A. MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu được một số kiến thức về mĩ thuật thời Trần.
- Học sinh nắm được những nét cơ bản của mĩ thuật thời Trần.
- Nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng
và yêu quý vốn cổ của cha ông để lại.
B. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN:
1. Tài liệu thiết bị:
a. Giáo viên: - Một số công trình kiến trúc, tác phẩm MT thời Trần. - Một số tranh ảnh sưu tầm thuộc mĩ thuật thời trần đã in
trong sách, báo, tạp chí.
b. Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết trên báo chí có liên quan đến
MT thời Trần.
- Đọc trước bài giới thiệu trong sách giáo khoa.
2. Phương pháp: - Phương pháp trực quan, tích hợp, gợi mở, đánh giá.
33 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Chương trình cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chữ trang trí?
III. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
- Xã hội Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 có những biến đổi gì?
- CM tháng 8 thành công, đất nước ta có gì đổi mới?
Hoạt động 2:
- Người đi đầu cho nền hội hào là ai? ông có tác phẩm gì?
- Thời kì này đã ra đời trường dạy mĩ thuật nào?
- Trường đã đào tạo ra lớp họa sĩ nổi tiếng nào?
- Từ năm 1930-1945 mĩ thuật Việt Nam đã phát triển như thế nào?
- Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng thời kì này?
- Từ năm 1945-1954 các hoạt động diễn ra như thế nào?
- Thời kì này có những tác phẩm nổi tiếng nào?
I. Vài nét về bối cảnh xã hội:
- Năm 1958 nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.
- Đảng CSVN ra đời (1930) đã lãnh đạo thành công các cuộc cách mạng (1945), các hoạ sĩ đều hăng hái đi theo cách mạng.
- Các họa sĩ tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc với tư cách là một người chiến sĩ, nghệ sĩ cách mạng.
II. Một số hoạt động mĩ thuật:
- Họa sĩ Lê Văn Miến (1873-1943) với tác phẩm: Bình Văn, chân dung cụ Tú Mền.
- Trường mĩ nghệ Thủ Dầu Một (1901) mĩ nghệ trang trí và đồ họa Gia Định (1913) và đặc biệt là trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương.
- Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Lê Phổ
- Hình thành nhiều phong cách đa dạng, chất liệu sơn dầu đã được các họa sĩ sử dụng thành thạo. Sơn mài đã được ứng dụng vào trong sáng tác tranh.
- Thiếu nữ bên hoa Huệ (1943), Hai thiếu nữ và em bé (1944) của Tô Ngọc Vân. Chơi ô ăn quan, rửa rau cầu ao (1931) của Nguyền Phan Chánh. Em Thúy (1943) của Trần Văn Cẩn
- Có một hướng đi mới, thời kì này tranh cổ động, kí họa, bột màu, sơn dầu đã có một bước phát triển vượt bậc.
- Du kích tập bắn, cuộc họp (Nguyễn Đỗ Cung), Bác Hồ ở Bắc Bộ Phủ (Tô Ngọc Vân), Bác Hồ với các cháu thiếu nhi (Diệp Minh Châu)
IV. Đánh giá kết quả học tập:
- Nêu 1 số hoạt động mĩ thuật thời kì này?
- Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu?
- Các họa sĩ nổi tiếng?
V. Dặn dò, bài tập về nhà:
- Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài chiến tranh cách mạng trên báo, tạp chí.
- Chuẩn bị: Giấy A4, bút chì, màu vẽ để kiểm tra học kì I.
Đã kiểm tra, đủ giáo án tuần 14
Ngày....tháng.năm 200
TT. Nguyễn Tuyết
Ngày soạn:
Ngày giảng:
tiết 15-16: kiểm tra học kì i
Vẽ tranh đề tài tự chọn
A. Mục tiêu:
- Đánh giá năng lực của học sinh qua 1 năm học thông qua bài vẽ.
- Học sinh hiểu và thể hiện được một bức tranh theo đề tài tự chọn.
- Vẽ được 1 bức tranh có bố cục cân đối, chặt chẽ, rõ ràng về nội dung, màu
sắc tươi vui, sống động và sáng tạo.
B- Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu thiết bị:
a. Giáo viên: - Tranh ảnh về một số lễ hội lớn trong nước.
- Bài vẽ của học sinh cũ.
- Tranh của các hoạ sĩ, của thiếu nhi, bài vẽ của học sinh
cũ về đề tài này, SGK.
b. Học sinh: - Giấy vẽ, chì, tẩy, màu.
2. Phương pháp: - Trực quan, gợi mở, luyện tập.
C- Những hoạt động dạy học chủ yếu:
I. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số 7A 7B
7C 7D
II. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.
III. Bài mới:
* Đề bài: Em hãy vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn? (Giấy A4)
đáp án
điểm số
- Bài làm đỳng nội dung đề tài.
0,5
- Bố cục chặt chẽ, cú mảng chớnh, mảng phụ, mảng nền.
2
- Hỡnh vẽ sinh động, cỏc hỡnh thể hiện đỳng khả năng của mỡnh, khụng sao chộp.
2,5
- Màu sắc sống động thể hiện theo gam màu cụ thể như gam núng, gam lạnh, gam trầm
2,5
- Thể hiện được tỡnh cảm của mỡnh qua tranh vẽ.
1
- Tổng thể tranh cú sự sỏng tạo, đẹp
1
- Trỡnh bày sạch sẽ, giấy khụng nhàu nỏt, màu sắc khụng lem nhem
0,5
V. Dặn dò, bài tập:
- Nhận xét giờ học.
Duyệt nhất trí đề kiểm tra 15-16
Ngày....tháng.năm 200
Ngày soạn:...
Ngày giảng:.
Tiết 17: vẽ trang trí
Trang trí bìa lịch treo tường
A- Mục tiêu:
- Học sinh biết cách trang trí bìa lịch treo tường.
- Trang trí được bìa lịch treo tường theo ý thích để sử dụng trong dịp tết
Nguyên Đán.
- Hiểu biết hơn về việc trang trí ứng dụng mĩ thuật vào cuộc sống hằng ngày.
B- Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu thiết bị:
a. Giáo viên: - Một số bìa lịch treo tường (mẫu thật).
- Một số ảnh mẫu bìa lịch.
- Hình minh hoạ cách phác thảo, tìm bố cục trang trí.
- Một số bài vẽ đẹp của học sinh năm trước.
b. Học sinh: - Giấy vẽ hoặc giấy màu.
- Bút chì, màu vẽ, thước kẻ, tẩy, kéo, hồ dán....
2. Phương pháp: - Trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
C- Những hoạt động dạy học chủ yếu:
I. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số 7A 7B
7C 7D
II. Kiểm tra:
III. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
- Nêu mục đích, ý nghĩa của lịch treo tường?
- Giáo viên giới thiệu mẫu lịch, các hình ảnh của bìa lịch.
- Trong thực tế có bao nhiêu loại lịch?
- Bìa lịch có cùng chung một kích thước không?
- Cách trình bày trên bìa lịch có nhất thiết phải giống nhau không?
- Bìa lịch thường được trang trí trên chất liệu gì?
- Bìa lịch thường vẽ về chủ đề gì?
- Các hình trên bìa lịch là tranh vẽ hay ảnh chụp?
- Bìa lịch gồm có mấy phần chính?
Hoạt động 2:
- Để trang trí được một bìa lịch đẹp, ta cần tiến hành như thế nào?
Hoạt động 3:
- Học sinh làm bài, Giáo viên quan sát, động viên khuyến khích những học sinh có ý tưởng sáng tạo tốt, độc đáo.
- Giáo viên gợi ý cụ thể cho những học sinh còn lúng túng trong cách trình bày và lựa chọn hình ảnh, giúp các em mạnh dạn hơn khi làm bài.
I. Quan sát, nhận xét:
- Treo lịch trong nhà là một nhu cầu, là nếp sống văn hoá phổ biến của nhân dân ta. Mục đích để biết thời gian, lịch còn để trang trí cho căn phòng đẹp hơn.
- Có nhiều loại lịch khác nhau: Lịch treo tường, lịch để bàn, lịch cá nhân ,lịch bỏ túi...
- Có nhiều kích thước khác nhau.
- Cách trình bày không theo một khuôn mẫu chung về kích thước, hình dáng, nội dung, cách thức trang trí...
- Bìa cứng, gỗ, kính, đá lát, tre hoặc nứa ghép thành tấm
- Mùa xuân và các hình ảnh về mùa xuân
- Cả tranh vẽ và ảnh chụp.
- Gồm 3 phần chính:
+ Phần hình ảnh.
+ Phần chữ.
+ Phần lịch ghi ngày tháng.
II. Hướng dẫn học sinh cách trang trí bìa lịch:
- Chọn nội dung trang trí bìa lịch (chọn chủ đề trang trí).
- Xác định khuôn khổ bìa lịch (hình vuông, tròn, chữ nhật...).
- Vẽ phác bố cục, tìm vị trí của chữ và hình ảnh (sắp xếp vị trí của chữ và hình ảnh sao cho hợp lý và chặt chẽ).
- Vẽ màu (lựa chọn màu sắc theo chủ đề để vẽ màu cho phù hợp).
III. Hướng dẫn học sinh làm bài:
- Chọn nội dung trang trí bìa lịch.
- Trang trí một bìa lịch treo tường.
- Tự chọn nội dung, khuôn khổ, chất liệu để trang trí.
IV. Đánh giá kết quả học tập:
- Nhận xét, đánh giá về:
+ Cách chọn nội dung.
+ Bố cục, hình vẽ.
+ Màu sắc.
- Học sinh tự xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
- Giáo viên bổ sung, đánh giá xếp loại một số bài.
V. Dặn dò, bài tập về nhà:
- Hoàn thành bài tập.
- Xem trước bài 18 (kí hoạ).
- Chuẩn bị: Mang một số cành lá, hoa lọ, giấy vẽ, bút chì, tẩy
Đã kiểm tra, đủ giáo án tuần 17
Ngày....tháng.năm 200
TT. Nguyễn Tuyết
Ngày soạn:...
Ngày giảng:.
Tiết 18: vẽ theo mẫu
kí hoạ
A- Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là ký hoạ và cách ký hoạ.
- Ký hoạ được một số đồ vật, cây, hoa, các con vật quen thuộc (đơn giản về
hình và cấu trúc).
- Thêm yêu mến cuộc sống xung quanh..
B- Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu thiết bị:
a. Giáo viên: - Một số ký hoạ về cây cối, con người, gia súc.
- Hình minh hoạ một số cách ký hoạ.
b. Học sinh: - Sưu tầm một số ký hoạ.
- Mang theo một số cành , lá, hoa, lọ...
- Giấy vẽ A3, bút chì, tẩy...
2. Phương pháp: - Trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
C- Những hoạt động dạy học chủ yếu:
I. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số 7A 7B
7C 7D
II. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.
III. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài.
- Giáo viên giới thiệu một số kí hiệu hoặc quan sát tranh ở SGK trang 119, 120, 121, 122.
- Theo em thế nào là ký hoạ?
- Giáo viên giới thiệu một số ký hoạ (dán trên bảng theo trình tự bài học) để học sinh quan sát.
- Giáo viên gới thiệu một vài bức tranh để học sinh so sánh với ký hoạ và hiểu rõ hơn về ký hoạ.
- Ký hoạ nhằm mục đích gì?
Ký hoạ gồm mấy loại?
- Gồm 2 loại: Ký hoạ nhanh và ký hoạ sâu).
- Ký hoạ và vẽ theo mẫu có gì giống và khác nhau?
- Có thể dùng chất liệu gì để ký hoạ?
Hoạt động 2:
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài ( phần II SGK)
- Ký hoạ cần tiến hành như thế nào?
- chọn hình dáng đẹp tiêu biểu.
- So sánh tỷ lệ các bộ phận.
- Vẽ nét bao quát, nét chính.
- Vẽ nét chi tiết.
Hoạt động 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh ký hoạ một đồ vật: lọ, cặp sách, cành lá, bông hoa hoặc các con vật như: Mèo, gà, người mà học sinh mang theo và vẽ theo nhóm.
- Giáo viên theo dỗi, gợi ý học sinh cách chọn hướng nhìn để vẽ (cách bố cục, phác nét...).
- Học sinh tự làm bài theo yêu cầu và trình tự chung (mỗi em vẽ 3-4 hình).
I. Thế nào là kí hoạ:
- Khái niệm: Kí hoạ là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất, đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên, cảnh vật, con người.
- Ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất, ghi lại cảm xúc của con người...
- Học sinh suy nghĩ => Trả lời =>Giáo viên bổsung.
- Chì, màu nước, than, bút sắt, chì màu.
II. Hướng dẫn học sinh cách kí hoạ:
- Chọn hình dáng đẹp tiêu biểu.
- So sánh tỷ lệ các bộ phận.
- Vẽ nét bao quát, nét chính.
- Vẽ nét chi tiết.
III. Hướng dẫn học sinh làm bài:
- Ký hoạ một vài đồ vật hoặc các con vật như: mèo, gà, người...(Ký hoạ bằng bút chì. bút dạ...)
- Ký hoạ 3-4 hình
IV. Đánh giá kết quả học tập:
- Hướng dẫn học sinh nhận xét theo gợi ý của giáo viên về: Hình vẽ, bố cục,
cách chọn hướng...
- Sau khi học sinh nhận xét, bổ sung và yêu cầu học sinh tự xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng của mình.
V. Dặn dò, bài tập về nhà:
- Sưu tầm các bài ký hoạ rồi dán vào giấy( chú ý: Tên tranh, tên tác giả).
- Ký hoạ cây, con vật quen thuộc.
- Chuẩn bị: Bút chì, màu vẽ, bảng vẽ bằng gỗ hoặc bìa cứng khổ 30x40 cm.
Đã kiểm tra, đủ giáo án tuần 18
Ngày....tháng.năm 2008
TT. Nguyễn Tuyết
File đính kèm:
- giao an cuc hot.doc