Giáo án Mĩ Thuật Lớp 9 - Chương trình cả năm

I) Mục tiêu bài học

- Học sinh hiểu được 1 số kiến thức sơ lược thời Nguyễn.

- Phát triển khái niệm nhận thức, phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của học sinh.

- Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nối tiếp dân tộc, trân trọng và yêu quý các di tích lịch sử-văn hoá của quê hương.

II) Chuẩn bị:

v Giáo viên: - ảnh chụp các công trình kiến trúc của cố đô Huế.

 -Tranh ảnh giới thiệu về mĩ thuật thời Nguyễn.

v -SGK

-Sưu tầm các bài viết, tranh ảnh liên quan tới mĩ thuật thời Nguyễn.

III) Gợi ý tiến trình dạy học:

 

doc36 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ Thuật Lớp 9 - Chương trình cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưu tầm tranh, ảnh về mĩ thuật của các dân tộc ít người ở Việt Nam. Các nhóm trao đổi sau đó lên trình bày ý kiến. Học sinh làm bài theo suy nghĩ riêng vào vở bài tập. ..***. Ngày tháng năm Bài 12 : Sơ lược về mĩ thuật mỹ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam I) Mục tiêu bài học - Học sinh hiểu sơ lược về mỹ thuật của các dân tộc ít người ở Việt Nam - Học sinh thấy được sự phong phú, đa dạng của nền nghệ thuật dân tộc Việt Nam - Học sinh có thái độ trân trọng, yêu quí và có ý thức bảo vệ di sản nghệ thuật của dân tộc. II) Chuẩn bị : - Giáo viên: một số hình ảnh, phiên bản về mẫu thiêu, thổ của các dân tộc ít người, nhà sàn nhà rông, nhà mồ và tượng nhà mồ, tháp chăm và điêu khắc chăm - Bộ đồ dùng dạy học mĩ thuật 9 Học sinh: SGK - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết liên quan đến nội dung bài học III)Các bước tiến trình dạy học: Hoạt độngI: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét khái quát về các dân tộc ít người ở Việt Nam - Dựa vào kiến thức học sinh đã học về lịch sử và địa lý giáo viên đặt một số câu hỏi: +Trên đất nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống? +Lịch sử đã cho thấy điều gì về mối quan hệ các dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. +Hãy kể tên một số dân tộc mà em biết? Hoạt động II: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số đặc điểm của mĩ thuật của dân tộc ít người ở Việt Nam a) Tranh thờ và thổ cẩm *Tranh thờ: - Em biết gì về tranh thờ? - Nội dung của tranh thể hiện quan niệm dân gian, dung hoà giữa phật giáo và đạo giáo - Tranh thờ này có thể là hình ảnh vẽ hoặc được in nét và vẽ bằng các màu tự tạo: nhựa cây sung cây sơn *Tranh thổ cẩm: - Giáo viên kết luận: tranh thờ và thổ cẩm của đồng bào các dân tộc miền núi thể hiện những bản sắc văn hoá riêng; cách tạo hình và thể hiện mang tính nghệ thuật độc đáo không thể trộn lẫn trong kho tàng mĩ thuật dân tộc Việt Nam b) Nhà rông và tượng gỗ Tây Nguyên - Giáo viên đặt câu hỏi: - Em hiểu biết gì về nhà rông? - Nhà rông thường làm băng chất liệu gì? *Tượng gỗ Tây Nguyên - Nhà mồ có nhiều tường đặt xung quanh để làm vui lòng người đã khuất - Giáo viên kết luận: tượng nhà mồ Tây Nguyên như một bản hợp ca về cuộc sống của con người và thiên nhiên hoang sơ vừa hiện đậi với ngôn ngữ tạo hình, tạo khối đơn giản giàu tính tượng trưng, khái quát. c)Tháp chăm và điêu khắc chăm *Tháp chăm : - Giáo viên phân tích về đặc điểm của tháp chăm cho học sinh. - Tháp chăm là một loại công trình kĩ thuật độc đáo của dân tộc chăm, tháp có cấu trúc hình vuông, nhiều tầng - Khu thánh địa Mĩ Sơn được phát hiện năm 1898. Đây là một quần thể gồm trên 60 di tích đền tháp lớn nhỏ.... *Điêu khắc Chăm - Điêu khắc gắn bó chặt chẽ với kiến trúc Chăm - Nghệ thuật tạo tượng rất giàu hiện thực và mang dấu ấn tôn giáo. Hoạt động III: Đánh giá kết quả học tập. - Giáo viên một số câu hỏi cho học sinh trả lời : +Em hãy nêu một vài nét khái quát về các dân tộc ít người ở Việt Nam. +Tranh thờ là gì ? Nêu nội dung của tranh thờ... - Giáo viên nhận xét về ý thức học tập của học sinh và khen ngợi những học sinh có ý thức xây dựng bài. *Dặn dò: - Học sinh ở SGK - Quan sát dáng người khi hoạt động. Học sinh suy nghĩ trả lời. - Tranh thờ là loại tranh phản ánh ý thức hệ lâu đời của đồng nhằm hướng thiện, răn đe cái ác và cầu may mắn. - Là nghệ thuật trang trí trên vải sắc được thể hiện bằng bàn tay khéo léo. Tinh sảo của phụ nữ. - Học sinh nghe giảng và xem tranh ảnh. - Học sinh xem tranh ảnh. - Học sinh trả lời câu hỏi. ..***. Ngày tháng năm Bài 13: Tập vẽ dáng người I) Mục tiêu : - Học sinh hiểu được sự thay đổi của dáng người ở các tư thế hoạt động . - Biết cách vẽ dáng người và vẽ được dáng người ở vài tư thế: đi, đứng, ngồi... - Học sinh thích quan sát, tìm hiểu các hoạt động xung quanh . II) Chuẩn bị: Giáo viên: - Một số tranh ảnh có các hoạt động của con người. - Bài vẽ về đề tài sinh hoạt (có dáng người) của học sinh. - Một số bức ký hoạ về dáng người của hoạ sĩ. - Hình gợi ý cách vẽ. - Học sinh: SGK - Sưu tầm tranh ảnh có các dáng hoạt động của con người ở sách báo, tạp chí - Vở BTMT - Bút chì, tẩy. III)Các bước tiến trình dạy học. Hoạt động I: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. - Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh để học sinh để học sinh nhận ra các tư thế của người khi hoạt động: đi, đứng .chạy... - Giáo viên cho học sinh quian sát hình hình một sách giáo khoa để nhận ra các tư thế của đầu ta, chân khi cúi đứng đi. - Cho học sinh xem tranh vẽ với những hoạt động khác động của nhân vật: cúi, ngồi, đứng... Hoạt động II: Hướng dẫn học sinh cách vẽ dáng người . - Giáo viên đặt câu hỏi: muốn vẽ được dáng người, cần phải làm như thế nào? - Giáo viên tóm tắt bổ sung: +Cần quan sát dáng người định vẽ +Vẽ phác nét chính ở tư thế vận động cùng tỉ lệ của đầu, thân tay, chân... +Vẽ các nét để diễn tả hình thể, quần, áo. - Nhìn mẫu, sửa hình cho đúng. Hoạt đông III: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Vẽ nét chính của dáng người khi hoạt động - Giáo viên quan sát chung và gợi ý Học sinh:+Cách quan sát hình khái quát ở mỗi tư thế +Vẽ khái quát +Cách vẽ nét cụ thể. +Cách lựa chọn và sắp xếp các hình dáng Hoạt động IV: Đánh giá kết quả học tập - Giáo viên chọn một số bài đẹp và chưa đạt cho học sinh tự nhận xét - Giáo viên bổ sung và phân tích cụ thể từng bài vẽ - Giáo viên khen gợi và khuyến khích học sinh học sinh vẽ bài đẹp hơn *Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về lực lượng vũ trang - Chuẩn bị màu vẽ cho bài sau. - Học sinh quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi: Học sinh trả lời câu hỏi ..***. Ngày tháng năm Bài 14 : Vẽ tranh Lực lượng vũ trang. I) Mục tiêu : Học sinh hiểu biết thêm về các lực lượng vũ trang - Học sinh vẽ được tranh về đề tài lực lượng vũ trang . - Học sinh yêu quý và biết ơn lực lượng vũ trang có ý thức bảo vệ và xậy dựng đất nước . II) Chuẩn bị : - Giáo viên: một số hình ảnh về lực lượng vũ trang - Một số bức tranh của học sinh của học sinh vẽ về lực lượng vũ trang - Học sinh: SGK . - Một số hình ảnh về lực lượng vũ trang . - Vở BTMT . - Chì, tẩy, màu III) Các bước tiến trình dạy học: Hoạt động I: Hướng dẫn học sinh tìm chọn nội dung - Giáo viên giới thiệu ngắn gọn một số hình ảnh của lực lượng vũ trang để học sinh nhận ra lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh đất nước - Giáo viên đặt câu hỏi: Em có thể vẽ những nội dung gì về lực lượng vũ trang? - Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh về lực lượng vũ trang của hoạ sĩ và học sinh. - Giáo viên cho các em nhận xét về các bức tranh. ? Bức tranh này vẽ về lực lượng vũ trang nào? ? Bức tranh này vẽ về nội dung gì? Hoạt động II: Cách vẽ tranh - Cách vẽ tranh như đã hướng dẫn các bài trước. - Chú ý tìm hình ảnh điển hình để thể hiện rõ nội dung tranh. - Vẽ màu trong sáng, hài hoà, đậm nhạt thay đổi. Hoạt động III: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Giáo viên ra bài tập: em hãy vẽ một bức tranh về lực lượng vũ trang. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và chọn đề tài. - Giáo viên quan sát học sinh làm bài tập. Hoạt dộng IV: Đánh giá kết quả học tập. - Giáo viên và học sinh trao đổi và tìm ra những ưu điểm của một bức tranh *Dặn dò: chuẩn bị bài sau sưu tầm tranh ảnh về trang phục quần áo nam nữ trẻ em. Học sinh trả lời: - Bộ đội đang rèn luyện trên thao trường - Chiến đấu ở mặt trận - Các chú đi tuần tra - Thiếu nhi giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ - Bộ đội vui múa hát cùng mọi người - Học sinh nhìn tranh trả lời. - Học sinh suy nghĩ tìm và chọn đề tài - Học sinh vẽ bài tập. - Học sinh tìm ra tranh đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu. - Nhận xét về cách bố cục, vẽ hình, vẽ màu. - Học sinh tự xếp loại ..***. Ngày tháng năm Bài 15: Tạo dáng và trang trí thời trang. I) Mục tiêu: - Học sinh hiểu về nội dung và sự cần thiết của thiết kế thời trang trong cuộc sống - Học sinh biết tạo dáng một số mẫu thời trang theo ý thích . - Học sinh coi trọng những sản phẩm văn hoá mang bản sắc dân tộc . II) Chuẩn bị: - Giáo viên: Hình phóng to một số mẫu thời trang - ảnh trang phục dân tộc truyền thống và hiện đại... Học sinh: - SGK - ảnh về thời trang - Vở BTMT - Bút chì, tẩy, màu . III) Các bước tiến trình dạy học. Hoạt động I: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét - Giáo viên giới thiệu một số kiểu mẫu trang phục để học sinh thấy được sự phong phú về kiểu dáng, màu sắc của trang phục Hoạt động II: Hướng dẫn học sinh cách tạo trang trí quần áo. *Muốn tạo được dáng và trang trí áo ta cần phải tiến hành: Tìm chọn mẫu áo: - Tìm chọn mẫu áo. - Tìm hình dáng và tỉ lệ khái quát của áo. - Tìm các đường thẳng đường cong. - Tìm hình dáng các bộ phận: cổ áo, thân áo .... - Sắp xếp hình trang trí, chọn hoạ tiết và màu sắc phù hợp với áo. Hoạt động III: Hướng dẫn học sinh làm bài bài tập - Học sinh thực hành. - Giáo viên gợi ý, bổ sung để bài vẽ của học sinh phong phú về kiểu dáng, về hoạ tiết. Hoạt động IV: Đánh giá kết quả học tập. - Học sinh treo, dán bài của mình lên bảng - Giáo viên và học sinh cùng đánh giá về cách tạo mẫu cho hợp lý. - Giáo viên khen ngợi những học sinh làm bài tốt. *Dặn dò:Chuẩn bị cho bài học sau :Sưu tầm các hình ảnh và bài viết về mỹ thuật cổ của một số nước châu á: ấn Độ,Trung Quốc,Nhật bản.... - Học sinh quan sát lên đồ dùng học tập ..***. Ngày tháng năm Bài 16: Thi học kì I . Đề bài: Vẽ đề tài tự do . Thời gian:45 phút I) Mục tiêu bài học : - Học sinh hiểu đề tài và tìm được nội dung phù hợp để vẽ tranh. - Học sinh vẽ được một tranh theo ý thích. - Học sinh quan sát tranh, tìm hiểu để phát hiện ra vẻ đẹp ở cuộc sống xung quanh. II) Chuẩn bị: - Học sinh : Giấy A3. - Bút chì, màu... III) Gợi ý tiến trình dạy học : - ở bài này, giáo viên cần gợi ý cho học sinh cách chọn đề tài thông qua viện xem tranh. Thời gian xem tranh. Thời gian chủ yếu để cho học sinh vẽ tranh - Trong quá trình học sinh vẽ tranh, giáo viên cần gợi ý cụ thể để học sinh yếu kém có thể nhanh chóng có thể chọn được nội dung đề tài và hoàn thành được bài vẽ . ..***.

File đính kèm:

  • docgiao an Mi Thuat ca nam 9 cuc hay.doc
Giáo án liên quan