Giáo án Lớp 3B1 Tuần 18

*Giới thiệu bài: Ôn tập - Kiểm tra (T1).

*Kiểm tra tập đọc:

-Số lượng: số HS, cụ thể 6 em.

-Cách kiểm tra:

 +Lần lượt từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. Xem bài 1-2 phút.

 +HS đọc theo yêu cầu trong phiếu và trả lời câu hỏi theo yêu cầu ở phiếu.

 +GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc27 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3B1 Tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à tự hào về phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta. PP: Thảo luận, thuyết trình. ĐD: Bảng nhóm, phiếu thông tin. -GV nêu nội dung của bài học. Ghi bảng đề bài. Cách tiến hành: *Bước 1: GV phát phiếu giao việc cho các nhóm. -1 em đọc to nội dung phiếu, cả lớp lắng nghe. Nội dung của phiếu là: 1.Em hãy kể tên những cuộc kháng chiến của nhân dân ta mà em biết? 2.Em biết những địa danh nào xưa kia chiến tranh ác liệt? 3. Kể tên các tấm gương thiếu nhi anh hùng liên tiếp xuất hiện ở chiến trường miền Nam? -HS thảo luận theo nhóm 4, GV quan sát giúp đỡ. *Bước 2: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Giáo viên chốt. Hoạt động 2: (12/) Liên hệ thực tế. MT: HS nắm những người con anh hùng của nơi mình ở. PP: Thảo luận, thuyết trình. ĐD: Phiếu giao việc. Bước 1: HS thảo luận nhóm 4. -GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. -2HS đọc nội dung của phiếu giao việc. *Nội dung của phiếu là: +Ở địa phương em có những người con anh hùng nào đã huy sinh vì đất nước? +Em biết người con anh hùng đó đã có công lao như thế nào trong việc bảo vệ đất nước? +Em làm gì để tỏ lòng biết ơn đối với các gia đình thương binh liệt sĩ? +Ở địa phương em đã có những phong trào gì đối với những gia đình có công với cách mạng? -Đại diện nhóm trình bày -GV nhận xét và chốt lại ý kiến đúng. Hoạt động 3: (10/) Văn nghệ MT: HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện,..về chủ đề ca ngợi những người con anh hùng của quê hương đất nước. PP: Thực hành. ĐD: Trang phục. -Cách tiến hành: -GV giao nhiệm vụ cho cả lớp. +Hãy tìm những bài hát, bài thơ, câu chuyện,.... nói về những người con anh hùng của quê hương đất nước? -HS tìm sau đó từng em hoặc nhóm, tổ lên biểu diễn. -Cả lớp -GV nhận xét, tuyên dương những em biểu diễn tốt. Hoạt động 3: (3/) MT: Đánh giá -GV nhận xét tiết học. Về nhà thực hiện bài học. -Luôn luôn ghi nhớ và biết ơn đối với những người có công với cách mạng. Thứ 6 ngày 28 tháng 12 năm 2008 Toán: KIỂM TRA. ( Đề thi: Phòng ra ) Thể dục: BÀI 36: SƠ KẾT HỌC KÌ I - TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA” Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thể Hoạt động1: (5/) Phần khởi động MT: HS khởi động các khớp PP: Thực hành, quan sát ĐD: Địa điểm: Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. -Phương tiện: Còi -GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 2 phút. -Chạy chậm thành một hàng dọc xung quanh sân tập: 2 phút. Chơi trò chơi ”Kết bạn“: 2 phút. -Thực hiện bài thể dục phát triển chung: 2 lần, mỗi lần 4 x 8 nhịp. Hoạt động 2: (25/) Phần cơ bản MT: Kiểm tra những HS tiết kiểm tra trước chưa hoàn thành được ôn luyện và kiểm tra lại. -Chơi trò chơi mà HS thích. PP: Thực hành, trò chơi ĐD: Còi. Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi. a,Những HS tiết kiểm tra trước chưa hoàn thành được ôn luyện và kiểm tra lại: 8 phút. b,Sơ kết HKI: 12 phút. -HS hệ thống lại những kiến thức kĩ năng đã học: kể tên gọi, khẩu lệnh, cách thực hiện. -GV nhận xét, bổ sung. +Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. +Bài thể dục phát triển chung 8 động tác. +Thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản: đi chuyển hướng phải, trái và đi vượt chướng ngại vật thấp. +Trò chơi vận động là: “Tìm người chỉ huy”, “Thi đua xếp hàng”, “Mèo đuổi chuột”, “Chim về tổ”, “Đua ngựa”. -Một số em lên thực hiện, cả lớp theo dõi, nhận xét. GV kết hợp nêu những sai lầm thường mắc và cách sửa chữa để cả lớp chắc được động tác kĩ thuật. -GV nhận xét kết quả học tập của HS trong lớp, khen ngợi những cá nhân, tổ làm tốt đồng thời nhắc nhở những cá nhân, tổ thực hiện chưa tốt cần khắc phục trong HKII. c,Chơi trò chơi mà HS thích: 5 phút. Hoạt động 3: (5/) Phần kết thúc -HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát: 1 phút. -GV cùng HS hệ thống bài, tuyên dương và nhận xét giờ học: 2 phút. -Giao nhiệm vụ về nhà: + Ôn các bài thể dục phát triển chung và các động tác RLTTCB HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Các hoạt động cụ thể 1.Hoạt động 1: (20/) MT: Đánh giá tuần trước PP: Thảo luận, đàm thoại, quan sát *B1: Lớp trưởng điều khiển: Các tổ tự sinh hoạt phê bình, bình bầu những bạn chăm chỉ siêng năng học tập trong tuần. *B2: GV tổng kết tất cả các hoạt động trong tháng 12: -Các em đã biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp, vở sách đầy đủ. Khen em: -Trong tháng qua các em đã tham gia tốt các phong trào do nhà trường đề ra. -Lớp đã thực hiện tốt phong trào thi đua chào mừng ngày Quân đội nhân dân Việt nam 22-12, có những em tiến bộ trong mọi mặt như: +Đa số các em đi học đúng giờ. +Tổ 3 làm vệ sinh lớp học sạch sẽ. +Lớp học trật tự, nghiêm túc. +Tất cả các em đã góp phần trang trí không gian lớp học tốt, đẹp. +Khen em: +Bên cạnh đó còn có những em chưa tiến bộ, cần cố gắng nhiều như: +Đi học còn muộn. +Hay quên vở, sách. +Tập thể dục chưa được. Hoạt động 2: (15/) MT: Kế hoạch cho tuần tới. PP: Thuyết trình -Ôn tập tốt để thi HKI đạt kết quả cao. -Thực hiện tốt an toàn giao thông. -Chấp hành tốt nội quy của nhà trường. *B3: Lớp ca múa hát tập thể. +Hát cá nhân +Hát tập thể An toàn giao thông: BÀI 2: GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT (T2) Tiết Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Các hoạt động cụ thể *Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: (15’) Những quy định trên đường bộ có đường sắt cắt ngang. MT: HS nắm chắc quy định khi đi đường có đường sắt cắt ngang đường bộ, trường hợp có rào chắn và không có rào chắn. -Biết được những nguy hiểm khi đi lại hoặc chơi trên đường sắt. Thực hiện nghiêm chỉnh không chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá lên tàu. PP: Thảo luận, quan sát, động não, thuyết trình ĐD: Tranh SGK. -Quan sát theo cặp. -Cách tiến hành: *Bước 1: Làm việc theo nhóm 2 -HS quan sát các hình SGK trang 8 - 9 sau đó cho biết? Nói rõ nội dung của từng hình vẽ? Nêu những tai nạn có thể xảy ra trên đường sắt? Khi tàu chạy qua nếu đùa nghịch ném đất đá lên tàu sẽ như thế nào? Bước 2: Làm việc cả lớp. -Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, GV kết luận: Khi đi đường gặp nơi có đường sắt cắt ngang ta phải quan sát kĩ. Nơi không có rào chắn phải đứng cách đường ray khoảng 5m, nơi có rào chắn đững cách 1m để đề phòng. -Không đi bộ, ngồi chơi trên đường sắt. Không ném đất đá lên tàu. bổ sung. Hoạt động 2: (20’) Luyện tập MT: Củng cố nhận thức về đường sắt và bảo đảm an toàngiao thông đường sắt. PP: Thực hành. ĐD: Phiếu giao việc *Bước 1: Hoạt động cá nhân. -GV phát phiếu bài tập và yêu cầu HS đúng ghi Đ, sai ghi S. 1.Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả.’ 2.Đường sắt là đường dùng chung cho các phương tiện giao thông. ’ 3.Khi gặp tàu hoả chạy qua em cần dừng cách xa đường tàu 5m. ’ 4.Em có thể ngồi chơi hoặc đi bộ trên đường sắt. ’ 5.Khi tàu sắp đến và rào chắn đã đóng, em lách qua rào chắn để sang bên kia đường tàu. ’ 6.Khi tàu chạy qua đường sắt nơi không có rào chắn, em có thể đứng sát đường tàu để xem. ’ *Bước 2: Một số em nêu kết quả và phân tích lí do lựa chọn. -GV nhận xét, khẳng định. Hoạt động 3: (3’) Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học -Dặn đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả. Cần nhớ những quy định trên để giữ an toàn cho mình và nhắc mọi người thực hiện. Thủ công: CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ (T2) Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ : (5/) -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS -Nhận xét 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (25/) Thực hành cắt, dán MT: Cắt dán đúng quy trình chữ vui vẻ PP: Làm mẫu, giảng giải, động não, đàm thoại, quan sát ĐD: -Mẫu chữ VUI VẺ. -Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ. -Giấy nháp, giấy thủ công. -Bút màu, kéo thủ công. HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ. -GV gọi HS thao tác các bước kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ đã hướng dẫn. -HS trả lời: 3-4 em, cả lớp lắng nghe và nhận xét. -HS quan sát tranh quy trình và nêu lại các bước kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ. +Bước 1: Kẻ, cắt, dán các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi (?) +Bước 2: Dán thành chữ VUI VẺ GV tổ chức cho các em thực hành. -HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ. -GV đi đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho những em thực hiện chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em ho -Hoàn thành sản phẩm. -GV nhắc HS: dán các chữ cho cân đối, đều, phẳng, đẹp. Muốn vậy, cần dán theo đường chuẩn, khoảng cách giữa các chữ cái phải đều. Khi dán phải đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán và vuốt cho chữ phẳng, không bị nhăn. Dấu hỏi (? ) dán sau cùng, cách đầu chữ E nửa ô. -HS trưng bày sản phẩm. -Cả lớp cùng GV quan sát, nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng. -GV đánh giá kết quả thực hành của HS. Hoạt động 2: (4/) Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Tuyên dương những em chuẩn bị bài tốt. Hoàn thành sản phẩm đẹp, đúng. GV giao nhiệm vụ: +Về nhà tiếp tục chuẩn bị giấy nháp, giấy thủ công. +Bút màu, kéo thủ công để tiết sau học bài Cắt, dán chữ cái đơn giản. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC BÀI TRONG NGÀY. Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thê *Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (22/) MT: HS tự hoàn thành lấy bài tập của mình. +Rèn tính tự giác cho HS PP: Thực hành, động não. ĐD: vở -GV ghi đề bài lên bảng. 1 HS nhắc lại đề bài. *B1: GV giao nhiệm vụ: 2 em trong bài đổi chéo vở lẫn nhau kiểm tra xem đã hoàn thiện bài tập trong ngày chưa. -HS kiểm tra và báo cáo kết quả. -GV quan sát giúp đỡ. *B2: HS nào chưa xong thì tự hoàn thành bài tập của mình. -HS làm GV quan sát giúp đỡ. -GV nhận xét Hoạt động 2: (13/) Bài tập MT: Củng cố cho HS về cách tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông giá trị của các biểu thức và hình chữ nhật. PP: Thực hành. ĐD: Bài tập. Bước 1: GV ghi bảng BT. Bài 1: Một tấm vải hình chữ nhật có chiều dài 64m và hơn chiều rộng 16 m. Tính chu vi củảitams vải đó. Bài 2. Cho tờ giấy hình vuông có chu vi bằng 24 cm. Tính cạnh hình vuông đó. Bài 3: Tính nhanh 84 + 57 + 90 -80 - 47 - 74 -HS làm vở -GV quan sát giúp đỡ. Bước 2: GV chấm một số em và nhận xét. Hoạt động 3: (4/) Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học. Về nhà chữa lại các bài sai.

File đính kèm:

  • docphuong 18.doc
Giáo án liên quan