Những đề xuất về sử dụng nhóm phương pháp “quan sát” – “hợp tác nhóm nhỏ” khi dạy học môn tự nhiên – xã hội ở lớp 2 trường tiểu học Lương Thế Vinh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3

II. THỰC TRẠNG – NGUYÊN NHÂN 3

III. GIẢI PHÁP 4

IV. KẾT QUẢ 10

V. KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những đề xuất về sử dụng nhóm phương pháp “quan sát” – “hợp tác nhóm nhỏ” khi dạy học môn tự nhiên – xã hội ở lớp 2 trường tiểu học Lương Thế Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những đối tương thuộc chủ đề thực vật, cũng có thể thực vật, có thể là những đối tượng thuộc chủ đề động vật. Vì thế, ngoài việc tổ chức cho các em quan sát những đối tượng thật, những đối tượng thông qua mô hình, tranh ảnh. Giáo viên cần lưu ý vận dụng vốn sống của của học sinh vào quá trình quan sát (Vì không phải bất kỳ đối tượng nào cũng có mẫu để quan sát). Mặt khác, không phải bất cứ tiết học nào giáo viên cũng có thể tổ chức được cho lớp học quan sát thực tế hoặc ngoài trời. do đó việc vận dụng vốn sống của học sinh (tri giác) kết hợp nhuần nhuyễn với việc quan sát mô hình, tranh ảnh sẽ giúp các em dễ dàng nắm bắt được đặc điểm của đối tượng cần quan sát. 4. Tổ chức hướng dẫn cho học sinh quan sát : a) Quan sát cá nhân : Đối với những bài : Mặt Trời, Mặt Trăng và các Vì Sao. Khi dạy các bài này giáo viên cần nắm vững mục tiêu của bài học để tiến hành các bước dạy cho phù hợp. Ví dụ Dạy bài : “Mặt Trời” Hoạt động đầu tiên là vẽ và giới thiệu về Mặt Trời. Vì vậy, bước đầu tiên cho học sinh làm việc cá nhân. Học sinh tự vẽ và tô màu mặt trời. Muốn vẽ và tô màu được Mặt Trời thì đòi hỏi học sinh phải được quan sát trước ông Mặt Trời và nhớ lại, hình dung tưởng tượng ra để vẽ nội dung chính của hoạt động. Sau đó giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ Mặt Trời, vẽ thêm các cảnh vật xung quanh. Sau khi học sinh vẽ tranh giáo viên yêu cầu học sinh tự giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp cùng nghe và nêu những gì mình biết về mặt trời cho cả lớp cùng biết. Vì sao vẽ mặt trời màu đỏ ? Vì sao khi đi nắng các em cần phải đội mũ, nón hay ô che ? b) Quan sát theo nhóm nhỏ Trong chương trình TN-XH lớp 2 những bài về tự nhiên, thực vật chủ yếu là dạy theo phương pháp quan sát theo nhóm nhỏ hoặc theo cặp. Thông qua những bài này giáo viên phải nắm rõ mục tiêu của từng bài cụ thể, có vật thật về một số cây để học sinh quan sát, có những cây cối trong vườn trường. Ví dụ Dạy bài : “Một số loài cây sống trên cạn” Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết nói tên, ích lợi của một số cây sống trên cạn và hình thành được kĩ năng quan sát, mô tả, nhận xét. Hoạt động 1 : Quan sát cây cối ở sân trường ở xung quanh. Thông qua hoạt động này học sinh hình thành được kĩ năng quan sát. Cách tiến hành HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1 : Làm việc theo nhóm nhỏ ngoài sân trường. GV phân công khu vực quan sát. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu tên cây, đặc điểm và ích lợi của cây được quan sát. GV phát phiếu hướng dẫn quan sát : 1. Tên cây ? 2. Đó là loại cây cao cho bóng mát hay cây hoa, cây cỏ ? 3. Thân cây và cành lá có gì đặc biệt? Cây đó có hoa hay không? Có thể nhìn thấy phần rễ cây không ? Tại sao ? Đối với những cây mọc trên cạn rễ cây có vai trò đặc điểm gì? Vẽ lại cây đã quan sát Mỗi nhóm 3 – 5 em + Nhóm 1 : Quan sát cây cối sân trường. + Nhóm 2 : Quan sát cây cối vườn trường. + Nhóm 3 : Quan sát cây cối xung quanh. HS thảo luận câu hỏi giáo viên đưa ra theo nhóm và cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận. Thông qua hoạt động này học sinh hầu hết nắm được mục tiêu, yêu cầu các thông tin mà giáo viên đưa ra cho học sinh quan sát. Ngoài ra học sinh còn biết được cái cây đó to – nhỏ – cứng N ếu được cách bảo vệ và ích lợi của từng loại cây. Tiết học diễn ra rất nhẹ nhàng, vui tươi có hiệu quả hơn nhiều so với trước đây tôi chỉ cho học sinh quan sát cây trong sách giáo khoa. Vì vậy, học sinh miêu tả về cây chưa chính xác một bộ phận. Quan sát qua tranh trừu tượng khó mô tả thành lời nhiều khi các em vẫn biết. B – Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ. 1. Tổ chức cho học sinh học nhóm : Tổ chức cho học sinh học nhóm nhỏ là quan trọng. Có nhiều lí do trước tiên cho phép học sinh có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và hoàn thành kĩ năng nói cho học sinh, học hỏi từ bạn, phát huy vai trò trách nhiệm từ đó phát triển những kĩ năng xã hội và hành thành tính cách của trẻ. 2. Cách tổ chức học sinh học nhóm Mỗi bài học của môn TN-XH thường được chia làm 3 giai đoạn chính : Giới thiệu bài : Hoạt động cả lớp hoặc cá nhân. Phát triển bài : (có thể từ 2 đến 3 hoạt động) từng cá nhân, theo cặp (2 học sinh), theo nhóm nhỏ (3 – 6 học sinh). Kết luận, củng cố : Từng cá nhân hoặc cả lớp. + Sử dụng phương pháp dạy học này, giáo viên cần nắm vững cách chia nhóm (ngẫu nhiên, theo sở thích, theo trình độ ). + Học sinh cần biết vai trò, công việc của mình khi làm việc theo nhóm. 3. Các bước dạy học nhóm nhỏ Chuẩn bị : giáo viên chia nhóm giao việc, hướng dẫn cánh làm việc. * Làm việc theo nhóm : Từng cá nhân làm việc độc lập, tập hợp kết quả làm việc của từng cá nhân để thành kết quả chung của nhóm. Việc thảo luận các em phải bàn bạc trao đổi ý kiến với nhau. Đáp lại với nhau, đưa ra ý kiến riêng của mình (giáo viên cần theo dõi uốn nắm kịp thời). * Làm việc chung cả lớp : Đại diện nhóm lần lượt báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung góp ý. Giáo viên kết luận. Ví dụ Bài 20 : An toàn khi đi các phương ti ện giao thông I/ MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh biết : Nhận xét một số tình huống nguy hiểm dễ xảy ra khi đi các phương tiện giao thông. Một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông. Chấp hành những qui định về trật tự an toàn giao thông. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình vẽ trong sách giáo khoa trang 42, 43 Chuẩn bị một số tình huống cụ thể có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông ở địa phương. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Thảo luận tình huống * Mục tiêu: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông. * Cánh tiến hành: Bước 1: GV chia nhóm Bước 2: Thảo luận tình huống - trả lời câu hỏi - Điều gì có thể xảy ra trong mỗi hình trên ? - Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không ? - Em có khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào ? Bước 3 : Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - 4 nhóm nhỏ - Nhóm trưởng đọc câu hỏi, cả nhóm thảo luận. - Học sinh quan sát hình 1, 2 ,3 trang 42 sách giáo khoa để trả lời câu hỏi của giáo viên. - Thư kí nhóm ghi kết quả thảo luận Cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận Các nhóm khác theo dõi bổ sung Kết luận : Để đảm bào an toàn khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước, không đi lại nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hỏa, thuyền, bè, không bám ở cửa ra vào, không thò đầu, thò tay ra ngoài. Hoạt động 2 : Quan sát tranh * Mục tiêu : Biết một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông * Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc theo cặp GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh 4, 5, 6, 7 trang 43 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. - Ở hình 4 khách đang làm gì ? Ở đâu ? Họ đứng gần hay xa mép đường ? - Ở hình 6 khách hàng đang làm gì theo bạn khách hàng phài như thế nào khi ở trên ô tô ? - Ở hình 7 khách hàng đang làm gì ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Gọi một số học sinh nêu một số điểm cần lưu ý khi đi xe buýt (hoặc xe khách). - Hai bạn thảo luận với nhau quan sát tranh 4, 5, 6, 7 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. - Cá nhân nêu một số điểm cần lưu ý khi đi xe buýt (hoặc xe khách). - Nhiều học sinh trả lời. Kết luận: Khi đi xe buýt (hoặc xe khách) chúng ta chở xe ở bến và không đứng xát mép đường đợi xe dừng hẳn mới lên, không đi lại, thò đầu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy khi xe dừng hẳn mới xuống. IV. KẾT QUẢ Năm học 2004-2005, tôi đã thực hiện việc vận dụng hai nhóm phương pháp dạy học trên vào trong môn học TNXH lớp 2 , qua chất lượng kiểm tra định kỳ cuối và đánh giá nhận xét học lực môn TNXH cuối năm, lớp tôi đã đạt được những kết quả khả quan cụ thể như sau : Tổng số HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Số học sinh Tỷ lệ (%) Số học sinh Tỷ lệ (%) 20 5 15 15 75 V. KẾT LUẬN Đổi mới phương pháp dạy học môn TN-XH lớp 2 là một yêu cầu đặt ra trong xu thế đổi mới dạy học ở tiểu học, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Việc đổi mới dạy học môn TN-XH lớp 2 đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học khác nhau, nhằm đạt được mục đích giúp cho học sinh chiếm lĩnh được kiến thức thông qua các hoạt động học tập tự giác, chủ động, tạo ra sự phát triển nhân cách một cách toàn diện. Qua quá trình thực hiện công tác dạy học, tôi thường xuyên kết hợp 2 phương pháp trên trong học tập ở các giờ học TN-XH học sinh tiếp thu bài theo hướng pháp huy tính tích cực của học sinh. Trên đây là những kinh nghiệm về giải pháp mà bản thân tôi rút ra từ quá trình dạy học. Tôi rất mong được sự góp ý của nhà trường, các bạn đồng nghiệp để giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn. Và cũng qua đây tôi xin tỏ lòng biết ơn tới ban giám hiệu, các đồng chí đồng nghiệp trường tiểu học Lương Thế Vinh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành giải pháp này. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Đạ Rsal, ngày 05 tháng 01 năm 2007 Người viết VƯƠNG THỊ HOA TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Sách Tự nhiên - Xã hội lớp 2 – nhà xuất bản giáo dục - chủ biên Bùi Phương Nga. 2. Sách giáo viên Tự nhiên – Xã hội lớp 2 – nhà xuất bản giáo dục - chủ biên Bùi Phương Nga. 3. Tài liệu bỗi dưỡng thường xuyên chu kì 3 (2003 – 2007) – Nhà xuất bản giáo dục tập 2. 4. Tạp chi thế giới trong ta.

File đính kèm:

  • docV.hoa_phuong phapTNXH.doc
Giáo án liên quan