Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 10, 11 - Bùi Văn Tùng

I. Mục tiêu.

- Học sinh hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.

- Nhận ra vẻ đẹp của một số tác phẩm phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng.

II. Chẩn bị.

1. Đồ dùng dạy học.

a. Giáo viên.

 - SGK, tranh, ảnh liên quan tới bài học

b. Học sinh.

- SGK, sưu tầm tranh ảnh liên quan tới bài học trên tạp chí, sách báo,.

2. Phương pháp dạy học.

- Chủ yếu sử dụng phương pháp: vấn đáp, gợi mở,thuyết trình.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài.

b. Hoạt động 1:I. Vài nét về bối cảnh lịch sử

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 10, 11 - Bùi Văn Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Tiết 10 Ngày dạy: Lớp 8A, 8B, 8C ngày 27/10/2008 Bài 10: Thường thức mĩ thuật sơ lược về mĩ thuật việt nam giai đoạn 1954 - 1975 I. Mục tiêu. - Học sinh hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. - Nhận ra vẻ đẹp của một số tác phẩm phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng. II. Chẩn bị. 1. Đồ dùng dạy học. a. Giáo viên. - SGK, tranh, ảnh liên quan tới bài học b. Học sinh. - SGK, sưu tầm tranh ảnh liên quan tới bài học trên tạp chí, sách báo,... 2. Phương pháp dạy học. - Chủ yếu sử dụng phương pháp: vấn đáp, gợi mở,thuyết trình... III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập 2. Bài mới a. Giới thiệu bài. b. Hoạt động 1:I. Vài nét về bối cảnh lịch sử - Yêu cầu hs nghiên cứu SGK phần I trang 104. ? Nêu những nét chính về bối cảnh lịch sử trong giai đoạn những năm 1954 - 1975? - Thực hiện - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền? - Năm 1964 Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại. - Các hoạ sĩ tích cực tham giảan xuất chiến đấu. Những tác phẩm của họ phản ánh sinh động khí thế xây dựng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. Giáo viên nhấn mạnh: - Các hoạ sĩ đã sáng tác được những tác phẩm có giá trị: + Nhớ một chiều Tây Bắc (sơn mài 1954) - Phan Kế An + Qua cầu khỉ (sơn mài 1958) - Nguyễn Hiên - Các hoạ sĩ cán bộ ở miền Nam như Đinh Cường cũng có thái độ tích cực phản đối chế độ nguỵ thông qua nghệ thuật. c. Hoạt động 2. II. Thành tựu cơ bản của MT Việt Nam - Yêu cầu hs đọc SGK phần II tr 104. ? Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 có những thành tựu nào nổi bật? - Thực hiện. - Là giai đoạn các hoạ sĩ có nhiều tác phẩm lớn với nội dung đề tài phong phú. - Mĩ thuật phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu và đào tạo được đội ngũ đông đảo các hoạ sĩ sáng tác. - Các tác phẩm được thể hiện bằng nhiều chất liệu như lụa, sơn dầu,... 1. Chất liệu sơn mài. Giáo viên giới thiệu: - Là chất liệu sơn ta lấy từ nhựa cây sơn, trồng nhiều ở vùng đồi trung du tỉnh Phú Thọ, là chất liệu truyền thống đã được các hoạ sĩ tìm tòi, sáng tạo để sử dụng trong việc sáng tác. - Tranh sơn mài giữ một vị trí quan trọng trong nền hội hoạ hiện đại Việt Nam. Nghệ thuật sơn mài được hình thành qua tài năng của các hoạ sĩ, đã tạo nên những mảng màu tinh tế, điêu luyện, những đường nét hư ảo, quyến rũ, không gian ước lệ, màu sắc sâu lắng, lung linh. Là sự kết hợp hài hoà giữa chất liệu dân tộc và các nội dung hiện đại. ? Những tác phẩm bằng chất liệu sơn mài nào nổi tiếng trong giai đoạn này? - Xô viết Nghệ Tĩnh - Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ - Bình Minh trên nông trang - Trái tim và nòng súng - Qua bản cũ 2. Tranh Lụa. - Nét nổi bật của tranh lụa Việt Nam đã tìm được một bảng màu riêng, lối dùng màu đơn giản mà vẫn tạo được sự phong phú sâu sắc, thể hiện được đầy đủ, tư tưởng tình cảm của hoạ sĩ, kĩ thuật vẽ chủ yếu là vẽ bảng màu phẳng và đường nét bao quanh hình, trong đó khối chỉ là gợn tả màu sắc nhẹ nhàng, ít có sự chuyển biến đột ngột, với cách thức hồ nền trên lụa và dùng bút lông mềm để vẽ màu, kết hợp với cọ, rửa trong khi vẽ để bộc lộ rõ tính mềm mại và óng ả của thớ lụa. ? Những tác phẩm nào nổi tiếng trong giai đoạn này? - Ghé qua bản - Hành quân mưa - Con đọc bầm nghe - Trăng trên cồn cát 3. Tranh khắc - Chịu ảnh hưởng của tranh Đông Hồ và Hàng Trống - Hoạ sĩ dùng ván gỗ, cao su,... để khắc các bản vẽ nét sau bôi màu và in ra giấy. Vì vậy tranh khắc có thể là đen trắng hoặc màu tuỳ theo ý định của hoạ sĩ. - Tranh khắc Việt Nam là sự kết hợp giữa chất trang trí truyền thống với khoa học thẩm mĩ phương Tây và phong cách cá nhân hoạ sĩ. ? Những tác phẩm tranh khắc nào nổi tiếng trong giai đoạn này? - Ngày chủ nhật - Mùa xuân - Ba thế hệ - Hai ông cháu - Du kích miền núi 4. Tranh sơn dầu - Một loại hoạ phẩm được làm từ màu bột khô nghiền kĩ với dầu lanh hay dầu cù túc. - Sơn dầu có đặc tính không thấm nước, có độ dẻo cao và sức phủ mạnh. - Tranh sơn dầu cho người xem cảm nhận sự khoẻ khoắn, khúc chiết về màu sắc, sự phong phú của khả năng diễn tả các ý tưởng cảm xúc của hoạ sĩ. ? Những tác phẩm sơn dầu thành công trong giai đoạn này? - Ngày mùa của Dương Bích Liên - Cảnh nông thôn của Lưu Văn Sìn - Tiếng đàn bầu của Sĩ Tốt,.. 5. Tranh bột màu. - Là chất liệu gọn nhẹ đơn giản, dễ sử dụng được các hoạ sĩ Việt Nam hay dùng để vẽ. - Màu bột vẽ trên giấy, vải,... có khả năng diễn tả thiên nhiên, đời sống một cách sinh động sâu sắc và hiệu quả nghệ thuật cao. ? Tranh màu bột có những tác phẩm nào tiêu biểu? - Đền voi phục - Một xóm ngoại thành - Ao làng - Hà Nội đêm giải phóng 6. Điêu khắc. - Bao gồm các tác phẩm tượng tròn, phù điêu gỗ, kim loại,... các tác phẩm điêu khắc phản ánh tư tưởng tình cảm của nhân dân, những con người xã hội mới. ? Điêu khắc có những tác phẩm nào tiêu biểu - Nắm đất miền Nam - Vót chông - Võ Thị Sáu d. Hoạt động 3. III. Đánh giá kết quả học tập - Nhận xét ý thức lớp học. 3. Dặn dò - Đọc bài trong SGK + vở ghi - Quan sát một số bìa sách Phó hiệu trưởng Tổ trưởng Tuần 11 Tiết 11 Ngày dạy: Lớp 8A, 8B, 8C ngày 3/11/2008 Bài 11: Vẽ trang trí trình bày bìa sách I. Mục tiêu. - Học sinh hiểu ý nghĩa của việc trang trí bài sách - Học sinh biết cách trang trí bìa sách - Học sinh trang trí được bài sách theo ý thích II. Chẩn bị. 1. Đồ dùng dạy học. a. Giáo viên. - SGK, bài trang trí bìa sách của học sinh khoá trước - Các bước tiến hành bài trang trí bìa sách b. Học sinh. - SGK, sưu tầm tranh ảnh liên quan tới bài học trên tạp chí, sách báo,... - Giấy, chì, tẩy, màu,... 2. Phương pháp dạy học. - Chủ yếu sử dụng phương pháp: vấn đáp, trực quan, thực hành,... III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập 2. Bài mới a. Giới thiệu bài. b. Hoạt động 1:I. Quan sát, nhận xét - Yêu cầu hs quan sát bài trang trí bài sách SGK trang 109. ? Các bìa sách trên khác nhau ở điểm nào? ? Có nhiều loại sách được trang trí khác nhau vậy mục đích của việc trang trí là gì? ? Nội dung trong trang trí bìa sách? GV gợi ý trả lời theo tranh trực quan. ? Màu sắc của bìa sách như thế nào? - Quan sát, nhận xét - Khác nhau về thể loại, tác phẩm như: sách thiếu nhi, sách văn học,... - Vì bìa sách phản ánh nội dung sách nên trang trí bìa cho đẹp để thu hút người đọc. + Tên sách - cần rõ và dễ đọc. + Tên tác giả, nhà xuất bản - nhỏ ở trên hay ở dưới bìa sách. + Hình ảnh (hình vẽ hoặc ảnh chụp) nằm trọng tâm của sách) - Màu sắc nhẹ nhàng, hay sặc sỡ cần phù hợp với đặc điểm của nội dung, kiểu chữ, hình vẽ của sách Giáo viên nhấn mạnh: - Tuỳ theo từng kiểu sách mà có cách chọn kiểu chữ, hình minh hoạ và màu sắc khác nhau. c. Hoạt động 2. II. Cách trang trí - Yêu cầu hs quan sát hình gợi ý cách trang trí bìa sách. ? Làm thế nào để thể hiện bài trang trí cho nhanh, đẹp? - Quan sát, nhận xét + Xác định loại sách, nội dung sách để tìm cách trang trí kiểu chữ, hình minh hoạ, màu sắc cho phù hợp. + Tìm bố cục - chữ, hình vẽ, + Phác hình ảnh + Kẻ chữ - tên sách, tên tác giả + Vẽ chi tiết + Vẽ màu * chú ý: Cần tìm hình ảnh cô đọng và đặc trưng nhất cho bìa sách. d. Hoạt động 3. III. Thực hành - Yêu cầu hs quan sát bài của hs khoá trước. - Yêu cầu hs thực hành - Động viên học sinh làm bài - Quan sát, nhận xét, rút kinh nghiệm về: bố cục, hình minh hoạ, kiểu chữ,... - Thực hành e. Hoạt động 4. IV. Đánh giá kết quả học tập - Chọn một số bài tương đối hoàn chỉnh hướng dẫn học sinh nhận xét, rút kinh nghiệm về: bố cục, hình, mảng,... - Nhận xét ý thức học tập của lớp 3. Dặn dò - Hoàn thành bài trang trí bìa sách - nếu chưa xong - Sưu tầm tranh về đề tài gia đình Phó hiệu trưởng Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docBai 11 Trinh bay bia sach co minh hoa.doc
Giáo án liên quan