I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Học sinh nhận ra vẻ đẹp của các hoạ tiết dân tộc miền xuôi và miền ngược.
2.Kỷ năng: Qua bài học HS vẽ được một số hoạ tiết gần đúng với mẫu và tô màu theo ý thích.
3.Thái độ: Học sinh trân trọng và yêu quý vốn cổ dân tộc nói chung và hoạ tiết dân tộc nói riêng.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
+ Tranh minh hoạ ĐDDH Mĩ thuật 6.
+ Phóng to hình minh hoạ trong SGK.
2. Đồ dùng học tập:
+ Sưu tầm hoạ tiết dân tộc.
+ Dụng cụ thực hành.
3. Phương pháp dạy học:
+ Phương pháp trực quan, gợi mỡ, vấn đáp, luyện tập.
III/ Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài củ:
3. Giới thiệu bài mới:
78 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ Thuật Khối 6 - Bản đẹp 3 cột - Năm học 2012-2013 - Đinh Nam Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g.
-Nét vẽ đậm nhạt theo chiều hướng của mảng khối.
-Các độ đạm nhạt phải có sự chuyển tiếp nhẹ nhàng.
-Diễn tả đậm nhạt ở bóng đổ, không gian và nền.
III. Thực hành:
a. Nội dung:
-Vẽ đậm nhạt.
b. Yêu cầu:
-Thể hiện rõ các độ đậm nhạt trên vật mẫu.
-Trình bày bài hoàn chỉnh, sạch sẽ và đúng quy định.
*Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Bài tập về nhà:
Ngày soạn: 06/04/10 Ngày dạy: 07/04/10
Tiết 30 – Bài 30 Vẽ tranh:
đề tài thể thao – văn nghệ
I/ Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Học sinh hiểu được tranh về đề tài Thể thao – Văn nghệ.
Kỷ năng: HS vẽ được một bức tranh có nội dung đề tài Thể thao-Văn nghệ.
Thái độ: Qua bài HS thêm yêu hoạt động Thể thao-Văn nghệ, nâng cao nhận thức qua tranh vẽ..
II/ Chuẩn bị:
Đồ dùng dạy học:
+ Tranh, ảnh về hoạt động Thể thao-Văn nghệ.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
+ Bài mẫu tham khảo.
Đồ dùng học tập:
+ Sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động Thể thao-Văn nghệ.
+ Dụng cụ thực hành.
Phương pháp dạy học:
+ Phương pháp trực quan, gợi mỡ, vấn đáp, luyện tập.
III/ Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp:
Kiểm tra bài củ:
- Nêu khái quát về MT Ai Cập cổ đại?
k Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài:
-Minh họa tranh, phân tích kết hợp vấn đáp:
+Em hãy kể một số hoạt động Thể thao, hình thức biểu diễn Văn nghệ?
+Em thích nhất là môn thể thao nào? hình thức biểu diễn văn nghệ nào?
+Qua những môn thể thao, các hình thức biểu diễn văn nghệ đó đã có những tác dụng gì cho bản thân em?
-Gợi ý HS trả lời.
-Đánh giá nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh:
-Minh họa tranh hướng dẫn cách vẽ, phân tích kết hợp vấn đáp:
+Nêu các bước vẽ tranh?
+Yêu cầu khi tìm và vẽ hình?
+Cần sử dụng màu sắc như thế nào để phù hợp với nội dung tranh?
-Gợi ý HS trả lời.
-Đánh giá nhận xét.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài:
-Phổ biến nội dung và yêu cầu thực hành.
-Cho HS xem bài mẫu tham khảo.
-Quan sát, hướng dẫn, động viên các em làm bài.
*Thảo luận theo nhóm.
-Đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi.
-Góp ý bổ sung cho nhau.
*Quan sát , nghiên cứu.
-Trả lời câu hỏi.
-Góp ý, bổ sung.
*Tham khảo bài mẫu.
-Tiến hành làm bài.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài:
*Các môn thi đấu thể thao:
-Bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông, đá cầu và các môn điền kinh khác.
*Các hình thức biểu diễn văn nghệ:
-Đơn ca, tốp ca, đàn, múa.
II. Cách vẽ tranh:
a. Xây dựng bố cục:
-Xây dựng mảng hình chính, mảng hình phụ.
b. Vẽ hình:
-Tìn những hình ảnh mang đặc trưng của hoạt động thể thao hay hình thức biểu diễn văn nghệ.
-Có hình vẽ chính, hình và phụ.
-Hình ảnh phải sinh động phong phú.
c.Vẽ màu:
-Tìm những gam màu tươi sáng.
-Có gam màu chủ đạo.
-Hạn chế dùng nhiều màu.
III. Thực hành:
a. Nội dung:
-Vẽ một bức tranh về đề tài Thể thao-Văn nghệ
b. Yêu cầu:
-Bài vẽ thể hiện được các hoạt động thể thao hay các hình thức biểu diễn văn nghệ.
-Trình bày bài đẹp, hoàn chỉnh.
*Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Bài tập về nhà:
- Thông qua bài làm của các em để nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét, chốt lại nội dung của bài học.
- Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài nếu chưa xong.
- Chuẩn bị cho tiết sau kẻ chữ in hoa nét đều.
Ngày soạn:. Tuần.
Ngày dạy: Tiết:..
Vẽ trang trí
Trang trí chiếc khăn đặt lọ hoa
I. Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, đồ dùng dạy học,tranh ảnh minh họa...
*Học sinh: Chuẩn dụng cụ học tập: Chì,tẩy,thước,giấy A4...
II. Các yêu cầu đánh giá:
1. Hình thức:
a. Bố cục:
- Có bố cục đẹp, hài hoà, cân đối, chặt chẽ vừa khổ giấy A4.
- Nếu đặt họa tiết đăng đối nên kẻ trục ngang, dọc, chéo để sắp xếp họa tiết cân đối,đẹp.
b. Màu sắc:
- Có điều hoà màu sắc (Nóng - Lạnh; Đậm - Nhạt), phân bố màu sắc hợp lý.
- Thể hiện rõ gam màu chủ đạo. Nên dùng khoảng 3 đến 5 màu.
c. Đậm nhạt:
- Phân bố hợp lý nhịp nhàng, hình mảng sáng tối rõ ràng.
d. Phong cách thể hiện.
- Tạo được phong cách riêng, độc đáo.
e. Trình bày:
-Trình bày đẹp, rõ ràng, sạch sẽ và nghệ thuật.
2. Nội dung:
a. Chọn hình thức trang trí:
- Đẹp, độc đáo, phù hợp với từng loại bàn.
b. Chọn họa tiết trang trí:
- Chọn họa tiết đẹp, phù hợp và có tính cách điệu cao.
- Có họa tiết chính, họa tiết phụ.
c. Cách trang trí:
-Họa tiết chính đặt ở trọng tâm, họa tiết phụ đặt ở xung quanh, các góc sao cho hài hòa, cân đối.
-Vận dụng được các quy tắc trang trí vào bài: xen kẻ, đối xứng, nhắc lại hay mảng hình không đều.
-Các hình trang trí phải có nội dung: hoa, lá, chim, thú, cảnh vật...
-Các họa tiết được vẽ, chạm, trổ theo thể trang trí.
c. Làm nổi bật được trọng tâm của hình trang trí.
d. Họa tiết không được dàn trải, đều nhau.
Ngày soạn:. Tuần.
Ngày dạy: Tiết:..
Thường thức Mĩ thuật
Một số công trình tiêu biểu
của mĩ thuật ai cập-hy lạp-la mã thời kỳ cổ đại
I/ Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Học sinh nhận thức rõ hơn về giá trị mĩ thuật Ai Cập, Hy Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại.
Kỷ năng: HS hiểu biết thêm về những nét riêng biệt của mỗi nền mĩ thuật Ai Cập, Hy Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại và biết tôn trọng nền văn hoá nghệ thuật cổ.
Thái độ: Qua bài học HS có ý thức trân trọng những giá trị văn hóa của nhân loại.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
+ Tranh ảnh phiên bản trong SGK.
+ Sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu có liên quan.
2. Đồ dùng học tập:
+ Sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu có liên quan.
3. Phương pháp dạy học:
+ Phương pháp trực quan, gợi mỡ, vấn đáp, làm việc theo nhóm.
III/ Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp:
Kiểm tra bài củ:
- Nhận xét, đánh giá bài kiểm tra một tiết.
Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy
Ghi bảng và minh họa
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về kiến trúc Kim tự tháp Kê-ốp (Ai Cập):
-Kiểm tra lại kiến thức của bài học trước.
-Gọi HS đọc qua bài.
-Minh họa tranh phân tích kết hợp vấn đáp:
+Em biết gì về Kim tự tháp Kê-ốp? Nêu giá trị nghệ thuật?
-Gợi ý HS trả lời.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các tác phẩm điêu khắc:
-Tượng Nhân sư (Ai Cập):
-Minh họa tranh, phân tích kết hợp vấn đáp:
+Tượng đặt ở đâu? và làm vào thời gian nào?
+Nêu đặc điểm và giá trị nghệ thuật của pho tượng?
-Gợi ý HS trả lời..
-Tượng Vệ nữ Milô (Hy- Lạp):
-Minh họa tranh, phân tích kết hợp vấn đáp:
+Em biết gì về pho trượng?
+ý nghĩa của pho tượng?
+Ngoài pho tượng này em con biết thêm được những tác phẩm điêu khắc nài của Hy-Lạp?
-Gợi ý HS trả lời.
-Tượng Ô-Guýt (La-Mã):
-Minh họa tranh, phân tích kết hợp vấn đáp:
+Thuộc kiểu tượng gì?
+Bức tượng có những đặc điểm gì?
-Gợi ý HS trả lời.
-Đánh giá nhận xét.
1. Kiến trúc:
* Kim tự tháp Kê-ốp (Ai-Cập):
-Xây dựng: 2900 TCN (20 năm).
-Chất liệu bằng đá vôi.
-Di sản văn hoá vĩ đại của nhân loại.
2. Điêu khắc:
a. Tượng Nhân sư (Ai-Cập):
-Tượng xây dựng 2700 TCN.
-Bằng đá hoa cương.
-Đặt ở Kim tự tháp Kê-Phơ-Ren.
-Là kiệt tác điêu khắc của AC cổ đại.
b. Tượng Vệ nữ Milô (Hy-Lạp):
-Tìm thấy năm 1820.
-Có tỷ lệ và kích thước chuẩn mực.
c. Tượng Ô-Guýt La-Mã):
-Phong cách tả thực.
-Cương nghị, tự tin, hoành tráng.
*Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Bài tập về nhà:
Đặt một số câu hỏi để kiểm tra lại kiến thức của các em.
Nhận xét, chốt lại nội dung của bài học.
Về nhà học và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Chuẩn bị mẫu vẽ cho tiết sau kiểm tra học kỳ II.
Ngày soạn: /4 Ngày dạy: /4/2008
Tiết 33-34:
Kiểm tra học kỳ ii
I. Đề ra:
Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài quê hương của em?
II. điều kiện:
Vẽ trên khổ giấy A4.
Thể hiện được trên các chất liệu màu.
III. Các yêu cầu đánh giá:
1. Hình thức:
a. Bố cục: (4 điểm)
- Có bố cục đẹp, hài hoà, cân đối, vừa khổ giấy A4.
- Thể hiên rõ mảng chính, mảng phụ.
b. Màu sắc:
- Có điều hoà màu sắc (Nóng - Lạnh; Đậm - Nhạt).
- Thể hiện rõ gam màu chủ đạo.
- Màu sắc phù hợp với nội dung đề tài.
c. Đậm nhạt:
- Phân bố hợp lý nhịp nhàng, hình mảng sáng tối rõ ràng.
d. Phong cách thể hiện.
- Tạo được phong cách riêng, độc đáo.
e. Trình bày:
- Trình bày đẹp, rõ ràng, sạch sẽ và nghệ thuật.
2. Nội dung: (6 điểm)
a. Đề tài:
- Đúng nội dung đề tài.
- Khai thác tốt đề tài và làm nổi bật chủ đề.
b. Hình tượng:
- Hình tượng không kể lễ, rườm rà.
- Nêu rõ tính chất điển hình của nhân vật, cảnh vật.
- Tìm được những hình ảnh đặc trưng của quê hương.
c. Nội dung chủ đề:
- Thể hiện được tình cảm, cảm xúc về quê hương mình đang sinh sống qua tranh vẽ.
- Có tính giáo dục: có ý thức, trách nhiệm xây dựng quê hương giàu mạnh, văn minh.
IV. Hình thức đánh giá:
- Bài vẽ của HS được đánh giá theo thang điểm 10. Căn cứ vào những yêu cầu đạt được mà đánh giá và chấm điểm cho HS.
Ngày soạn: /4 Ngày dạy: /4/2008
Tiết 35:
Trưng bày kết quả học tập trong năm học
I/ Mục đích trưng bày:
- Nhằm đánh gía kết quả học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh, đồng thời thấy được công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn của nhà trường.
-Tổ chức nghiêm túc từ khâu chuẩn bị, trưng bày đến khâu hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm cho năm học sau.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
+ Lựa chọn các bài vẽ đẹp của học sinh.
+ Nơi trưng bày và những phương tiện cần thiết.
Học sinh:
+ Tham gia lựa chọn cùng giáo viên.
+ Tham gia trưng bày.
+ Các dụng cụ để trưng bày.
III/ Hình thức trưng bày:
1. Hướng dẫn học sinh dán bài lên khổ giấy A4 hay lên bảng:
Dán bài theo từng phân môn:
Phân môn trang trí.
Phân môn vẽ tranh đề tài.
Phân môn vẽ theo mẫu.
Dán theo từng bài học:
Tranh phong cảnh.
Tranh lễ hội, vui chơi giải trí.
Tranh các đề tài khác nhau.
Trang trí hình vuông, hay các loại hình trang trí khác nhau.
Trang trí đường diềm
IV/ Cách trưng bày và đánh giá:
Trưng bày ở phòng học hay ở hành lang.
Tổ chức học sinh xem, nhận xét, đánh giá theo gợi ý của giáo viên.
Nhận xét, đánh giá theo từng phân môn, từng bài học.
Tự nhận xét bài vẽ của mình.
Rút ra ưu điểm, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho năm học sau.
Giáo viên nhận xét chung, đánh giá và kết luận.
V/ Phần kết thúc:
Nhận xét, đánh giá và tổng kết năm học.
Mua sách giáo khao MT-7 để nghiên cứu trước.
Về nhà nếu có điều kiện tập vẽ lại các bài đã học
File đính kèm:
- giao an mi thuat 6.doc