ Học sinh ghi vào vở. III. Thực hành: Bảng mẫu bài thu hoạch: Tên nhómNguyên liệuCách chế biến Chỉ tiêu đánh giá Chưa chế biến Kết quả chế biến Yêu cầu đạt được Đánh giá sản phẩm _ Trạng thái hạt _ Màu sắc _ Mùi 4. Củng cố và đánh giá thực hành: (3 phút) Cho biết các quy trình chế biến thức ăn cây họ Đậu bằng nhiệt. 5. Nhận xét- dặn dò: ( 2 phút) _ Nhận xét về thái độ thực hành của học sinh. _ Dặn dò: Về nhà xem lại các bước thực hành này và chuẩn bị bài thực hành tiếp theo. A. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) I. Chọn câu trả lời đúng : ( 4đ) Câu 1: Thức ăn vật nuôi gồm có: a. Nước và chất khô. c. Vitamin, lipit và chất khoáng. b. Prôtêin, lipit, gluxit. d. Gluxit, vitamin, lipit, prôtêin. Câu 2: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ: a. Thực vật b. Động vật c. Chất khoáng d. Cả a,b và c đều đúng Câu 3: Đây là loại thức ăn nào? Biết có tỉ lệ nước và chất khô: nước 89,40% và chất khô 10,60%. a. Rơm lúa b. Khoai lang củ c. Rau muống d. Bột cá Câu 4: Phương pháp cắt ngắn dùng cho loại thức ăn nào? a.Thức ăn giàu tinh bột c. Thức ăn hạt b. Thức ăn thô xanh d. Thức ăn nhiều xơ II. Hãy điền các từ: (1đ) Glyxêrin và axit béo, gluxit, axit amin, ion khoáng, vitamin vào khoảng trống thích hợp. _ Prôtêin được cơ thể hấp thu dưới dạng các (1) _ Lipit được hấp thụ dưới dạng các(2). _ ....................(3)............................. được hấp thụ dưới dạng đường đơn. _ Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các (4) B. Phần tự luận: (5 điểm) Câu 1: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? (2,5đ) Câu 2: Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit. (2,5đ) ĐÁP ÁN: A. Phần trắc nghiệm: I. 1.a 2.d 3.c 4.b II. (1). axit amin, (2). Glyxêrin và axit béo, (3). Gluxit, (4). Ion khoáng B. Phần tự luận: Câu 1: _ Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại. _ Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi. Câu 2: _ Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin + Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt và nước mặn. + Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như: giun đất, nhộng tằm. + Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ Đậu. _ Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit: Luân canh, gối vụ để sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

File đính kèm:

  • docgiao an cong nghe 7.doc
Giáo án liên quan