1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- Gv treo tranh ở vở tập vẽ 1( phóng to)
* Tranh có tên là gì?
- Tranh “Các con vật của bạn Cẩm Hà vẽ bằng sáp màu và but dạ.
+ Tranh vẽ những con vật nào?
- Những hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh
- Trong tranh còn có hình ảnh nào nửa?
- Em thấy màu sắc trong tranh bạn vẽ như thế nào?
* Bức tranh của bạn Cẩm Hà có các con vật là mảng chính nên bạn vẽ to, rõ ràng ở giữa, ngoài ra còn có cảnh phụ là trời, cây, hoa làm cho tranh sinh động hơn
- Em có thích tranh của bạn Cẩm Hà không? Vì sao?
* Tranh 2;
* Tranh có tên là gì?
- Vì sao em biết là đàn gà
- Tranh đàn gà của bạn Thanh Hữu vẽ bằng bút dạ và sáp màu.
- Những con gà ở đây như thế nào
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Tuần 23 (bản chuẩn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mái có màu xanh lam, đuôi ngắn, ít màu, những con gà con có màu vàng, màu đỏ...
- Ngoài ra còn có đất màu xanh, mặt trời màu đỏ, mây màu xanh lam...
- Hs trả lời
- Hs trả lời
IV. Dặn dò:
- Quan sát hình dáng, màu sắc các con vật
- Vẽ 1 con vật mà em yêu thích.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ cây, vẽ nhà.
+ Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ.
TUẦN 23
Ngày tháng năm 20
Bài 23: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI VỀ MẸ HOẶC CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu được nội dung về đề tài: Mẹ hoặc Cô giáo.
- Biết cách vẽ và vẽ được tranh về Mẹ hoặc Cô giáo.
- Thêm yêu quý Mẹ và Cô giáo.
II. Chẩn bị:
GV HS
- Sưu tầm một số tranh ảnh về Mẹ và Cô giáo - Sưu tầm tranh vẽ về Mẹ hoặc Cô
(tranh chân dung, tranh sinh hoạt) giáo.
- Tranh vẽ về Mẹ hoặc Cô giáo của hs vẽ. - Vở tập vẽ 2.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng.
- Bài mới.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- GV treo tranh:
+ Tranh vẽ gì?
+ Hình ảnh chính trong tranh là gì?
+ Hình ảnh phụ là gì?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
+ Ngoài ra chúng ta còn có thể vẽ được đề tài nào khác nữa?
- GV treo tranh 2:
+ Tranh vẽ nội dung gì?
+ Hình ảnh trong tranh được diễn tả như thế nào?
+ Em còn có thể vẽ những tranh gì về mẹ?
+ Em hãy tả hình dáng, đặc điểm của Mẹ hoặc Cô giáo em?
* Mẹ và Cô giáo là những người rất gần gũi với chúng ta. Em hãy chọn cho mình đề tài thích hợp để vẽ,
2- Hoạt động 2: Cách vẽ
- Chọn đề tài vẽ ( Mẹ hoặc Cô)
- Nhớ lại hình ảnh mẹ hoặc cô: khuôn mặt, da, tóc, kiểu quần áo
- Nhớ lại công việc mẹ hoặc Cô hay làm(đọc sách, tưới rau, bế em)
- Vẽ hình ảnh mẹ hoặc Cô là hình ảnh chính, vẽ thêm các hình ảnh khác ( sách, trường, lớp, nhà, cửa) cho sinh động.
- Chọn màu theo ý thích, có đậm, có nhạt, vẽ kín nền tranh.
3- Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
- Hs có thể vẽ chân dung hay vẽ mẹ, hoặc cô đang làm việc gì?
- Gv quan sát, gợi ý cho hs.
4- Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn 1 số bài để hs cùng xem:
+ Em có nhận xét gì về các bài vẽ?
+ Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương, xếp loại 1 số bài.
* Mẹ và Cô giáo là những người dìu dắt chúng ta nên người, các em phải biết yêu thương và quý trọng Mẹ và Cô giáo, ở nhà các em phải giúp đỡ Mẹ những công việc nhà, đến trường phải biết vâng lời và lễ phép với thầy, cô giáo, chăm chỉ, siêng năng học hành để cha mẹ và thầy cô vui lòng.
* Hs trả lời:
- Tranh vẽ các bạn đang chúc mừng cô giáo ngày 20 - 11
- Hình ảnh chính là cô giáo cùng các bạn học sinh .
- Hình ảnh phụ là lớp học, bảng đen, bàn ghế
- Tranh có mảng chính, màu đậm, nổi bật, tươi sáng thể hiện không khí vui tươi của ngày hội.
- Chân dung cô giáo, cô giáo cùng đi chơi với các bạn, cô cùng các bạn trồng cây
- Tranh vẽ chân dung Mẹ
- Tranh vẽ khuôn mặt Mẹ được diễn tả rõ ràng: mắt, mũi ,miệng, tóc
- Mẹ đi làm, mẹ nấu ăn, mẹ giữ em
- Hs chọn nôi dung để vẽ.
- Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ vẽ sau
- Vẽ màu theo ý thích.
- Hs nhận xét:
+ Hình ảnh.
+ Cách sắp xếp.
+ Màu sắc.
+ Chọn bài mình thích.
IV. Dặn dò:
- Hoàn thành bài ở nhà ( nếu chưa xong)
- Quan sát các con vật quen thuộc.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh: Đề tài con vật
- Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ.
TUẦN 23
Ngày tháng năm 20
Bài 23: Vẽ theo mẫu: VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC
I. Mục tiêu:
- Hs tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc bình đựng nước
- Vẽ được cái bình đựng nước
- Hs cảm nhận vẻ đẹp của đồ vật
II. Chuẩn bị:
GV HS
- Một vài cái bình đựng nước có hình - Vở tập vẽ 3
dáng, chất liệu,trang trí khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ - Bút chì, màu vẽ
- Một vài bài của hs vẽ
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv giới thiệu một vài cái bình đựng nước khác nhau:
+ Cái bình đựng nước có những bộ phận gì ?
+ Cái bình đựng nước có hình dáng như thế nào ?
+ Chất liệu của các bình này là gì ?
+ Màu sắc của các bình này như thế nào ?
+ Nhà em có bình đựng nước không ?
* Bình đựng nước là vật dụng rất cần thiết cho mọi gia đình. Bình có nhiều kiểu dáng khác nhau về hình dáng và cách trang trí
2- Hoạt động 2: Cách vẽ
- Gv treo hình minh hoạ cách vẽ
+ Tương tự các bài vẽ theo mẫu chúng ta tiến hành các bước vẽ như thế nào ?
- Vẽ vừa với phần giấy ở vở
- Có thể trang trí các hoạ tiết theo ý thích
- Vẽ đậm nhạt hay vẽ màu theo ý thích, vẽ màu nền và màu hoạ tiết.
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv đặt mẫu sao cho cả lớp quan sát thấy được
- Gv cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
- Gv quan sát, gợi ý hs vẽ
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem.
- Em có nhận xét gì ?
- Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương
* Bình đựng nước dùng để đựng nước uống hằng ngày các em phải thường xuyên rửa, và giữ gìn sạch sẽ .
- Nắp, miệng, thân, tay cầm và đáy.
- Mỗi bình có hình dáng khác nhau:
+ Có kiểu cao, kiểu thấp
+ Kiểu thân thẳng, kiểu thân cong.
+ Kiểu miệng rộng hơn đáy, kiểu miệng và đáy bằng nhau
+ Mỗi bình có kiểu tay cầm khác nhau
- Nhựa, thuỷ tinh, gốm,
- Có nhiều màu phong phú:
+ Có bình một màu, bình nhiều màu
+ Bình trong suốt
+ Bình vẽ hoạ tiết trang trí( hoa, lá, con vật )
- Hs trả lời
- Ước lượng chiều cao, chiều ngang( cả tay cầm)
- Vẽ khung hình
- Tìm tỉ lệ thân, miệng đáy.
- Vẽ nét chính trước, vẽ chi tiết sau
- Vẽ đậm nhạt hoặc có thể trang trí và vẽ màu.
- Hs nhìn mẫu và vẽ
- Vẽ theo các bước đã hướng dẫn
- Hs nhận xét về:
+ Hình vẽ
+ Vẽ đậm nhạt hay vẽ màu
+ Chọn bài mình thích
IV. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tự do
+ Quan sát mọi vật xung quanh
+ Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ
Bài 23: Tập nặn tạo dáng
tập Nặn dáng người
I/ Mục tiêu
- Học sinh nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.
- Học sinh làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn) và nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích
- Học sinh quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người.
II/ Chuẩn bị
GV: - Sưu tầm tranh, ảnh về các dáng người, hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh, các điệu như con tò he, con rối, búp bê- Bài tập nặn của học sinh các lớp trước- Chuẩn bị đất nặn.
HS : - Tranh, ảnh về các dáng người - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy,màu sáp .
III/ Hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Quan sát, nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh hoặc tượng đã chuẩn bị: + Dáng người đang làm gì? + Các bộ phận lớn?
- Giáo viên gợi ý học sinh tìm một, hai hoặc ba hình dáng để nặn như: hai người đấu vật, ngồi câu cá, ngồi học, múa, đá bóng, ..
2.Cách nặn dáng người:
+ Nhào, bóp đất sét cho mềm, dẻo (nếu không có đất màu công nghiệp);.
+ Tạo dáng cho phù hợp với động tác của nhân vật: ngồi, chạy, đá bóng, kéo co, cho gà ăn,
+ Sắp xếp thành bố cục.
- Giáo viên cho xem một số sản phẩm của lớp trước để các em học tập cách tạo dáng.
3.Thực hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh:
+ Lấy lượng đất cho vừa với từng bộ phận.
+ So sánh h.dáng, tỉ lệ để cắt, gọt, nắn và sửa hình.
+ Tạo dáng nhân vật: với các dáng như chạy, nhảy,cần phải dùng dây thép hoặc que làm cốt.
- Giáo viên gợi ý học sinh sắp xếp các hình nặn thành đề tài theo ý thích.
+ HS quan sát tranh và trả lời:
* HS làm việc theo nhóm
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
+ Nặn các bộ phận lớn,
+ Nặn các bộ phận nhỏ,
+ Gắn, dính các bộ phận thành hình người.
- Yêu cầu chủ yếu với học sinh là nặn được những hình ảnh về người.
+ Nặn xong, để khô, sau đó có thể vẽ màu cho đẹp.
4.Nhận xét,đánh giá.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét một số bài vẽ tiêu biểu, đánh giá về:
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét các bài tập nặn về tỉ lệ hình, dáng hoạt động và cách sắp xếp theo đề tài sau đó h/sinh cùng giáo viên lựa chọn và xếp loại bài.
* Dặn dò:
- Q/sát kiểu chữ nét thanh nét đậm và kiểu chữ nét đều trên sách báo, tạp chí,...
TUẦN 23
Ngày soạn: Ngày giảng:
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. Mục tiêu
- Hs nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn
-HS tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích.
- Hs quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II. Chuẩn bị.
- GV: SGK,SGV
-1 số tranh ảnh về những đề tài khác nhau
- HS: SGK, vở ghi, giấy vẽ,vở thực hành
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh có nội dung về vẻ đẹp của phong cảnh, con người những đồ vật quen thuộcđể lôi cuốn HS vào nội dung bài học.
- GV giới thiệu 1 vài bức tranh, ảnh đã chuẩn bị
Hs quan sát
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
GV: giới thiệu một số tranh ảnh về các đề tài khác nhau và đặt câu hỏi cho HS trả lời
+ Các bức tranh đó vẽ về đề tài gì?
+Trong tranh có những hình ảnh nào?
Hs quan sát
- Vui chơi trong ngày hè, Nhà trường
GV: gợi ý cho HS nhận xét được những hình ảnh về đề tài Vui chơi trong ngày hè có thể vẽ hoạt động nhảy dây, đá cầu, thả diều
- GV kết luận: đề tài tự chọn rất phong phú, cần suy nghĩ, tìm những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh.
Hoạt động 2: cách vẽ tranh
GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước:
+ Sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung
HS lắng nghe và thực hiện
+Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau.
+ Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt.
Hoạt động 3: thực hành
GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
Hs thực hiện
GV: đến từng bàn quan sát hs vẽ động viên khen ngợi những em vẽ nhanh, vẽ đẹp,..để tạo không khí thi đua học tập trong lớp.
HS vẽ bài
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
Chọn một số bài và gợi ý cách nhận xét, đánh giá: cách chọ nội dung đề tài, cách thể hiện..
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc hs về nhà quan sát ấm tích, cái bát,
Hs lắng nghe
File đính kèm:
- TUAN 23.doc