Toán Dạy bài thứ hai
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10;100;1000
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1 bài cũ : 5’ Kiểm tra vở bài tập của học sinh
Nhận xét ghi điểm
2 Bài mới 15’
Hoạt động 1:
Mục tiêu:Giúp học sinh
-Nắm được quy tắc nhân nhẩm một STP với 10; 100; 1000
-Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên
-Củng cố kĩ năng viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
Phương pháp:
Động não, thảo luận nhóm
12 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 12 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vừa học
Nhận xét giờ học . chuẩn bị bài sau: luyện tập
Lịch sử:
VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài mới:30’
Hoạt động 1:5’
Mục tiêu: Giúp học sinh
Biết hoàn cảnh của nước ta sau Cách mạng tháng 8
Phương pháp:
Làm việc cả lớp, thảo luận cặp
Đồ dùng:
SGK
Giới thiệu nội dung bài học
Hoàn cảnh Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
- HS làm việc với SGK và trả lời các câu hỏi.
- Vì sao nói sau Cách mạng tháng tám, nước ta ở trong tình thế "nghìn cân treo sợi tóc"
-GV nhận xét , kết luận: Sau Cạch mạng tháng tám
+ Giặc ngoại xâm, phản động chống phá cách mạng.
+ Nông nghiệp đình đốn. Nạn đói năm 1944-1945 làm hơn 2 triệu người chết.
+ 90% đồng bào không biết chữ.
Hoạt động 2:15’
Mục tiêu: Giúp HS
Biết được sự nguy hiểm của giặc đói và giặc dốt ở nước ta lúc bấy giờ.
Phương pháp:
Làm việc nhóm 4
Đồ dùng:
SGK, bảng nhóm
Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt
- GV chia nhóm và giao việc cho từng nhóm.
Nhóm 1,2:+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra với đất nước chúng ta?
+ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là giặc?
Nhóm 3,4:+ Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta chống "giặc đói" như thế nào?
+ Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những gì?
Nhóm 5,6:+ Tinh thần chống "giặc dốt" của nhân dân ta được thể hiện ra sao?
+ Để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Chính phủ đã đề ra biện pháp gì để chống giặc ngoại xâm và nội phản?
- Đại diện nhóm lên trình bày- Các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận:
Hoạt động 3: 10’
Mục tiêu: Giúp HS
Nêu được ý nghĩa của việc đẩy lùi giặc đói và giặc dốt.
Phương pháp:
Làm việc nhóm 2
Đồ dùng:
SGK
Ý nghĩa của việc đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, ......”
- HS ngồi thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau:
+Ý nghĩa của việc nhân dân ta vượt qua tình thế "nghìn cân treo sợi tóc"
+ Chỉ trong một thời gian ngắn nhân dân ta đã làm được những việc phi thường, hiện thực ấy thể hiện điều gì?
+ Khi lãnh đạo được cách mạng vượt qua cơn hiểm nghèo, uy tín của Chính phủ và Bác Hồ ra sao?
- Một số HS trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét. HS đọc ghi nhớ SGK
2. Củng cố - dặn dò:3’
- Học thuộc ghi nhớ
- Về nhà chuẩn bị bài sau:
Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2008
Dạy bài thứ năm
Toán
LUYỆN TẬP
L
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1- Bài cũ : 5’
Kiểm tra vở bài tập của học sinh
Nhận xét ghi điểm
2 Bài mới:32’
Hoạt động 1:15’
Mục tiêu: Giúp học sinh
Nắm được quy tắc nhân nhẩm một STP với 0,1; 0,01; 0,001.
Vận dụng trực tiếp quy tắc
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Giới thiệu nội dung ôn tập
Bài 1
HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm số thập phân với 10; 100; 1000
HS tự tìm kết quả các phép tính
142,57 x 0,1 và 531,75 x 0,01 =
HS rút ra nhận xét nhân một số thập phân với 0,1; 0,01.
Chú ý nhấn mạnh thao tác :
chuyển dấu phẩy sang bên trái
HS vận dụng trực tiếp quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01
HS tự nêu kết quả các phép tính
579,8 x 0,10 = 57,98
805,13 x 0,01 = 8,0513
362,5 x 0,001 = 0,3625
Hoạt động 2:10’
Mục tiêu: Giúp học sinh
Rèn kĩ năng viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Bài 2 :
HS nhắc lại mối quan hệ giữa ha và kilô mét vuông
HS tự làm bài rồi chữa bài
1000ha = 10 km2
125ha = 1,25 km2
12,5ha = 0,125 km2
3,2ha = 0,032 km2
Hoạt động 3:7’
Mục tiêu: Giúp học sinh
Ôn tập về tỉ lệ bản đồ
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Bài 3
HS nhắc lại ý nghĩa về tỉ số: 1:1 000 000
HS nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài
Độ dài thật quãng đường từ Thành Phố HỒ CHÍ MINH đến Phan Thiết dài :
19,8 x 1 000 000 = 19 800 000 ( cm )
= 198 km
Đáp số :198 km
3. Củng cố - dặn dò:3’
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau:
Luyện tập chung
Kĩ thuật:
CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN
( Tiết 1, 2 ,3 )
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ :
- Mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình?
2. Bài mới:
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Giúp học sinh
Củng cố kiến thức về đính khuy, thêu đã học.
Phương pháp:
Làm việc cá nhân
Đồ dùng: SGK
Ôn tập những nội dung đã học trong chương 1
- HS lần lượt nhắc lại cách đính khuy hai lỗ, thêu dấu nhân.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét và tóm tắt lại nội dung đã học.
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Giúp HS
Chọn được sản phẩm để thực hành.
Phương pháp:
Thảo luận
Đồ dùng:
SGK
Chọn sản phẩm thực hành
- GV nêu yêu cầu về làm sản phẩm.
- HS thảo luận với bạn bên cạnh để chọn sản phẩm thực hành là đính khuy hoặc thêu dấu nhân.
- GV theo dõi giúp HS chọn sản phẩm thực hành
Hoạt động 3:
Mục tiêu: Giúp HS
Thực hành được sản phẩm về đính khuy hoặc thêu
Phương pháp:
Thực hành
Đồ dùng:
Kim, chỉ, vải, khung thêu...
Thực hành
- Kiểm tra dụng cụ thực hành của HS.
- Gv phân chia nhóm theo từng loại sản phẩm để thực hành.
- GV theo dõi giúp đỡ HS thực hành.
Hoạt động 4:
Mục tiêu: Giúp HS
Tự đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn.
Phương pháp:
Trực quan
Đồ dùng:
Sản phẩm của HS các nhóm
Đánh giá sản phẩm
- GV nêu tiêu chí đánh giá đối với từng loại sản phẩm.
- Các nhóm đánh giá chéo theo gợi ý trong SGK.
- Các nhóm báo cáo kết quả đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Dặn HS về nhà tiếp tục thực hành để hoàn thành sản phẩm.
- Nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2008
Dạy bài thứ sáu
Toán
LUYỆN TẬP
L
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1- Bài cũ : 5’
Kiểm tra vở bài tập của học sinh
Nhận xét ghi điểm
2 Bài mới:32’
Hoạt động 1:15’
Mục tiêu: Giúp học sinh
Nhận biết được phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp
Bước dầu biết áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân
Phương pháp
Luyện tập thực hành
Giới thiệu nội dung ôn tập
Bài1:
GV kẻ sẵn bảng
HS tự làm bài rồi chữa bài
a
b
c
( a x b ) x c
a x ( b x c )
2,5
3,1
0,6
1,6
4
2,5
4,8
2,5
1,3
HS tự nêu được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân
HS vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính
9,65 x 0,4 x 2,5 7,38 x 1,25 x 80
= 9,65 x (0,4 x 2,5) = 7,38 x ( 1,25 x 80 )
= 9,65 x 1 = 7,38 x 100
= 9,65 = 738
0,25 x 40 x 9,84 34,3 x 5 x 0,4
= (0,25 x 40) x 9,84 =34,3 x ( 5 x 0,4 )
= 10 x 9,84 = 34,3 x 2
= 98,4 = 68,6
Hoạt động 2:8’
Mục tiêu: Giúp học sinh
Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính đã học về số thập phân
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Bài 2 :
HS tự làm bài rồi chữa bài
(28,7 + 34,5) x 2,4 28,7 + 34,5 x 2,4
= 63,2 x 2,4 =28,7 + 82,8
= 151,68 = 111,5
Hoạt động 3:9’
Mục tiêu: Giúp học sinh
Ôn tập về tỉ lệ bản đồ
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Bài 3
HS tự làm bài rồi chữa bài
Trong 2,5 giờ người đó đi được
12,5 x 2,5 = 31,25 ( km )
Đáp số : 31,25 km
3. Củng cố - dặn dò:3’
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung
Khoa học: ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ:5’
- Hãy nêu tính cất của sắt, gang, thép?
- Gang, thép được sử dụng để làm gì?
2. Bài mới:27’
Hoạt động 1:5’
Mục tiêu: Giúp HS
Quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
Phương pháp:
Trực quan, thảo luận nhóm 4
Đồ dùng:
Dây đồng
Giới thiệu nội dung bài học
Làm việc với vật thật.
- Các nhóm quan sát các đoạn dây đồng mô tả : màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng và đoạn dây thép.
- GV đi đến các nhóm giúp đỡ.
- Đại điện nhóm trình bày kết quả quan sát thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
Hoạt động 2: 15’
Mục tiêu: Giúp HS:
Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
Phương pháp:
Thảo luận cặp
Đồ dùng:
Phiếu học tập
Làm việc với SGK
- GV phát phiếu học tập cho từng cặp, yêu cầu HS làm theo chỉ dẫn trang 50 SGK và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập như mẫu trang 50.
- Gọi vài HS trình bày bài làm của mình, các HS khác góp ý.
GV nhận xét, kết luận:
Đồng là kim loại.
Đồng-thiếc, đồng- kẽm đều là hợp kim của đồng.
Hoạt động 3: 7’
Mục tiêu: Giúp học sinh
Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng. Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình.
Phương pháp:
làm việc cá nhân, trực quan
Đồ dùng:
SGK
Quan sát và thảo luận.
- Gọi HS chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK. HS nêu cách bảo quản.
- Một số HS trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ôtô, tàu biển....
+ Các hợp kim của đồng dùng để làm các đồ dùng trong gia đình như: nồi, mâm....., các loại nhạc cụ như: chiêng, cồng...
+ Các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị xỉn màu,vì vậy thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi, làm cho các đồ dùng đó sáng bóng trở lại
3. Củng cố - dặn dò: 3’
- Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau: Nhôm
Sinh hoạt:
ĐỘI
Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động cụ thể
1. Đánh giá hoạt động tuần 12
Ưu điểm:
- Ở lớp hầu hết các em tham gia phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
- Đã khắc phục được tình trạng ăn quà vặt trong trường.
- Công tác phụ trách lớp nhi đồng 2A đang thực hiện tốt.
Tuyên dương các ban: Thu ,Vi đã có thành tích học tập tốt trong tuần qua.
Khuyết điểm:
- Do thời tiết không thuân lợi nên công tác vệ sinh chưa tốt.
- Đồng phục chưa đều.
- Tình trạng đi học muộn và nghỉ học còn xảy ra.
- Một số bạn về nhà chưa làm và học bài như: Loan, Khắc Hà, Trâm
2. Kế hoạch tuần 13
-Duy trì ổn định nền nếp lớp
-Chỉnh đốn sách vở và đồ dùng học tập .
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Khắc phục tình trạng đi học muộn và không có lí do.
- Tổ chức tốt phong trào học và làm theo báo đội.
File đính kèm:
- TUN12~1.doc