- Kiến thức: HS làm quen với tranh vẽ về đề tài Môi trường.
- Kỹ năng: Nhận xét, mô tả được các hình ảnh ( hình dáng, cách sắp xếp ) và màu sắc trong bức tranh.
- Thái độ: Thêm yêu thích tranh về môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
39 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Trường tiểu học số 1 Ba Đồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 phút)
- Gợi ý HS nhận xét các tranh.
- Gợi ý HS liên hệ thực tiễn.
- Nhận ra hình ảnh chính là con vật, có vẽ thêm hình ảnh khác phù hợp; màu sắc cho con vật nổi bật trong tranh.
- Nêu đặc điểm con vật được nuôi ở nhà mà em thích nhất.
- HĐ2: Cách vẽ tranh
(4 phút)
- Minh hoạ cách vẽ tranh về gà và tranh về thỏ (vẽ hình).
- Giới thiệu 3 bài vẽ của HS cũ.
- Theo dõi trình tự vẽ: Nhớ lại hình dáng, động tác con vật định vẽ -> vẽ hình con vật cân đối trong phần giấy-> vẽ thêm hình ảnh khác -> vẽ màu.
- Nhận ra cách sắp xếp hình vẽ hợp lý và cách vẽ màu vào tranh.
- HĐ3: Thực hành
(18 phút)
- Tổ chức HS chọn nhóm vẽ cùng sở thích, quy định mỗi nhóm không quá 3 người.
- Lập nhóm vẽ, thảo luận và phân công thể hiện.
- HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Tổ chức trưng bày các bài vẽ.
- Gợi ý HS nhận xét.
- Nhận xét bổ sung và tổ chức đánh giá.
- Nhận xét giờ học.
- Gắn các bài vẽ lên vị trí đã định trên bảng.
- Tham gia nhận xét.
- Tham gia đánh giá, chọn bài vẽ đẹp nhất.
- Biểu dương, khen ngợi cá nhân tích cực và nhóm hoạt động tốt, có bài vẽ đẹp.
- Dặn dò
(1 phút)
- Quan sát con vật em thich và tự vẽ vào Vở tập vẽ ở nhà.
- Chuẩn bị đất nặn cho bài 32.
Tuần 32.
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2013
Bài 32 - tập nặn tạo dáng
Nặn dáng người đơn giản
nặn hoặc xé dán hình người đơn giản
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: HS nhận biết hình dáng của người đang hoạt động, biết cách nặn dáng người trong các tư thế vận động khác nhau.
- Kỹ năng: Nặn được một dáng người vận động theo ý thích (mức độ đơn giản).
- Thái độ: Nhận biết vẻ đẹp sinh động về hình dáng cơ thể con người khi hoạt động.
II.Chuẩn bị.
* GV: - Tranh ĐDDH và tượng nhỏ về người ( bắt cá, gánh củi, đeo gùi).
- Đất nặn.
* HS: - Đất nặn, bảng nặn, dao gọt, tăm, giẻ lau tay.
Phòng học có nước sạch và giẻ sạch, có bàn bày sản phẩm.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
- Giới thiệu bài (1 phút)
- Gợi ý HS nhận xét các dáng vận động của con người trong tranh ĐDDH.
- Nhận biết vị trí sắp xếp các bộ phận chính của cơ thể khi vận động: cúi, chạy, gánh, ngồi,...
- HĐ1: Quan sát, nhận xét
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét các tượng nhỏ.
- Nhận ra vị trí sắp xếp giữa các bộ phận chính của cơ thể khi gánh củi, đeo gùi, bắt cá.
- HĐ2: Cách nặn
( 5 phút )
- Thị phạm.
* Theo dõi trình tự tiến hành:
- Chọn màu đất, ước lượng chia đất vừa với từng bộ phận cơ thể;
- Vê, nặn từng bộ phận;
- Ghép các bộ phận bằng tăm tre;
- Uốn chỉnh các chi tiết để tạo các tư thế hoạt động.
- HĐ3: Thực hành
(18 phút)
- Tổ chức HS lập nhóm cùng sở thích và nặn theo chủ đề GV gợi ý.
- Chọn bạn cùng sở thích và phân công thực hiện.
- HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- Gợi ý HS nhận xét.
- Nhận xét bổ sung và đánh giá.
- Nhận xét chung về các hoạt động học tập.
- Trưng bày sản phẩm theo các nhóm và cử đại diện giới thiệu.
- Tham gia nhận xét, chọn nhóm sản phẩm đẹp, rõ chủ đề.
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương nhóm có nhiều cố gắng, sản phẩm đẹp.
- Thu dọn, vệ sinh (2 phút)
- Hướng dẫn HS thu dọn đất nặn, lau bàn ghế và rửa tay, lau tay.
- Thu dọn, vệ sinh nơi vừa nặn; rửa, lau sạch tay.
Tuần 33.
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2013
Bài 33 - thường thức mĩ thuật
Xem tranh thiếu nhi thế giới
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: HS nhận biết được vẻ đẹp của các bức tranh qua bố cục, đường nét,hình ảnh, màu sắc và hiểu về nội dung các bức tranh.
- Kỹ năng: Nhận xét được về tranh theo gợi ý.
- Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh thiếu nhi và thêm quý trọng tình cảm với người thân, bạn bè.
II. Chuẩn bị.
* GV: - Tranh trong Vở tập vẽ và 2 tranh sưu tầm.
- Phiếu thảo luận cho các nhóm.
* HS: - Vở tập vẽ, ngồi theo nhóm (4 - 6 em/nhóm).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
- Giới thiệu bài
(3 phút)
- Gợi ý HS nêu và nhận xét về những tranh thiếu nhi đã xem ở các lớp 1 và 2.
- Các tranh: Đua thuyền; Vui chơi ngày hè; Đêm hội; Chiều về; Bảo vệ môi trường; Đôi bạn = do TN Việt Nam vẽ.
- Tranh: Hai bạn Hansen và Greten của TN CHLB Đức vẽ (lớp 2).
- HĐ1: Xem tranh "Mẹ tôi"
(9 phút)
* Gợi ý HS nhận xét chung :
- Tên, tuổi, nơi sống của tác giả?
- Những hình ảnh trong tranh?
- Hình ảnh nổi bật nhất?
- Cảnh trong tranh diễn ra ở đâu?
- Biểu hiện tình cảm giữa mẹ và em bé trong tranh như thế nào?
- Nhận xét về cách vẽ diễn tả các hình ảnh?
- Xvet-ta Ba-la-nô-va, 8 tuổi, ở Ca-dắc-xtan.
- Có các hình ảnh: mẹ, em bé, quả bóng, cái ghế, tấm rèm, bàn và bình hoa,...
- Hình ảnh nổi bật: Mẹ và em bé.
- Cảnh diễn ra ở trong phòng (mẹ ngồi trên chiếc ghế salon, đằng sau là tấm rèm hoa rất đẹp, phía trên là chiếc bàn nhỏ có đặt trên đó một bình hoa, bên cạnh là quả bóng,...)
- Mẹ vòng tay ôm em bé vào lòng, thể hiện sự chăm sóc, thương yêu trìu mến.
- Các hình ảnh nghộ nghĩnh, các mảng màu tươi tắn, đơn giản tạo nên sự khoẻ khoắn, rõ nội dung. Đây là bức tranh đẹp.
- HĐ2: Thảo luận tranh "Cùng giã gạo"
(12 phút)
* Phát phiếu thảo luận, quy định thời gian và yêu cầu trả lời:
- Nhóm 1: Tranh vẽ cảnh gì?
- Nhóm 2: Tư thế, động tác những con người trong tranh có giống nhau không?
- Nhóm 3: Hình ảnh nào là chính? Hình ảnh nào là phụ trong tranh?
- Nhóm 4: Tranh được vẽ bằng những màu nào?
* Tổ chức trình bày kết quả thảo luận.
* Nhận xét, bổ sung, liên hệ.
Các nhóm trưởng điều hành, cử thư ký nhóm và người đọc kết quả :
* Tranh vẽ cảnh giã gạo, có 5 người (4 người đứng, 1 người ngồi) trước sân nhà, bên cạnh là dòng sông,...
* Mỗi người trong nhóm giã gạo có một dáng vẻ riêng: người giơ chày lên cao, người ngả chày ra phía sau, người hạ chày xuống cối,... làm cho người xem thấy cảnh giã gạo liên tục, dồn dập, khẩn trương.
* Những người giã gạo là hình ảnh chính, được vẽ to, rõ ràng. Những hình ảnh phụ có: cảnh con sông đang chảy, bờ bên kia có những ngôi nhà và hàng cây, trên thảm cỏ bờ sông có những em nhỏ vui đùa,...
* Những màu xanh khác nhau của dòng sông, thảm cỏ, tán cây; màu vàng và nâu của nhữg ngôi nhà, quần áo; những mảng màu khác nhau của mảnh sân tạo nên sự ấm áp, gây thích thú cho người xem.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các cá nhân khác nhận xét, bổ sung .
- HĐ3: Xem tranh sưu tầm.
(6 phút)
- Gắn 2 tranh lên bảng và gợi ý HS nhận xét, củng cố cách xem tranh (tìm hình ảnh chính, phụ, màu sắc, nêu nội dung và nêu cảm nhận)
- Quan sát và nhận xét theo gợi ý.
- HĐ4. Nhận xét, đánh giá
(4 phút)
- Nhận xét chung giờ học.
- Tổ chức bình chọn nhóm, cá nhân tích cực nhất.
- Khen ngợi, khích lệ và động viên HS.
- Theo dõi nhận xét và cho ý kiến về kết luận của GV.
- Bình chọn nhóm, cá nhân xuất sắc trong giờ học.
- Biểu dương thành tích của cá nhân, nhóm được khen.
- Dặn dò
(1 phút)
- Tập sưu tầm tranh thiếu nhi và nhận xét, lưu trữ .
- Quan sát cảnh vật mùa hè và chuẩn bị giấy A4 để vẽ tranh theo nhóm (bài 34).
Tuần 34.
Thứ năm, ngày 03 tháng 5 năm 2012
Bài 34 - vẽ tranh
đề tài mùa hè
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: HS hiểu nội dung và biết cách vẽ tranh về đề tài mùa hè;
- Kỹ năng: Tranh vẽ rõ nội dung, phù hợp với khả năng.
- Thái độ: Cảm nhận được không khí vui chơi của lứa tuổi thiếu nhi trong những ngày nghỉ hè.
II. Chuẩn bị;
* GV: - 4 tranh về mùa hè do thiếu nhi vẽ.
- Minh hoạ.
* HS: - Chuẩn bị theo nhóm cùng sở thích giấy vẽ A4, chì, màu (3 em/nhóm).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
- Giới thiệu bài (3 phút)
- Bắt nhịp bài hát Bắc Kim Thang (lời mới). Lời dẫn vào bài học.
- Hát, múa tại chỗ.2 lượt.
- HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét các tranh.
- Gợi ý HS nêu các hoạt động thường ngày trong mùa hè.
- Mở rộng đề tài: tuyên truyền, giúp đỡ gia đình chính sách,...
- Nhận ra các hoạt động trong mùa hè của thiếu nhi được phản ánh qua tranh.
- Giúp đỡ gia đình, thăm ông bà, du lịch,...
- Nhớ lại những việc làm để lại ấn tượng đẹp.
- HĐ2: Cách vẽ tranh
(4 phút)
- Giảng giải kết hợp minh hoạ cách vẽ.
* Theo dõi, nắm được cách vẽ:
- Nhớ lại hoạt động, chọn hình ảnh và cách sắp xếp trong tranh.
- Vẽ hình ảnh chính vờa với phần giấy vẽ.
- Vẽ thêm hình ảnh khác phù hợp.
- Chọn và vẽ màu kín tranh.
- HĐ3: Thực hành
(18 phút)
- Quy định số người trong một nhóm (không quá 3 người).
Gợi ý các nhóm chọn nội dung phù hợp với khả năng để vẽ.
- Các nhóm thảo luận và phân công thể hiện.
- HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Tổ chức trưng bày tranh.
- Gợi ý nhận xét.
- Bổ sung và xếp loại.
- Nhận xét giờ học, động viên, khen ngợi HS.
- Các nhóm gắn tranh lên vị trí đã định trên bảng.
- Tham gia nhận xét, chọn bài vẽ đẹp nhất.
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương cá nhân, nhóm tích cực và có bài vẽ đẹp nhất.
- Dặn dò
(1 phút)
- Khuyến khích HS tự vẽ một tranh khác vào Vở tập vẽ ở nhà.
- Chọn 1 bài vẽ em thích nhất trong năm học, cắt rời và đem đến triển lãm cuối năm.
Tuần 35.
Thứ năm, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Bài 35 - tổng kết
Trưng bày kết quả học tập
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: HS tự đánh giá được sự tiến bộ của mình sau một năm học vẽ.
- Kỹ năng: Trưng bày, diến đạt được nhận xét của mình về các sản phẩm tiêu biểu trong năm.
- Thái độ: Nhận thấy sự tiến bộ của mình qua năm học, thêm tự tin, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
* GV: - 6 tờ giấy A0 12 kẹp, hồ dán, móc treo, dây buộc.
* HS: - Cắt mỗi em 1 bài tốt nhất trong năm học để tham gia trưng bày.
III. Các hoạt động chính trong giờ học.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
1. Dán các bài vẽ lên giấy A0
( 10 phút)
- Hướng dẫn HS chọn bài theo phân môn để dán lên giấy nền, ghi tên bài vẽ, tên người vẽ.
- Chia 4 nhóm/ 4 phân môn; chọn lọc, cắt xén cho gọn, dán, ghi nội dung yêu cầu phía dưới mỗi bài vẽ
2. Trưng bày
( 20 phút)
- Treo các tờ giấy A0 đã dán bài vẽ lên tường.
Tổ chức HS quan sát và nhận xét
- Quan sát, nhận xét, bình chọn những bài đẹp nhất trong năm của lớp.
3. Đánh giá
(5 phút)
- Nhận xét kết quả học tập .
- Biểu dương các cá nhân có thành tích học tập tốt nhất.
File đính kèm:
- giao an MT 3.doc