Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Bản đẹp 2 cột (Chuẩn kiến thức)

I. Mục tiêu bài học:

- HS hiểu biết những kiến thức cơ bản về sự ra đời của nhà Nguyễn và tình hình kinh tế - chính trị xã hội thời Nguyễn.

- HS biết nguyên nhân ra đời và phát triển của nghệ thuật MT dân tộc

- HS trân trọng yêu quý những giá trị truyền thống , biết ơn thế hệ người đi trước.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

-Bộ đồ dùng dạy học MT 9

- Bản phụ tóm tắt về công trình kt " Kinh Đô Huế".

2. Học sinh :

- Sưu tầm tư liệu và hình ảnh về bài học .

3. Phương pháp dạy học:

 - Phương pháp trực quan.

 - Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp làm việc theo nhóm.

 

doc53 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Bản đẹp 2 cột (Chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốc và ảnh hưởng như thế nào ? ? Hội hoạ TQ vẽ về đề tài gì? ? Kể tên những công trình kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng? ? Nêu tên của các hoạ sĩ và những công trình nghiên cứu của họ về MT? ? Đặc điểm về vị trí, đất nước Nhật Bản? ? Đặc điểm mĩ thuật Nhật bản? ?Đặc điểm kiến trúc? ? Nêu vài nét về NT điêu khắc và đồ hoạ? ? Kể tên những hoạ sĩ tiêu biểu của nền nghệ thuật khắc gỗ ? ? Nêu đặc điểm chính của mĩ thuật Lào và Campuchia? ? Kể tên các công trình kiến trúc của Lào và Campuchia? ? Nêu đặc điểm kiến trúc của ăng co thom? - Gv NT điêu khắc phát triển trên cơ sở các công trình kiến trúc cơ bản. ? Nêu đặc điểm kiến trúc của ăng Ko Vat? II. Khái quát về mĩ thuật các nước châu á: - Các nhóm thảo luận. 1. Mĩ Thuật ấn Độ: - Hình thành từ 3000 năm TCN. - ấn Độ có nhiều tôn giáo (Phật giáo, ấn Độ giáo, Hồi giáo...). Nhưng chiếm đa số là ấn Độ giáo ( Đạo Hin Đu). - Các công trình MT ở các loại hình: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ đều gắn vói các tôn giáo. Từ kinh Vê-đa họ cho rằng thần thánh là nơi bắt nguồn của nghệ thuật. Nó chi phối tư tưởng văn hoá truyền thống và thẩm mĩ của người ấn Độ. - MT ấn Độ trải qua 5 giai đoạn ptriển (Nền VH sông ấn, vhoá ấn Âu, Trung Cổ, ấn Độ Hồi giáo, vhoá ấn Độ hiện đại. Sinh ra nhiều kiến trúc nôit tiếng gồm kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn giáo. - Kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ liên quan mật thiết với nhau. * Đền thờ Thần mặt trời - Thần Shiva - Thánh tích MahabariPuri( 630-715 sau công nguyên ) * Lăng TátMaHa - Điêu khắc: Thầy Tăng cầm phất trần hầu lễ => MT ấn Độ là 1 nền MT dân tộc giàu bản sắc, phong phú và đa dạng. 2. Mĩ Thuật Trung Quốc: - Là đất nước rộng lớn, đông dân nhất thế giới, văn hoá phát triển rất sớm. * MT Trung quốc chiếm vị trí quan trọng vì thể hiện ở nhiều phương diện phong phú và độc đáo - MT chịu ảnh hưởng của 3 luồng tư tưởng nho giáo , đạo giáo và phật giáo .... - Hội hoạ nổi tiếng về các bức bích hoạ, tranh lụa, trên giấy lấy đề tài từ Phật giáo hoặc các nhân vật nổi tiếng (Dương Quý Phi tắm xong, Phu nhân nước Quắc đi chơi). Đặc biệt là tranh sơn thủy lấy cảnh vật (núi và nước) để diễn tả. * Vạn lí trường thành - Cố Cung, Thiên An Môn, Di Hoa Viên * Bích Hoạ : chùa hang Macao, tranh lụa , tranh thuỷ mặc được đề cao trở thành quốc hoạ của Trung Quốc . - Hoạ sĩ Tề Bạch Thạch, đưa hội hoạ trung quốc và được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới. => MT mang đậm bản sắc dân tộc, có tính tượng trưng cao vàcó tầm ảnh hưởng lớn. 3. Mĩ Thuật Nhật Bản: - Là 1 quần đảo ở ngoài khơi phía Đông lục địa châu á. Thiên nhiên rất khắc nghiệt với động dất, núi lửa, giá lạnh... - Do vị trí địa lí nên Nhật Bản ít giao tiếp với bên ngoài, nên nền mĩ thuật mang đậm tính dân tộc. a. Kiến trúc : Theo tinh thần Thần đạo, nguyên sơ, ít gia công chạm trổ hoặc trau chuốt, chịu ảnh hưởng của kiến trúc TQ. Hài hoà với thiên nhiên, bền vững với thời gian, đặc biệt là chùa TÔĐAIDI. b. Hội hoạ là điêu khắc : Đặc biệt là nghệ thuật khắc gỗ, tạo ra bản sắc riêng . - Hoạ sĩ Hôkusai , Utamarô có nhiều tác phẩm nổi tiếng : - Núi phú sĩ, Điểm trang gMT Nhật Bản mang một phong thái riêng. 4. Các công trình kiến trúc của lào và Campuchia: a. Thạt luổng(Lào):xây dựng lại năm 1566, là công trình kiến trúc tiêu biểu(Phật giáo) của Lào .Tháp Thạt Luổng là kiến trúc chính được dát vàng tạo nên sự uy nghi, rực rỡ. Mang bản sắc riêng của dân tộc Lào. b. ăng co Thom (Campuchia) - Kiến trúc thuộc loại đền núi , xây dựng thế kỉ XIII , cổng thắng lợi khắc hình mặt người. - Thuộc loại công trình kiến trúc "Đền núi", được cách điệu, xây dựng theo một kết cấu hết sực tự do, bay bổng. c, Ăng Ko Va (Campuchia) - XD 1113 - 1152, là bước phát triển cao của loại đền núi. - Nghệ thuật điêu khắc trang trí rất độc đáo với hình người hoa văn uốn lượn, hoà quyện với nhau. 4. Củng cố: (4') ? Nêu những nét đặc sắc của nghệ thuật Trung Quốc ? Kể tên những hoạ sĩ mà em biết ? 5. Hướng dẫn về nhà: (1') - Học theo câu hỏi trong SGK. - Sưu tầm biểu tượng, biểu trưng, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập để tiết sau học bài 17: Vẽ trang trí: "Vẽ biểu trưng". Tiết 17, bài 17: Vẽ trang trí: vẽ biểu trưng Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh hiểu về vẽ biểu trưng, biểu tượng, cách vẽ các biểu trưng đó. - HS tưởng và vẽ được các biểu tượng đơn giản. - HS yêu thích các biểu trưng , yêu quý NT trang trí của cha ông. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị một số biểu trưng mẫu. - Hình minh hoạ các bước vẽ vẽ biểu trưng. 2. Học sinh: - Sưu tầm biểu trưng. - Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ: Bút chì, tẩy, compa, thước kẻ, màu tự chọn, vở mĩ thuật. 3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp luyện tập. III. Tiến trình dạy - học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (5') - Kể tên những công trình mĩ thuật của Trung Quốc và ấn Độ mà em biết ? - Kể tên một số hoạ sĩ nổi tiếng của Trung Quốc ? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: (1') Biểu trưng là hình ảnh tượng trưng cho một đoàn thể, đơn vị, một nghành nghề hoặc một trường học nào đó. Cũng có thể là một biểu tượng để quảng cáo mặt hàng sản phẩm cho một công ty, một quốc gia... Hôm nay chúng ta sẽ học cách vẽ biểu trưng . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: (8') Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - GV cho Hs xem các biểu trưng với nhiều hình dạng khác nhau ? Biểu trưng là gì? ? Bố cục của một biểu trưng gồm mấy phần? ? Đặc điểm của hình ảnh trong biểu trưng? ? Đặc điểm của chữ trong biểu trưng? ? Nhận xét về các hình ảnh và chữ trong các biểu trưng trên ? ? Biểu trưng thường được đặt ở đâu? ? Yêu cầu của biểu trưng? I. Quan sát, nhận xét: - Quan sát tranh mẫu, ảnh mẫu - K/n: Biểu trưng là hình ảnh tượng trưng cho một đoàn thể một nghành nghề, hoặc trường học nào đó. - Bố cục gồm 2 phần: hình và chữ. + Hình ảnh tiêu biểu, cô đọng, chứa nội dung sâu sắc. VD: Nói đến hoà bình (chim bồ câu trắng), NN (bông lúa), CN (bánh xe, máy móc...) + Chữ Baton đều nét, màu sắc hài hoà tươi sáng toát lên vẻ đẹp của biểu tượng . - Biểu trưng được đặt ở đầu tạp chí , đầu báo trang trí trong các ngày lễ hội được đeo ở ngực áo như Huy hiệu Đoàn, Đội, Huân huy chương.... - Đơn giản mà vẫn diễn đạt được hết nội dung. Hoạt động 2: (5') Hướng dẫn cách vẽ biểu trưng: - GV treo hình minh hoạ các bước vẽ biểu trưng (trường học) lên bảng. ? Có mấy bước vẽ? Đó là những bước nào? - B1: Chọn hình dáng chung cho biểu trưng. - B2: Tìm hình tượng chính, hình ảnh phụ cho biểu trưng. - B3: Sắp xếp hình ảnh cân đối. - B4: Vẽ màu. II. Cách vẽ biểu trưng trường học: - 4 bước: + Có thể chọn những hình cơ bản như vuông, tròn, hình chữ nhật, hoặc những hình dáng độc đáo khác... + Dựa vào đặc điểm nổi bật của cơ quan, tổ chức đó (tên cơ quan, đặc điểm nổi bật, chức năng công việc...) để tìm hình ảnh chính thích hợp. Sau đó tìm các hình ảnh phụ bổ trợ cho hìn ảnh chính. Các hình ảnh này cần vẽ đơn giản hoặc đã được cách điệu về hình, về nét cho phù hợp. + Sắp xếp các hình ảnh đã tìm được cho hợp bố cục. Có thể thay đổi những chi tiết nhỏ về hình dáng của biểu trưng hoặc hình tượng để có sự phù hợp với nhau. + Vẽ ít màu, chú ý tương quan giữa màu nền, hình và chữ. Màu phù hợp với đặc điểm của cơ quan, tổ chức đó càng tốt. Hoạt động 3: (22') Hướng dẫn thực hành: - GV cho HS vẽ một biểu trưng của trường - GV quan sát, theo dõi, động viên, khuyến khích những em có ý tưởng mới , có những cách trình bày riêng, sáng tạo; đối với những HS còn lúng túng trong cách lựa chọn hình ảnh GV gợi ý cụ thể hơn với từng em. III. Thực hành: - Vẽ biểu trưng của trường THCS Mỹ Thủy. - Vẽ với kích cỡ vừa phải vào vở vẽ, sau đó tô màu. 4. Củng cố: (3') - GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về: - Nội dung của biểu trưng đã làm rõ đặc điểm của trường THCS Mỹ Thủy. - Bố cục của biểu trưng như thế nào? - Hình ảnh của biểu trưng đã gây được ấn tượng mạnh với người xem hay chưa? - Màu sắc của bài vẽ ra sao? - GV kết luận bổ sung, tuyên dương những em làm tốt, động viên khuyến khích những em làm chưa được . 5. Hướng dẫn về nhà: (1') - Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ - Chuẩn bị bài 18 - Kiểm tra học kì I - Đề tài tự do. Tiết 18, bài 18: vẽ tranh: đề tài tự do (Kiểm tra học kì I) Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh biết thêm về các đề tài trong cuộc sống. - Biết cách vẽ một số đề tài trong cuộc sống. - HS yêu quý cuộc sống của chính mình và mọi người. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị đề bài. 2. Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, vở vẽ. III. Tiến trình dạy - học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 3. Bài mới: + Đề bài: - Ra đề: Vẽ tranh đề tài tự do. Kích thước : 18 x25 cm Màu : Tuỳ chọn + Yêu cầu: Thể hiện được nội dung đề tài mình muốn vẽ. Nội dung trong sáng, hay. Có hình ảnh phù hợp, màu sắc đẹp. -Làm bài vào giấy A4. Làm trong thời gian 1 tiết. . Biểu điểm. + Loại G: Bài thể hiện đúng nội dung đề tài, có cách tìm hình ảnh độc đáo, sáng tạo, biết sx bố cục, nắm chắc các thao tác tiến hành, có màu sắc đẹp, trong sáng, hài hoà có đậm nhạt, xa , gần tốt. + Loại K: Thể hiện được một nội dung trong đề tài, có khả năng sx hình ảnh và kết hợp giữa hình ảnh với luật xa gần, hình ảnh tự nhiên không sao chép, tuy nhiên màu sắc còn chưa tạo điểm nhấn giữa mảng đậm, nhạt. + Loại TB: - Hoàn thiện bài với nội dung theo yêu cầu đề bài. Hình ảnh còn lúng túng, sx hả có thể còn dàn chải, chật chội Màu sắc đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành nhưng mờ nhạt, chưa tập trung vào hình ảnh chính, dàn chải. Màu sắc chưa vẽ hoàn thành. + Chưa đạt yêu cầu: Không thể hoàn thành bài theo nội dung Tìm hình ảnh và sx hình ảnh lộn xộn, không có trọng tâm, chưa rõ nộidung thể hiện.ý thức làm bài thiếu tập trung. 4. Củng cố: - GV nhắc nhở HS thu bài làm hoặc có thể linh động cho HS làm tiếp trong giờ ra chơi rồi hết giờ r chơi thu bài lại. - Nhận xét về ý thức trong giờ.

File đính kèm:

  • docGiao an MT 9.doc
Giáo án liên quan