Giáo án môn Mỹ thuật Lớp 6 - Chương trình cả năm - Ngô Thị Đào

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức:

- HS hiểu được khái niệm vẽ theo mẫu và cách tiến hành vẽ.

 2. Kỹ năng:

 - HS vận dụng hiểu biết vào bài vẽ theo mẫu.

 - Hình thành cách nhìn, cách làm việc khoa học.

 3.Thái độ: HS biết trân trọng những tạo vật của cha ông.

 II.CHUẨN BỊ

 - Mẫu vật: lọ, chai, ca,

 - Tranh vẽ hướng dẫn cách vẽ

 - Tranh ĐDDH.

 

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ: (7)

 a/ Nhắc lại khái niệm Luật xa gần

 b/ Thế nào là đường tầm mắt, điểm tụ?

2. Bài mới:

 

Hoạt động 1: Thế nào là vẽ theo mẫu?

Ghi bảng Hoạt động của Giáo viên Hoạt động HS

 ĐDDH

I.THẾ NÀO LÀ VẼ THEO MẪU?

- Là vẽ lại mẫu được bày trước mặt thông qua suy nghĩ ,cảm xúc của người vẽ để diễn tả đặc điểm cấu tạo, hình dáng,độ đậm nhạt,màu sắc của vật mẫu.

 

 GV: Đặt vật mẫu (cái ca, chai, quả) lên bàn.Yêu cầu HS quan sát, theo dõi GV vẽ trên bảng.

+ GV vẽ quai ca rồi dừng lại; vẽ quả rồi dừng lại.

CH:Cô đã vẽ cái gì trước?

CH: Vẽ riêng từng bộ phận,

vậy là đúng hay không đúng?

HS trả lời, GV nhận xét: vẽ như vậy là không đúng, hôm nay ta học cách vẽ theo mẫu.

GV: Cho HS quan sát hình 1.

CH: Tại sao những cái ca này có hình dạng không giống nhau? Đồng thời GV cầm cái ca di chuyển đến các vị trí tương đương như hình 1.HS nhận xét, GV kết luận:

- Ca có hình dạng khác nhau vì vị trí ta nhìn khác nhau. Hình vẽ cái ca đều đúng với hình ảnh của người nhìn. Vẽ như thế gọi là vẽ theo mẫu.

GV: Vẽ theo mẫu là gì? (vẽ lại mẫu được bày trước mặt. Thông qua cảm xúc, nhận thức, người vẽ diễn tả được đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, đậm nhạt, màu sắc của vật mẫu).

 

 

HS quan sát.

 

 

 

 

-HS trả lời.

-HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

-HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS trả lời.

 

 

 

 

 Vật mẫu thật :cái ca có quai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1 sgk.

 

doc80 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Mỹ thuật Lớp 6 - Chương trình cả năm - Ngô Thị Đào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cập, Hi Lạp và La Mã cổ đại Ghi bảng Hoạt động của GV Hoạt động HS ĐDDH I.MĨ THUẬT AI CẬP 1. Kiến trúc: -Những ngôi đền lộng lẫy, Kim tự tháp đồ sộ(Kim tự tháp của vua Kê Oâp cao 138m,cạnh đáy vuông 225m). 2. Điêu khắc: Tượng đákhổng lồ( tượng nhân sư ) cao 20m, dài 60m ,phù điêu... 3. Hội họa: Tranh tường về các vị thần và người sáng lập ra thế giới. II. MĨ THUẬT HI LẠP 1.Kiến trúc: Những kiểu cột độc đáo, khỏe khoắn, thanh nhã, GV treo bản đồ địa lí tự nhiên châu Phi: +Ai Cập nằm bên bờ sông nào?Thuộc châu lục nào? +Nền văn minh Ai Cập cách đây bao nhiêu năm? ( > 5000 năm ). -GV treo bản đồ địa lí tự nhiên châu Aâu: +Hi Lạp nằm bên bờ biển nào? Thuộc châu lục nào? + Nền văn minh Hi Lạp cách đây bao nhiêu năm? ( 3000 năm Trước CN ). +La Mã là tên gọi của nước nào? +La Mã nằm bên bờ biển nào? HS quan sát. HS trả lời. HS trả lời HS trả lời. HS trả lời. Bản đồ địa lí tự nhiên châu Phi, châu Âu. duyên dáng:Đền Pac Tê Nông 2. Điêu khắc: Tượng và phù điêu cân đối , hài hòa:Đô ri pho, người ném đĩa , Thần Dớt... 3.Hội họa: Tranh trên đồ gốm. GV giới thiệu La-mã: + Thế kỉ VIII TCN thuộc miền Trung Ý. + Thế kỉ I TCN, La-Mã chiếm Hi-lạp, sau đó lại bị chinh phục và chịu ảnh hưởng của Hi Lạp.. Hoạt động 2: Sơ lược về mĩ thuật của Ai Cập, Hi Lạp và La Mã thời kì cổ đại III. LA MÃ 1.kiến trúc: Kiến trúc đô thị:kiểu nhà mái tròn,cầu... 2. Điêu khắc: Tượng đài, tượng chân dung. 3.Hội họa: Tranh tường lớn. GV chia lớp 3 nhóm: + Nhóm 1: Nêu các đặc điểm chính về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ của Ai-cập. + Nhóm 2: Nêu các đặc điểm Chính về nghệ thuật kiến trúc , điêu khắc, hội họa của Hi-lạp + Nhóm 3: Nêu các đặc điểm chính về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa của La-Mã.Sau đó đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.GV chuẩn xác kiến thức. HS thảo luận. 3. Củng cố: Nêu những đặc điểm về nghệ thuật kiến trúc , điêu khắc, hội họa của Ai Cập, Hi Lạp và La Mã? 4. Hướng dẫn – Dặn dò: Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài thể thao ,văn nghệ. Tiết 30 VẼ TRANH ĐỀ TÀI THỂ THAO – VĂN NGHỆ I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: -Làm cho HS yêu thích các hoạt động thể thao, văn nghệ. 2.Kĩ năng: -HS biết chọn đúng nội dung đề tài và thể hiện được đề tài qua bài vẽ. II. CHUẨN BỊ GV: -Một số tranh về đề tài thể thao, văn nghệ. HS: -Sưu tầm một số tranh , ảnh có nội dung về thể thao, liên hoan văn nghệ. III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 1.Kiểm tra bài cũ: -Nêu đặc diểm về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa của La Mã thời kì cổ đại? -Nêu đặc điểm về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa của Ai Cập thời kì cổ đại? -Nêu đặc điểm về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa của Hi Lạp thời kì cổ đại? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài Ghi bảng Hoạt động của GV Hoạt động HS ĐDDH I . TÌM VÀ CHỌN NỘI DUNG ĐỀ TÀI Sgk. -Thế nào là tranh đề tài? -Hãy nêu những hoạt động thể thao mà em biết? -Hãy nêu những hoạt động văn nghệ mà em được xem trực tiếp hoặc xem trên tivi? -Trong các hoạt động đó, em thích nội dung nào? Vì sao? -GV treo tranh: Quan sát tranh, chọn một nội dung trong tranh để vẽ. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS quan sát. Tranh:Đá bóng, biểu diễn văn nghệ,đánh bóng bàn,hát,múa... Hoạt động 2:Cách vẽ tranh II. CÁCH VẼ TRANH -Tìm bố cục,sắp xếp mảng hình chính, mảng hình phụ. -Vẽ hình( người và cảnh vật ). -Vẽ màu ( Tùy thích ). III.THỰC HÀNH Vẽ tranh đề tài thể thao, văn nghệ. -Nêu cách vẽ tranh đề tài? -Tìm các mảng hình chính, mảng hình phụ? -Người ta thường vẽ gì trong tranh đề tài? -Màu sắc thể hiện trong tranh đề tài như thế nào? GV hướng dẫn HS chọn và vẽ đúng theo nội dung đề tài bài học. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS vẽ. 3. Củng cố: Về nhà hoàn thành bài vẽ. 4. Hướng dẫn – Dặn dò: Xem lại cách sắp xếp các họa tiết : Nhắc lại , xen kẻ , cách trang trí hình vuông. Nghiên cứu bài >.. Tiết 31 TRANG TRÍ CHIẾC KHĂN ĐỂ LỌ HOA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: -Làm cho HS hiểu về vẽ đẹp và ý nghĩa của việc trang trí chiếc khăn để lọ hoa. -Biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống. 2.Kĩ năng: -HS biết trang trí chiếc khăn để lọ hoa. II. CHUẨN BỊ GV: Mẫu khăn để đặt lọ hoa. HS: Các họa tiết đã học ở các bài trang trí đường diềm, trang trí hình vuông, hình tròn. III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 1.Kiểm tra bài cũ: Thu 1 số bài vẽ tranh đề tài thể thao , văn nghệ của 1 số HS chấm điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát – Nhận xét Ghi bảng Hoạt động của GV Hoạt động HS ĐDDH I.QUAN SÁT -NHẬN XÉT HS quan sát hình 1 và 2 sgk/154 -GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2 sgk: +Nhận xét vẽ trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa có điểm gì giống với vẽ trang trí đường diềm? +Nhận xét bố cục của các họa tiết được trang trí trong chiếc khăn? -GV cho HS quan sát các mẫu khăn trang trí để đặt lọ hoa: +Em có nhận xét gì về màu sắc trang trí trong các chiếc khăn? +Các chiếc khăn trang trí để đặt lọ hoa mà các em vừa quan sát có hình gì ? +Họa tiết được sắp xếp như thế nào? HS quan sát. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. Hình 1, 2 sgk/154. Hoạt động 2:Cách vẽ trang trí II. CÁCH VẼ -Vẽ ở các dạng: +Hình chữ nhật: 20 cm x 12cm. +Hình vuông cạnh 16cm. +Hình tròn R= 16 cm. -Kiểu trang trí:đường diềm. - Màu sắc hài hòa, tươi sáng. GV hướng dẫn HS cách vẽ trang trí chiếc khăn đặt lọ hoa với các dạng hình chữ nhật, hình tròn và hình vuông,hình ô van... HS vẽ. Mẫu khăn hình ô van, tròn, vuông... Hoạt động 3: Thực hành III.THỰC HÀNH Vẽ trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa hình chữ nhật có kích thước 20 cm x16 cm, họa tiết, màu sắc tự chọn. HS vẽ. 3. Củng cố: Về nhà hoàn thành bài vẽ. 4. Hướng dẫn – Dặn dò: Về nhà nghiên cứu bài 32 “Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp,La Mã thời kì cổ đại”. Tiết 32 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT AI CẬP, HI LẠP, LA MÃ THỜI KÌ CỔ ĐẠI MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: -Làm cho HS nhận thức rõ hơn về giá trị mĩ thuật của các nước Ai Cập Hi lạp và La Mã thời kì cổ đại. -Hiểu thêm nét riêng biệt của nền mĩ thuật của từng nước. 2. Kĩ năng: -HS biết thưởng thức vẽ đẹp của nền mĩ thuật cổ đại. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh mĩ thuật 6 có liên quan đến bài dạy. HS: Sưu tầm ảnh Kim tử Tháp Ai Cập. III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 1.Kiểm tra bài cũ: Thu 1 số bài vẽ cuả HS về vẽ trang trí chiếc khăn trang trí để đặt lọ hoa để chấm điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1,2,3 : Tìm hiểu về các công trình tiêu biểu của mĩ thuật cổ đại Ghi bảng Hoạt động của GV Hoạt động HS ĐDDH I. KIẾN TRÚC Kim Tự tháp Kê Ốp ( Ai Cập ) -Xây dựng năm 2900 TCN. -Cấu tạo bằng đá vôi nặng gần 3 tấn. -Đáy hình vuông, 4 mặt hình tam giác,chụm đầu vào nhau. =>là di sản văn hóa vĩ đại của nhân loại. II.ĐIÊU KHẮC 1.Tượng nhân sư ( Ai Cập ) -Tạc vào khoảng năm 2700 TCN. -Cấu tạo bằng đá hoa cương. -Cao 20 m,dài 60m,đầu cao 5m,tai dài 1,4m, miệng rộng 2,3m.=> là kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc thời cổ đại. 2.Tượng Vệ Nữ Mi Lô( Hi Lạp) -Tỉ lệ và kích thước chuẩn mực. -Tượng được tìm thấy vào năm 1820 ở đảo Mi Lô. -Mất 2 tay nhưng vẫn đạt vẽ đẹp hoàn mĩ. 3. Tượng Ô Guýt(La Mã) -Là tượng hoàng đế La Mã. -Tạc theo phong cách hiện thực.=> đạt vẽ hoàn hảo và tuyệt đẹp. -GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 sgk/155: +Kim Tự Tháp Ai Cập được xây dựng vào năm nào? +Cấu tạo như thế nào? =>Giá trị nghệ thuật của nó? -Quan sát hình 2 sgk/156: +Tượng Nhân sư được tạc vào năm nào? +Cấu tạo như thế nào? =>Giá trị nghệ thuật của nó? -Quan sát hình 3 sgk/156: +Tượng được tìm thấy khi nào? +Tượng có tỉ lệ và kích thước như thế nào? =>Giá trị nghệ thuật của nó? -Quan sát hình 4 sgk/157: +Tượng được tạc theo phong cách nào? +Là tượng của ai? =>Giá trị nghệ thuật của nó? HS quan sát. HS quan sát. HS quan sát. HS quan sát. Hình 1 sgk/155. Hình 2 sgk/156. Hình 3 sgk/156. Hình 4 sgk/157. 3. Củng cố: Không. 4. Hướng dẫn – Dặn dò: Nghiên cứu bài “Vẽ tranh đề tài quê hương em”. Tiết 33 + 34 THI HỌC KÌ II I.MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiểm tra kĩ năng vẽ tranh đề tài của HS CHUẨN BỊ GV: Đề kiểm tra. HS: Chì màu, viết chì, tẩy, thước... HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP Tiến hành cho HS vẽ tranh. Đề: Vẽ tranh đề tài “ Quê hương em”. Đáp án: -Vẽ dúng nội dung đề tài: 2 điểm. -Sắp xếp bố cục hợp lí: 4điểm. -Tô màu hài hòa,đẹp,làm rõ trọng tâm: 3,5 điểm. -Tô màu nền kín: 1,5 điểm. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA CỦA HS Lớp Sĩ số 0 – 3.3 đ ø 3.5 - 4.8 đ Dưới 5 đ 5 - 6.3 đ 6.5.- 7.8 đ 8 – 10 đ 5 đ TL 6.1 38 6.2 40 Cộng 78 3. Củng cố: Không. 4. Hướng dẫn – Dặn dò: Chuẩn bị tất cả các bài vẽ về nội dung tranh đề tài để tiết sau trưng bày cho cả lớp quan sát.

File đính kèm:

  • docGiao an My thuat 6 tron bo.doc
Giáo án liên quan