Giáo án Lớp 3B1 Tuần 16

Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta học bài “Đôi bạn” mở đầu chủ điểm nói về tình bạn giữa một bạn nhỏ ở thành phố với một bạn nhỏ ở nông thôn. Câu chuyện này sẽ giúp các em hiểu thêm phần nào về những phẩm chất của người nông thôn và người thành phố.GV ghi tên bài lên bảng.

a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.

-HS quan sát tranh.

b.Luyện đọc từng câu: 2 Lượt.

-Bài có 28 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài.

Lượt 1: HS đọc – GV luyện đọc từ khó đọc: vùng vẫy, hốt hoảng, nườm nượp,.

HS đọc cá nhân - đồng thanh

-Nếu HS phát âm sai từ nào GV chỉnh sửa kịp thời.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3B1 Tuần 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, đi chuyển hướng phải, trái và đi vượt chướng ngại vật thấp PP: Thực hành, trò chơi ĐD: -Địa điểm: Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. -Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, kẻ sẵn các vạch cho tập đi chuyển hướng phải, trái và đi vượt chướng ngại vật thấp a,Ôn tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi chuyển hướng phải, trái và đi vượt chướng ngại vật thấp: 10 phút. -Cả lớp thực hiện, GV chỉ huy. Mỗi nội dung tập 3 lần.Đội hình đi chuyển hướng phải, trái và đi vượt chướng ngại vật thấp theo 3 hàng dọc. -HS tập luyện theo tổ, GV đi đến từng tổ nhắc nhở và sửa động tác chưa chính xác cho HS. -Các tổ thi đua lẫn nhau và biểu diễn thi đua giữa 3 tổ. Tổ nào kém hơn sẽ phải nắm tay nhau đứng thành vòng tròn vừa nhảy vừa hát câu: “Học - tập - đội - bạn. Chúng - ta - cùng - nhau - học - tập - đội - bạn”. b,Tập phối hợp các động tác: Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, đi đều 1-4 hàng dọc, đi chuyển hướng phải, trái, mỗi động tác: 5 phút. c,Chơi trò chơi “Con cóc là cậu ông Trời“: 5 phút. -HS khởi động, sau đó chơi chính thức. Hoạt động 3: (5/) Phần kết thúc: -HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát: 1 phút. -Đi vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng hít thở sâu: 2 phút. -GV cùng HS hệ thống và nhận xét giờ học: 2 phút. -Giao nhiệm vụ về nhà: +Ôn luyên các nội dung để chuẩn bị kiểm tra. Thủ công: CẮT DÁN CHỮ E. Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ: (2/) -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, Nhận xét 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (5/) HS quan sát và nhận xét. MT: HS biết ứng dụng cách gấp cắt dán PP: Quan sát, nhận xét ĐD: Mẫu chữ E. -GV ghi đề lên bảng- vài HS đọc lại đề -GV giới thiệu mẫu chữ E. HS quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng, kích thước của chữ E. + Nét chữ rộng 1 ô. +Chữ E có nửa phía trên và nửa phía dưới giống nhau. Nếu gấp đôi chữ E theo chiều ngang thì nữa trên và nữa dưới của chữ trùng khít nhau. -HS suy nghĩ cách kẻ, cắt, dán chữ E. Hoạt động 2: (24/) GV hướng dẫn mẫu. MT: HS biết kẻ, cắt dán chữ E +Kẻ cắt dán chữ E đúng quy trình lĩ thuật. HS yêu thích cắt chữ. PP: Làm theo mẫu, thực hành, quan sát ĐD: Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ E. -Giấy nháp, giấy thủ công. -Bút màu, kéo thủ công. -GV treo tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ E lên bảng, cả lớp quan sát. -GV hỏi: Nhìn vào tranh quy trình, em thấy quy trình kẻ, cắt, dán chữ E gồm mấy bước? Đó là những bước nào ? -GV hướng dẫn HS kẻ, cắt, dán chữ E từng bước. +Bước 1: Kẻ chữ E: Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt một hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 2 ô rưỡi. Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E. Sau đó kẻ chữ E theo các điểm (H.2). +Bước 2: Cắt chữ E: Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E (H.2) theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài). Sau đó, cắt theo đường kẻ nữa chữ E, bỏ phần gạch chéo (H.3). Mở ra được chữ E như chữ mẫu (H.1). +Bước 3: Dán chữ E. -Thực hiện tương tự như dán các chữ ở bài trước. -Mời 1 em lên bảng thao tác lại các bước kẻ, cắt, dán chữ E. *HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ E. -GV gọi HS thao tác các bước kẻ, cắt, dán chữ E đã hướng dẫn. -HS trả lời: 2 em, cả lớp lắng nghe và nhận xét. -HS quan sát tranh quy trình và nêu lại các bước kẻ, cắt, dán chữ E. -HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ E. -GV đi đến từng bàn quan sát, uốn nắn giúp đỡ. -HS trưng bày sản phẩm chữ E. -Cả lớp cùng GV quan sát, nhận xét các sản phẩm được trưng bày. GV đánh giá kết quả của HS. Hoạt động 3: (3/) Củng cố, dặn dò: -Nêu quy trình cách kẻ, cắt, dán chữ E? -Tuyên dương những em hoàn thành sản phẩm. +Về nhà tiếp tục chuẩn bị Giấy nháp, giấy thủ công, kéo để tiết sau học bài Cắt, dán chữ VUI VẺ. Luyện đọc: BA ĐIỀU ƯỚC. Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu: Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ: (4/) MT: Ôn kiến thức đã học. PP: Thực hành, Hỏi-Đáp ĐD: SGK -2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Về quê ngoại” và TLCH: Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ngoại? Nhờ đâu em biết điều đó? -Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc; GV ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (15/) Luyện đọc MT:+Đọc đúng: sung sướng, tấp nập, lần kia, lò rèn,.... +Biết đọc chuyện với giọng kể thong thả, nhẹ nhàng. +Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. +Hiểu nghĩa các từ: ở phần chú giải. PP: Hỏi đáp, thảo luận, thuyết trình. ĐD: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. -Bảng phụ viết sẵn các câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. GV ghi tên bài lên bảng. a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe. -HS quan sát tranh. b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 3. -Bài có 15 câu, HS tiếp nối nhau cho đến hết bài. -Từ khó: sung sướng, rình rập, đỏ lửa,... HS đọc cá nhân - đồng thanh c.Luyện đọc từng đoạn: Bài chia làm 5 đoạn. -5 em đọc nối tiếp. Lớp theo dõi bạn đọc. GV hướng dẫn HS cách đọc câu văn sau: Sống giữa sự kính trọng của dân làng,/ Rít thấy/ sống có ích mới là điều đáng mơ ước.// -HS luyện đọc một số em - GV nhận xét. -HS hiểu nghĩa các từ: đe, phút chốc, tấp nập Phần chú giải d.Luyện đọc từng đoạn trong nhóm: Nhóm 2. -2-3 nhóm thi đọc - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. đ.Đọc đồng thanh đoạn 1: Cả lớp. -2 HS đọc cả bài, GV nhận xét. Hoạt động 2: (10/) Tm hiểu bài: MT: HS hiểu: Con người chỉ thực sự sung sướng khi làm điều có ích, được mọi người quý trọng. PP: Thảo luận, hỏi đáp, thuyết trình. ĐD: SGK, bảng phụ. -1HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm từng đoạn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi: +Nêu ba điều ước của Rít? +Vì sao ba điều ước được thực hiện vẫn không mang lại hạnh phúc cho chàng? -HS thảo luận theo nhóm 2, TLCH: +Cuối cùng Chàng hiểu điều gì mới đáng mơ ước? -HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung. GV chốt: Chúng ta cần phải biết sống cuộc sống có ích, không mơ tưởng viển vông. Hoạt động 3: (8/) Luyện đọc lại: MT: Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. PP: Học nhóm. ĐD: SGK -GV đọc mẫu đoạn toàn bài . -HS luyện đọc toàn bài theo nhóm. -Thi đọc : 2-4 nhóm. -Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. -GV động viên, ghi điểm. Hoạt động 4: (2/) Củng cố, dặn dò: -Nếu có ba điều ước, em sẽ ước gì? Vì sao?. -GV nhận xét tiết học. GV giao nhiệm vụ: +Về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài. +Chuẩn bị bài sau: Mồ Côi xử kiện. Luyện toán: LUYỆN TẬP. Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu: Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn tập kiến thức cũ. PP: Thực hành ĐD: Bảng con, phấn. -HS đặt tính vào bảng con. 639 : 3 492 : 4 179 : 6 -Gọi 3 HS lên bảng tính. -GV ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (20/) Luyện tập-Thực hành: MT: Củng cố các kiến thức đã học. PP: Thực hành, động não. ĐD: Vở toán -GV nêu mục tiêu bài học. Ghi đề bài lên bảng. -2HS nhắc lại đề bài. -HS làm bài 1, 2, 3, 4 VBT. Bài 1: HS làm -GV theo dõi giúp đỡ những em còn chậm. -Một số em nêu kết quả GV chốt lời giải đúng. Bài 3: HS cần đọc kĩ đề và xác định: +Bài toán cho biết gì? +Bài toán hỏi gì? +Muốn biết năm đó có bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày ta làm phép tính gì? Bài 3: GV treo bảng phụ có sẵn hai phép tính trong bài. -GV hướng dẫn HS kiểm tra phép chia bằng cách thực hiện lại từng bước của phép chia. -HS làm xong, GV thu chấm một số em. Hoạt động 2: (10/) GV ra thêm bài tập. MT: Bồi dưỡng HS giỏi. PP: Động não, thực hành ĐD: Vở, giấy nháp -Nếu em nào làm xong thì làm thêm các bài tập sau: Bài 1: Đặt tính rồi tính 490 : 7 727 : 9 243 : 6 948 : 4 727 : 8 246 : 3 Bài 2: Khối lớp ba có 166 học sinh, xếp thành hàng 9. Hỏi xếp được nhiều nhất bao nhiêu hàng như thế và hàng còn lại có bao nhiêu học sinh? Bài 3: a)Tìm một số, biết rằng số đó gấp 9 lần, rồi cộng với 135 thì được 738. b)Tìm một số, biết rằng số đó gấp 7 lần, rồi gấp 3 lần thì được số lớn nhất có ba chữ số khác nhau. -GV theo dõi giúp đỡ HS. -HS làm xong - GV chấm bài,chữa bài nếu HS làm sai. Hoạt động 3: (4/) Tổng kết: -GV nhận xét tiết học. -Giao nhiệm vụ: về nhà xem lại các bài tập. -Chuẩn bị bài sau. Toán: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp theo). Các hoạt động dạy chủ yếu: Các hoạt động Các hoạt động chủ yếu 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn lại kiến thức đã học. PP: Thực hành, hỏi - đáp. ĐD: Phấn, bảng con. -HS thực hiện phép chia sau vào bảng con: 84 : 4; 76 : 5 -Gọi 2 em lên bảng thực hiện. GV quan sát, chấm, nhận xét. -GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (13/) Tìm hiểu ví dụ MT: Biết chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia). PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình. ĐD: Bảng phụ Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (TT). GV ghi đề bài lên bảng. *GV yêu cầu HS cho 1 ví dụ về phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số: -HS nêu, GV ghi 1 ví dụ lên bảng, chẳng hạn: 78: 4 -Cả lớp đặt tính để chia vào vở nháp. Yêu cầu HS nêu cách chia, các em khác nhận xét. GV ghi bảng: 4 4 19 38 36 2 Vậy 78 : 4 = 19 (dư 2). -Gọi 2 em nêu lại cách chia bằng cách GV đặt câu hỏi hướng dẫn từng bước chia tương tự như với phép chia của bài tiết trước. Hoạt động 2: (18/) Thực hành MT: Củng cố về giải toán và vẽ hình tứ giác có hai góc vuông. PP: Thực hành, động não ĐD: Vở toán, thước -Cả lớp làm bài 1, 2, 3, 4 / 71 SGK vào vở ô li. -HS tự làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn, động viên các em làm. Bài 1: HS làm và củng cố cách thực hiện phép chia. Nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình. Bài 2: HS tự làm bài, tự tìm cách trình bày lời giải và giải theo nhóm 2. Chẳng hạn: -Thực hiện phép chia 33 : 2 = 16 (dư 1) -Số bàn có 2HS ngồi là 16 bàn, còn 1HS nữa nên cần có thêm một bàn nữa. Vậy số bàn cần có ít nhấtlà: 16 + 1 = 17 (bàn). Bài 3: Giúp HS xác định yêu cầu của bài, sau đó cho các tự làm bài. Có 2 cách vẽ: -HS làm xong, GV chấm, nhận xét và ghi điểm. Bài nào HS làm sai, GV chữa. Hoạt động 3: Tổng kết (3/) MT: Củng cố các kiến thức đã học -GV nhận xét, tuyên dương những em làm bài tốt. -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4/78,79 VBT. -Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

File đính kèm:

  • docphuong tuan 16.DOC
Giáo án liên quan