Giáo án Mĩ Thuật khối Tiểu học Tuần 15

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS nhận biết các loại cây và hình dáng của chúng.

- Giúp HS biết cách vẽ một vài loại cây quen thuộc.

- Vẽ được hình cây và vẽ màu theo ý thích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

GV chuẩn bị

- Một số tranh, ảnh về các loại cây :cây tre, cây phượng, cây dừa,.

- Hình vẽ các loại cây,

- Một số bài vẽ cây của hoạ sĩ, của thiếu nhi.

HS chuẩn bị

- Vở Tập vẽ 1.

- Bút chì đen, chì sáp, sáp màu.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ Thuật khối Tiểu học Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và so sánh. - Một số bài vẽ cái cốc của HS năm trước. Học sinh - Vở Tập vẽ 2. - Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại. III. các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức lớp 1’ Kiểm tra đồ dùng học tập * Giới thiệu bài mới Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 3’ * Giới thiệu mẫu và gợi ý để HS nhận biết: Có nhiều loại cốc, loại cốc nào cũng có miệng, thân, đáy. + Quan sát một số cái cốc. * Hỏi: - Các loại cốc có miệng và đáy như thế nào ? + Loại có miệng rộng hơn đáy; + Loại có miệng và đáy bằng nhau. - Cốc ngoài miệng, thân, đáy còn có gì nữa ? + Loại có đế, tay cầm. - Trang trí ở cái cốc như thế nào ? + Trang trí khác nhau. - Chất liệu làm cốc là gì ? + Nhựa, thuỷ tinh, sứ,... Hoạt động 2: Cách vẽ 4’ * Cho HS chọn mẫu để vẽ : + Chọn mẫu để vẽ. - Yêu cầu HS quan sát mẫu và hướng dẫn cách vẽ cái cốc lên bảng để HS quan sát: + Quan sát cách vẽ cái cốc. + Vẽ phác hình bao quát; + Vẽ miệng cốc; + Vẽ thân và đáy. + Trang trí theo ý thích * Lưu ý HS vẽ tỉ lệ chiều cao của thân, chiều ngang của miệng, đáy cốc. - Nhắc SH vẽ hình cái cốc vừa với phần giấy trong Vở Tập vẽ 2, bài 15. (không to quá, không nhỏ quá hay xo lệch về một bên). Hoạt động 3: Thực hành 23’ * Cho HS xem một số bài vẽ cái cốc của các bạn năm trước để tham khảo. + Xem một số bài vẽ cái cốc của các bạn năm trước để rút kinh nghiệm khi làm bài. - Yêu cầu HS làm bài vào Vở Tập vẽ 2, bài 15. + Làm bài vào Vở Tập vẽ 2, bài 15. * Quan sát và gợi ý cho một số HS còn lúng túng về: - Cách vẽ hình; - Trang trí: hoạ tiết, vẽ màu Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 3’ * Chọn một số bài vẽ đã hoàn thành và hướng dẫn HS nhận xét về: + 4 - 5 HS nhận xét một số bài vẽ cái cốc. - Hình dáng cái cốc nào giống với mẫu hơn ? - Cách trang trí (hoạ tiết và màu sắc). * Yêu cầu HS tìm ra bài đẹp theo ý thích. + 4 - 5 HS tìm ra bài đẹp theo ý thích. * Đánh giá một số bài Dặn dò HS 1’ - Quan sát các con vật quen thuộc. Tuần 15: Khối 3 Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm 200 Bài 15: Vẽ con Vật I. mục tiêu - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của các con vật. - Vẽ được hình một con vật và tạo dáng theo ý thích. - Thêm yêu mến con vật. II. Chuẩn bị Giáo viên - Tranh, ảnh các con vật. - Tranh vẽ con vật của HS năm trước. Học sinh - Vở Tập vẽ 3. - Tranh, ảnh các con vật. - Bút chì, màu vẽ các loại. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức lớp 1’ Kiểm tra đồ dùng học tập * Giới thiệu bài mới Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 3’ - Giới thiệu tranh, ảnh một số con vật quen thuộc (con trâu, bò, chó, gà,...) để HS quan sát và nhận biết về: + Tên con vật;, + Hình dáng, màu sắc của chúng; + Các bộ phận chính của con vật như đầu, mình, chân,..... + Quan sát tranh, ảnh một số con vật. * Đặt câu hỏi để HS quan sát tìm ra sự khác nhau của các con vật. - Con trâu khác con bò như thế nào? - Hình dáng của con gà trống và gà mái có gì khác nhau ? + Con trâu sừng thường dài hơn con bò, con bò có bơm cao hơn và có yếm, con trâu không có yếm,... + Gà trống có lông đuôi dài hơn trên đầu có màu đỏ, màu sắc rực rỡ và đẹp hơn gà mái,... - Màu sắc các con vật như thế nào? + Màu sắc khác nhau. - Yêu cầu HS kể tên một số con vật quen thuộc và tả lại hình dáng của chúng. + Kể tên một số con vật. Hoạt động 2: Cách vẽ 4’ - Vẽ phác lên bảng một số hình con vật theo các bước để HS quan sát: + Vẽ hình chính trước (đầu, mình). Lưu ý HS vẽ nhiều dáng khác nhau. +Quan sát hình vẽ một số con vật. + Vẽ các bộ phận sau (tai, chân, đuôi,...) cho phù với dáng con vật. + Vẽ màu. - Nhắc HS Vẽ hình vừa với phần giấy (không nhỏ quá hoặc to qua). Hoạt động 3: Thực hành 23’ * Cho HS xem một số bài vẽ của các bạn năm trước để tham khảo. - Yêu cầu HS làm bài vào Vở Tập vẽ 3, bài 15. + Xem một số bài vẽ của các bạn năm trước để tham khảo. + Làm bài vào Vở Tập vẽ 3, bài 15. - Gợi ý HS vẽ dáng, đặc điểm, màu sắc con vật. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 3’ * Hướng dẫn HS nhận xétmôt số bài vẽ về. + Hình dáng, đặc điểm của con vật. + Màu sắc. + 4 - 5 HS nhận xét một số bài vẽ. - Yêu cầu HS tìm ra bài đẹp theo ý thích. + Tìm ra bài đẹp theo ý thích. - Đánh giá một số bài. Dặn dò HS + Vẽ màu vào hình con voi bài 15, Vở Tập vẽ 3. 1’ Tuần 15: Khối 4 Thứ .... ngày .... tháng ..... năm 200 Bài 15: Vẽ tranh đề tài chân dung I. Mục tiêu - HS nhận biết được đặc điểm một số khuôn mặt người. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh châ dung theo ý thích. - HS biết quan tâm đến mọi người. II. Chuẩn bị Giáo viên - SGV, SGK - Một số ảnh chân dung. - Một số tranh chân dung của hoạ sĩ, của HS và tranh về đề tài khác để so sánh. - Hình gợi ý cách vẽ. Học sinh - SGK. - Vở Tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức lớp 1’ Kiểm tra đồ dùng học tập * Giới thiệu bài mới Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 3’ - Giới thiệu tranh, ảnh để SH nhận ra sự khác nhau của chúng về: + ảnh chụp bằng máy nên rất giống thật và rõ từng chi tiết; + Tranh được vẽ bằng tay, thường diễn tả tập chung vào những đặc điểm chính của nhận vật. + Quan sát tranh, ảnh và nhân ra sự khác nhau giữa tranh vẽ và ảnh chụp. - Cho HS so sánh giữa tranh chân dung và tranh đề tài sinh hoạt để phân biệt được hai đề tài này. + Tranh chân dung chỉ vẽ về chân dung một người, tranh sinh hoạt vẽ nhiều người và có nhiều hoạt động. - Yêu cầu HS quan sát khuôn mặt của bạn để thấy được hình dáng khuôn mặt thường là: + Hình trái xoan, hình vuông, hình tròn,...). + Tỉ lệ dài ngắn, to nhỏ, rộng hẹp của trán, mắt, mũi, miệng, cằm,.... + Quan sát khuôn mặt bạn. * Tóm tắt: Mỗi người đều có khuôn mặt khác nhau; - Mắt, mũi miệng của mỗi người có hình dáng khác nhau; - Vị trí của mắt, mũi, miệng,... trên khuôn mặt của mỗi người một khác (xa, gần, cao, thấp,...) Hoạt động 2: Cách vẽ 4’ - Yêu cầu HS xem hình gợi ý cách vẽ trang 37 SGK. + Xem hình gợi ý cách vẽ trang 37, SGK. - Hướng dẫn vẽ: + Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ cho vừa với tờ giấy; + Vẽ cổ, vai và đường trục mặt; + Tìm vị trí của tóc, tai, mũi, miệng,... để vẽ hình cho rõ đặc điểm (trán cao hay thấp, mắt to hay nhỏ, mũi dài hay ngắn,....) + Vẽ các nét chi tiết đúng với nhân vật. + Vẽ màu da, tóc, áo, màu nền. + Có thể trang trí cho áo thêm đẹp và phù hợp với nhân vật. Hoạt động 3: Thực hành 23’ * Yêu cầu HS làm bài vào Vở Tập vẽ 4, bài 15. - Gợi ý HS + Cách sắp xếp bố cục; + Cách vẽ hình; + Cách vẽ màu. + Làm bài vào Vở Tập vẽ 4, bài 15. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 3’ - Cùng HS nhận xét một số bài vẽ về: - Bố cục (vừa với phần giấy), - Cách vẽ hình, các chi tiết, màu sắc. - Yêu cầu HS + Nêu cảm nghĩ của mình về một số bài chân dung. - Bổ sung ý kiến của HS, kết luận và khen ngợi một số HS có bài vẽ đẹp. Dặn dò HS + Quan sát, nhận xét nét mặt con người khi vui, buồn, lúc tức giận. 1’ + Sưu tầm các loại vỏ hộp để chuẩn bị cho bài sau. Tuần 15: Khối 5 Thứ ngày tháng năm 200 Bài 15: vẽ tranh đề tài quân đội I. mục tiêu - HS hiểu thêm về quân đội và những hoạt động của bộ đội trong chiến đấu, sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày. - HS vẽ được tranh đề tài quân đội. - HS thêm yêu quý các cô, các chú bộ đội. II. Chuẩn bị Giáo viên - SGK, SGV. - Một số tranh, ảnh về quân đội. - Một số tranh của hoạ sĩ về để tài Quân đội và của thiếu nhi. Học sinh - SGK. - Vở Tập vẽ 5. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức lớp 1’ Kiểm tra đồ dùng học tập * Giới thiệu bài mới: Cho HS hát một vài hát về đề tài quân đội. + Hát một bài hát về đề tài quân đội Hoạt động 1:Tìm, chọn nội dung đề tài 3’ * Giới thiệu một số tranh ảnh về để tài Quân đội để HS nhận thấy: + Quan sát một số tranh, ảnh. - Tranh vẽ về để tài Quân đội thường hình ảnh chinh là các cô, các chú bộ đội. - Trang phục (mũ, quần, áo) của quân đội khác nhau giữa các binh chủng. - Trang bị vũ khí và phương tiện của quân đội gồm có: súng, xem pháo, tàu chiến, máy bay,... - Đề tài về quân đội tất phong phú. Có thể vẽ về các hoạt động như: chân dung cô, chú bộ đội ; bộ đội với thiếu nhi ; bộ đội gặt lúa, chống bảo lụt giúp dân ; bộ đội tập luyện trên thao trường,... Hoạt động 2: Cách vẽ 4’ * Cho HS xem hình gợi ý cách vẽ tranh để các em nhận ra cách vẽ tranh theo các bước: + Quan sát các hình gợi ý cách vẽ tranh. - Vẽ hình ảnh chính là các cô, các chú bộ đội trong một hoạt động cụ thể nào đó (tập luyện, chống bảo lụt,...), - Vẽ hình ảnh phụ sao cho phù hợp với nội dung (bài tập, nhà, cây, núi, sông, xe, pháo,...). - Vẽ màu có đậm, có nhạt phù hợp với nội dung đề tài. * Cho HS nhận xét về cách sắp xếp hình ảnh , cách vẽ hình, vẽ màu ở một số bức tranh để HS nắm vững cách kiến thức. + Quan sát một số tranh và nhận xét về cách vẽ hình, vẽ màu. Hoạt động 3: Thực hành 23’ * Cho HS xem các bức tranh giới thiệu ở SGK để các em tự tin hơn khi vẽ. + Xem một số bức tranh giới thiệu trong SGK, bài 15. - Yêu cầu HS làm bài vào Vở Tập vẽ 5, bài 15. + Làm bài vào Vở Tập vẽ 5, bài 15. - Nhắc HS vẽ theo từng các bước như đã hướng dẫn. - Bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung đối với nhứng HS còn lúng túng về cách chọn đề tài và cách vẽ. Động viên những HS khá để các em tìm được những hình ảnh, màu sắc đẹp cho bức tranh của mình. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 3’ * Gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ về : + 4 - 5 HS nhận xét một số bài vẽ. - Nội dung (rõ chủ đề). - Bố cục (có hình ảnh chính, hinh ảnh phụ). - Hình vẽ, nét vẽ (sinh động). - Màu săc (hài hoà, có đậm, có nhạt). * Yêu cầu HS nhận xét bài đẹp và chưa đẹp theo cảm nhận riêng. + 4 - 5 HS nhận xét bài đẹp và chưa đẹp theo cảm nhận riêng. - Đánh giá một số bài Dặn dò HS 1’ - Sưu tầm bài vẽ có hai vật mẫu của các bạn lớp trước và tranh tĩnh vật của hoạ sĩ trên sách báo.

File đính kèm:

  • docGIAO AN 1-5 BAI 15.doc
Giáo án liên quan