I.Mục tiêu:
1. HS nhận biết được hình dáng, màu sắc một vài loại quả.
2. Biết cách vẽ quả dạng tròn,
3. Vẽ được hình một loại quả dạng tròn và vẽ màu theo ý thích.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Một số quả:Cam, cà, đu đủ, hồng.
Tranh ảnh 1 số loại quả dạng tròn.
Hình minh hoạ các bước tiến hành vẽ quả.
Bài vẽ quả của HS cũ.
HS: Dụng cụ học vẽ.
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tuần 10 Trường Tiểu học Lê Văn Tám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quả gì?
- GV giới thiệu 1 số quả:
+ Đố các em đây là những quả gì?
+ Các quả này có dạng hình gì?
+ Màu sắc của quả như thế nào?
+ Em hãy kể thêm 1 số loại quả dạng tròn mà em biết?
+ Hãy miêu tả hình dạng và màu sắc quả vừa nêu?
- GV Tóm tắt :Có rất nhiều loại quả có dạng tròn với nhiều màu sắc phong phú.
*Hoạt động 2: Cách vẽ quả dạng tròn:
+ Muốn vẽ quả dạng tròn cô sẽ vận dụng nét vẽ nào?
- GV treo hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ lên bảng:
+ Vẽ hình dáng bên ngoài trước bằng nét cong khép kín.
+ Sửa hình cho giống quả thật.
+ Vẽ màu theo ý thích hoặc theo mẫu.
- GV hướng dẫn vẽ quả cà:
- Yêu cầu HS vẽ vào bảng con.
- GV hướng dẫn vẽ quả đu đủ từ 2 hình tròn.
- Yêu cầu HS vẽ quả đu đủ vào bảng con.
- GV theo dõi chọn những bài đẹp giới thiệu.
* Hoạt động 3: Thực hành:
- GV giới thiệu 1 số bài vẽ của HS cũ
- Yêu cầu HS chọn quả vẽ vào vở.
- GV theo dõi gợi ý cách vẽ. Nhắc HS vẽ hình vừa với phần giấy. Chỉnh sửa hình cho giống mẫu rồi mới vẽ màu.
* Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá:
- GV chọn chấm 1 số bài.
- GV nhận xét tuyên dương
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS nêu
- HS miêu tả
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS chú ý theo dõi GV hướng dẫn.
- HS quan sát
- HS vẽ bảng con
- HS quan sát
- HS vẽ bảng con
- HS quan sát tham khảo
- HS thực hành
- HS trình bày sản phẩm
- Nhận xét bài bạn:
Về bố cục,màu sắc.
- Phân loại bài.
- Lựa chọn bài đẹp nhất
4.Dặn dò :Quan sát hình dáng màu sắc các loại quả.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài sau.LỚP 2
Bài 10: VẼ TRANH CHÂN DUNG
I.Mục tiêu:
1.Tập quan sát, nhận xét đặc điểm của khuôn mặt người.
2. Biết cách vẽ chân dung đơn giản.
Vẽ được một tranh chân dung theo ý thích.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Một số kiểu tranh chân dung khác nhau.
Hình gợi ý cách vẽ.
Bài vẽ tranh chân dung của HS cũ.
HS: Vở - chì - màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh chân dung
- GV giới thiệu 1 số tranh chân dung.
+ Tranh như thế nào gọi là tranh chân dung?
+ Tranh chân dung vẽ những gì?
+ Tranh chân dung ngoài khuôn mặt còn vẽ gì nữa?
+ Khuôn mặt người có những kiểu khuôn mặt nào?
+ Em thấy nét mặt người trong tranh ntn?
- GV chốt lại: Mỗi nguời có một đặc điểm riêng nên khi vẽ cần thể hiện rõ đặc điểm riêng của người đó.
+ Trong gia đình, em quí mến ai nhất? Em hãy miêu tả đặc điểm khuôn mặt người định vẽ?
*Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung:
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và hướng dẫn:
+ Quan sát và nhớ lại đặc điểmai thi2 nét dọc hoặc ngang co Tru riêng của người định vẽ.
+ Xác định bố cục (vẽ nửa người hay toàn thân).
+Vẽ hình dáng khuôn mặt trước, vẽ tóc, cổ, vai sau.
+ Vẽ chi tiết mắt, mũi, miệng, tai …
+ Chọn vẽ màu phù hợp, vẽ màu bộ phận lớn trước, bộ phận nhỏ sau.
- GV vẽ minh hoạ trên bảng.
* Hoạt động 3: Thực hành:
- GV giới thiệu 1 số tranh chân dung của HS cũ.
- Yêu cầu HS vẽ chân dung 1 người .
- GV theo dõi gợi ý các bước vẽ. Nhắc HS vẽ vừa với phần giấy, thể hiện rõ đặc điểm người định vẽ.
- Vẽ màu phù hợp sinh động.
- Cho 2 HS vẽ chân dung ở bảng.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gợi ý HS nhận xét 2 bài vẽ ở bảng
- GV chọn chấm 1 số bài gợi ý HS nhận xét
- GV nhận xét tuyên dương
- HS quan sát.
-HS suy nghĩ và trả lời
- HS lắng nghe.
+ HS lựa chọn và phát biểu tự do theo suy nghĩ.
- HS chú ý theo dõi GV hướng dẫn vẽ.
- HS quan sát
- HS quan sát tham khảo
- HS thực hành:
- 2 HS vẽ bảng
- HS nhận xét 2 bài vẽ ở bảng
- HS trình bày sản phẩm
- Nhận xét bài bạn:
Về đặc điểm khuôn mặt, bố cục...
- Phân loại bài.
- Lựa chọn bài đẹp nhất
4. Dặn dò HS:
- Vẽ tranh chân dung trên giấy A4
- Chuẩn bị bài học sau.
LỚP 3
Bài 10: Thường Thức Mỹ Thuật
XEM TRANH TĨNH VẬT
I.Mục tiêu:
1. Hiểu biết thêm cách sắp xếp hình, cách vẽ màu ở tranh tĩnh vật.
2. Có cảm nhận vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II.Đồ dùng dạy học.
GV: Sưu tầm một số tranh tĩnh vật.
Tranh in trong bộ ĐDDH.
HS: Vở tập vẽ, sưu tầm tranh tĩnh vật.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Xem tranh:
- GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật
- GV giới thiệu 2 bức tranh của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh.
+ Tranh vẽ những loại hoa, quả gì?
+ Hình dáng các loại hoa, quả ntn?
+ Màu sắc các loại hoa, quả đó ntn?
+ Những hình ảnh chính của bức tranh đặt ở vị trí nào? Tỉ lệ của hình chính so với hình phụ ntn?
+ Tác giả bức tranh là ai?
+ Bức tranh được vẽ bằng chất liệu gì?
+ Em có thích bức tranh không? Vì sao?
- GV lắng nghe HS trả lời và bổ sung .
- GV giới thiệu đôi nét về tác giả.
Họa sĩ Đường Ngọc Cảnh đã nhiều năm tham gia giảng dạy tại Trường ĐHMT Công nghiệp.Ông rất thành công về đề tài: Phong cảnh, tĩnh vật (hoa, quả). Ông có nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng trong các cuộc triển lãm quốc tế và trong nước.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao cho mội nhóm 1 tranh tĩnh vật.
+ Nhóm 1: Tranh tĩnh vật. Tranh màu nước của Đỗ Chiến Công.
+ Nhóm 2: Tranh tĩnh vật. Bột màu của Trần Lệ Hằng.
+ Nhóm 3: Tranh tĩnh vật Cà tím - Khắc thạnh cao – 1990 Đường Ngọc Cảnh.
+ Nhóm 4: Tranh tĩnh vật thứ 2 trong vở - Khắc thạch cao của Đường Ngọc Cảnh.
- Giáo viên cho mỗi nhóm 2 - 4 câu hỏi tương tự như trên xoay quanh nội dung tranh.
- GV nhận xét
- GV giới thiệu 1 số tranh tĩnh vật của các bạn HS vẽ.
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá:
- GV nhận xét đánh giá chung tiết học.
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS ngồi theo nhóm nhận nhiệm vụ.
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện từng nhóm trình bày
- Lớp bổ sung.
- HS quan sát nhận thấy vẻ đẹp trong tĩnh vật
4. Dặn dò : Sưu tầm tranh tĩnh vật và tập nhận xét tranh.
Tiết học sau mang theo cành lá .
LỚP 4
Bài 10: VẼ THEO MẪU: ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ
I. Mục tiêu:
1. Hiểu đặc điểm, hình dáng của các đồ vật dạng hình trụ.
2. Biết cách vẽ đồ vật dạng hình trụ.
3. Vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Một số đồ vật có dạng hình trụ:
Bài vẽ của HS cũ
Hình minh họa gợi ý cách vẽ
HS: Vở + chì + màu + sách giáo khoa.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu 1 số đồ vật có dạng hình trụ
+ Hình dáng chung của các đồ vật này ntn?
+ Nó có những bộ phận nào?
+ Em hãy gọi tên các đồ vật trên?
+ Hãy tìm ra sự giống nhau và khác nhau của cái chén và cái chai?
+ Cái pích gồm có những bộ phận nào?
+ Hãy so sánh chiều cao với chiều ngang cái pích.
+ So sánh bề ngang nắp pích và đấy pích.
+ Chiều cao nắp pích và vai pích ntn so với chiều cao cả pích.
+ Quai, tay cầm đặt ở đâu?
+ Màu sắc của cái pích ntn?
* Hoạt động 2: Cách vẽ:
- GV treo hình gợi ý và hướng dẫn cách vẽ.
+ Uớc lượng và so sánh tỉ lệ pác khung hình cân đối, chiều ngang = 1/3 chiều dài.
+ Phác trục dọc và đánh dấu vị trí của miệng, đáy, tay cầm …
+ Phác vẽ nét chính
+ Vẽ chi tiết, chỉnh hình cho giống mẫu
+ Vẽ đậm, nhạt và vẽ màu
- GV vẽ cái pích ở bảng
* Hoạt động 3: Thực hành:
- GV giới thiệu 1 số bài vẽ của HS cũ
- Yêu cầu HS quan sát vẽ cái pích
- GV theo dõi gợi ý cách vẽ, nhắc HS vừa vẽ vừa so sánh đối chiếu với mẫu
- Gợi ý HS vẽ vừa phần giấy không quá to và quá nhỏ
- Gợi ý cách vẽ đậm nhạt và cách vẽ màu
- Gợi ý thêm cho HS học yếu
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn chấm 1 số bài, gợi ý HS nhận xét
- GV nhận xét tuyên dương
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS quan sát theo dõi GV hướng dẫn
- HS quan sát
- HS quan sát tham khảo
- HS thực hành:
- HS trình bày sản phẩm
- Nhận xét bài bạn:
Về hình dáng, bố cục, màu sắc…
- Phân loại bài.
- Lựa chọn bài đẹp nhất.
Dặn dò: Vẽ cái pích trên giấy A4.
Sưu tầm tranh ảnh của các họa sĩ.LỚP 5
Bài 10: VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I. Mục tiêu:
1. Hiểu cách trang trí đối xứng qua trục.
2. Vẽ được bài trang trí hình cơ bản bằng họa tiết đối xứng.
II. Chuẩn bị.
GV: Một số bài vẽ trang trí đối xứng
Một số hoạ tiết đối xứng qua các trục
Bài vẽ của học sinh cũ.
HS: Vở + chì + màu
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu 1 số bài trang trí đối xứng có dạng hình vuông , hình tròn và 1 số họa tiết đối xứng
+ Em hãy so sánh các phần của họa tiết ở 2 bên trục?
+ Có thể trang trí đối xứng qua 1 trục hay nhiều trục? Cho ví dụ
- GV tóm tắt: Trang trí đối xứng tạo cho hình trang trí có vẽ đẹp cân đối. Vì vậy khi trang trí cần kẻ trục đối xứng để vẽ họa tiết cho đều.
* Hoạt động 2: Cách trang trí đối xứng:
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và hướng dẫn.
+ Xác định khuôn khổ và hình định trang trí
+ Kẻ các trục đối xứng
+ Vẽ các mảng chính phụ
+Vẽ họa tiết phù hợp với các hình mảng
+ Vẽ màu theo ý thích.
Lưu ý: Các hình mảng, họa tiết đối xứng nhau cần được vẽ cùng màu cùng độ đạm nhạt
* Hoạt động 3: Thực hành:
- GV giới thiệu 1 số bài vẽ của HS cũ
- Yêu cầu HS trang trí hình vuông và hình tròn
- GV theo dõi gợi ý cách vẽ, kẻ các đường trục. Tìm các hình mảng và hình tiết. Tìm và vẽ màu phù hợp có đậm nhạt có nóng lạnh, không để lem ra ngoài.
- Gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn chấm 1 số bài, gợi ý HS nhận xét
- GV nhận xét tuyên dương
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS quan sát theo dõi GV hướng dẫn
- HS quan sát tham khảo
- HS thực hành:
- HS trình bày sản phẩm
- Nhận xét bài bạn:
Về cách trang trí, màu sắc…
- Phân loại bài.
- Lựa chọn bài đẹp nhất.
4. Dặn dò: Trang trí đối xứng trên giấy A4
Chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- GIAO AN MT TUAN 10.doc