Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp)

- GV cho 1 vài HS nêu cảm nhận của mình về các bức tranh.

Hoạt động 1: Giới thiệu 1 vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân

- GV có thể chia nhóm theo tổ hoặc theo bàn và cho HS đọc đúng mục 1 trang 3 SGK.

- Chuẩn bị các câu hỏi để cho các nhóm trao đổi dựa vào nội dung sau :

- Chuẩn bị các câu hỏi để cho các nhóm trao đổi dựa vào nội dung sau :

+ Em h•y nêu 1 vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

+ Em h•y kể tên 1 số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

- GV dựa vào trả lời của HS, bổ sung :

+ Tô Ngọc Vân là 1 hoạ sĩ tài năng, có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam. Ông tốt nghiệp khoá II ( 1926 - 1931 ) trường mĩ thuật Đông Dương, sau đó trở thành giảng viên của trường. Những năm 1939-1944 là giai đoạn sáng tác sung sức nhất của ông với chất liệu chủ yếu là sơn dầu.

 

doc64 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo ý thích. - HS yêu thích các hoạt động tập thể. II. Chuẩn bị: GV: - ảnh chụp cổng trại và lều trại ; băng, đĩa hình về hội trại - 1 số bài vẽ của HS năm trước HS:- Sưu tầm hình ảnh về trại thiếu nhi.Giấy, vở, màu... III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giới thiệu bài: GV cho HS xem băng, đĩa hình hoặc ảnh về hội trại, cảnh cắm trại và tìm cách giới thiệu phù hợp để lôi cuốn HS vào bài. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - GV giới thiệu 1 số hình ảnh về trại và đặt các câu hỏi gợi ý HS: + Hội trại thường được tổ chức vào dịp nào ? ở đâu ? + Trại gồm có những phần chính nào ? + Những vật liệu cần thiết để dựng trại gồm những gì ? - GV tóm tắt và bổ sung: + Vào dịp lễ, Tết hay nghỉ hè, các trường thường tổ chức hội trại ở nơi có cảnh đẹp như sân trường, công viên, b•i biển... Hội trại là hình thức sinh hoạt tập thể vui tươi và bổ ích. + Các phần chính của trại gồm có: * Cổng trại: Cổng là bộ mặt của trại, có thể được tạo bằng nhiều kiểu dáng khác nhau ( đối xứng, không đối xứng ). Cổng trại gồm có: cổng, hàng rào được trang trí bằng chữ, hình vẽ, cờ, hoa... * Lều trại: Là trung tâm của trại, nơi tổ chức các sinh hoạt chung. Lều trại cũng có nhiều kiểu dáng như hình chữ nhật, hình tam giác, hình lục giác... ; được trang trí ở mái, nóc, bên trong và xung quanh cho đẹp. Khu vực phía ngoài trại cũng được bố trí hài hoà, phù hợp với không gian của trại. + Vật liệu thường được dùng để dựng trại: tre, nứa, lá, vải, pa nô, giấy màu, hồ dán, dây... Hoạt động 2: Cách trang trí trại - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng để HS nhận ra cách trang trí: + Trang trí cổng trại: * Vẽ hình cổng, hàng rào ( đối xứng hay không đối xứng ). * Vẽ hình trang trí theo ý thích ( hình vẽ, chữ, cờ, hoa... ). * Vẽ màu ( tươi, vui, rực rỡ ). + Trang trí lều trại: * Vẽ hình lều trại cân đối với phần giấy. * Trang trí lều trại theo ý thích ( lựa chọn hình trang trí như hoa, lá, chim, cá, mây trời... hoặc cảnh sinh hoạt của thiếu nhi như múa hát, đá bóng... cho lều trại vui tươi, sinh động ). - GV nhắc HS không nên chọn quá nhiều hình ảnh trang trí khác nhau mà cần có ý thức lựa chọn để các hình ảnh trên lều trại hài hoà, có nội dung. Khi trang trí cần chú ý tới các mảng hình sao cho có mảng lớn, mảng nhỏ tạo nên nhịp điệu và sự thay đổi hấp dẫn. - GV cho HS quan sát 1 số hình tham khảo trong SGK. Hoạt động 3: Thực hành - GV nêu yêu cầu của bài tập: tự chọn chủ đề để vẽ cổng trại hoặc lều trại của lớp, trang trí theo ý thích. - GV gợi ý HS cách vẽ hình và cách trang trí: + Tìm hình dáng chung cho cổng trại hoặc lều trại. + Cách trang trí: bố cục, hoạ tiết, màu sắc. - ở bài này, GV có thể cho HS làm bài theo cá nhân trên giấy vẽ hoặc vở thực hành hay làm bài theo nhóm ở trên bảng, trên giấy khổ lớn. - Có thể cho HS vẽ hoặc xé dán bằng giấy màu. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ và gợi ý HS nhận xét, xếp loại. - GV tổng kết, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp và động viên chung cả lớp. Chọn 1 số bài làm ĐDDH. Dặn dò HS: Tìm hiểu và quan sát các hình ảnh về 1 đề tài mà em yêu thích. Thứ ba ngày 5 tháng 5 năm 2009 Tuần 34 Bài 34: Vẽ tranh đề tài tự chọn I. Mục tiêu: - HS biết cách tìm, chọn nội dung đề tài. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích. - HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II. Chuẩn bị: GV: - SGK, SGV - Sưu tầm tranh của các hoạ sĩ ( về 1 số đề tài khác nhau ) - 1 số bài vẽ của HS năm trước. HS: - SGK. - Giấy, vở, màu... III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài - GV giới thiệu 1 số bức tranh của hoạ sĩ và HS về các đề tài khác nhau và gợi ý HS quan sát, nhận ra: + Có rất nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn để vẽ tranh. + Có rất nhiều cách vẽ tranh khác nhau. - GV phân tích để HS thấy được vẽ đẹp và tính sáng tạo về nội dung cũng như cách bố cục, vẽ hình, vẽ màu ở 1 số bức tranh ; từ đó tạo cảm hứng và kích thích trí tưởng tượng giúp HS hình thành những ý tưởng tốt cho bài vẽ của mình. - GV yêu cầu 1 vài HS phát biểu chọn nội dung và nêu các hình ảnh chính, phụ sẽ vẽ ở tranh. Hoạt động 2: Cách vẽ GV nêu yêu cầu của bài và dành thời gian cho HS thực hành. Hoạt động 3: Thực hành - HS tự chọn nội dung và vẽ theo cảm nhận riêng. - GV quan sát lớp, nhắc HS tập trung làm bài. Gợi ý cho 1 số em còn lúng túng trong cách chọn đề tài, cách vẽ ; khích lệ những HS khá để các em tìm tòi, sáng tạo, có cách thể hiện riêng về bố cục, hình, màu... Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV gợi ý HS tự nhận xét và xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận riêng. - Khen ngợi, động viên những HS học tập tốt. - Chọn 1 số bài vẽ đẹp để làm ĐDDH. Dặn dò HS: Tự chọn các bài vẽ đẹp trong năm để chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm. Bài 35: Tổng kết năm học Trưng bày các bài vẽ, bài nặn đẹp I. Mục tiêu: - đây là năm học cuối của bậc tiểu học, GV và HS cần thấy được kết quả dạy-học mĩ thuật trong năm học và trong bậc học. - Nhà trường thấy được công tác quản lý dạy-học mĩ thuật. - GV rút kinh nghiệm cho dạy-học ở những năm tiếp theo. - HS thấy rõ những gì đ• đạt được và có ý thức phấn đấu trong các năm học tiếp theo ở bậc THCS. - Phụ huynh HS biết kết quả học tập mĩ thuật của con em mình. II. Hình thức tổ chức: - GV và HS chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn. - Dán bài vẽ vào bảng hoặc vào giấy A0. - Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem. Lưu ý + Dán bài theo phân môn vào giấy khổ lớn, có nẹp, dây treo ; + Trình bày đẹp, có kẻ bo, có tiêu đề. Ví dụ : Tranh vẽ của HS lớp 5A, tên bài vẽ, tên HS dưới mỗi bài ; + Bày các bài tập nặn vào khay, ghi tên sản phẩm, tên HS ; + Chọn các bài vẽ, bài tập nặn đẹp, tiêu biểu của các phân môn để làm đồ dùng dạy học ; + Chọn một số bài vẽ đẹp treo để trang trí ở lớp học. III. Đánh giá: - Tổ chức cho HS xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá. - GV hướng dẫn cha mẹ HS xem vào dịp tổng kết năm học của lớp. - Khen ngợi những HS có nhiều bài vẽ đẹp. Thứ 5 ngày 26 tháng 2 năm 2009 Bài 25: Thường thức mĩ thuật Xem tranh bác hồ đi công tác I. Mục tiêu: - HS tiếp xúc và làm quen với tác phẩm Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ. - HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh. - HS cảm nhận được vẻ đẹp trong bức tranh II. Chuẩn bị: GV: - Tranh Bác Hồ đi công tác và một số tranh của họa sĩ Nguyễn Thụ. - Một số tranh vẽ về Bác Hồ của các hoạ sĩ. - Một bức tranh lụa và chất liệu làm tranh lụa. - Một số ảnh tư liệu về Bác Hồ. HS: - SGK - Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: 2: Giới thiệu GV dự giờ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài: GV cho HS nghe bài hát " Ai yêu Bác Hồ Chí Minh" và xem một số ảnh tư liệu về Bác Hồ để vào bài. Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ - Gv cho Hs xem ảnh của họa sĩ Nguyễn Thụ - GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK trang 77. - Gv phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và tìm ra câu trả lời: ?: Họa sĩ Nguyễn Thụ sinh năm nào? quê ở đâu? + Hoạ sĩ Nguyễn Thụ sinh năm 1930, quê ở x• Đắc Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. ?: Họa sĩ Nguyễn Thụ chuyên vẽ tranh bằng chất liệu gì? + Họa sĩ Nguyễn Thụ chuyên vẽ tranh bằng chất liệu tranh lụa. ?: Họa sĩ Nguyễn Thụ thích vẽ tranh về những đề tài nào? + Họa sĩ Nguyễn Thụ thích vẽ tranh về những đề tài Bác Hồ, cảnh miền núi Tây Bắc. ?: H•y kể tên những tác phẩm nổi tiếng của ông? + Dân quân, Đấu vật, Mùa đông, Làng ven núi, ... - Sau khi HS trả lời GV bổ sung thêm: + Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ở x• Đắc Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Ông là hiệu trưởng trường đại học mĩ thuật Hà Nội từ 1985 đến 1992. Ông được phong phó giáo sư năm 1984 và danh hiệu nhà giáo nhân dân năm 1988. + Hoạ sĩ Nguyễn Thụ trưởng thành trong kháng chiến, ông vẽ tranh bằng nhiều chất liệu khác nhau và thành công nhất là tranh lụa. + Đề tài yêu thích của ông là phong cảnh và sinh hoạt của nhân dân ở miền núi phía Bắc. Những nhân vật trong tranh thường là những cụ già, thiếu nữ, em bé được thể hiện rất sinh động, duyên dáng bằng bố cục phóng khoáng và màu sắc giản dị. + Ông có nhiều tranh được giải thưởng trong nước và quốc tế như dân quân, đấu vật, làng ven núi, mùa đông, Bác Hồ đi công tác... + Ông được tặng giải thưởng về văn học nghệ thuật năm 2001. Hoạt động 2: Xem tranh "Bác Hồ đi công tác" - GV cho HS xem tranh " Bác Hồ đi công tác" : - GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi. ?: Trong tranh có những hình ảnh gì? +: Bác Hồ, anh cảnh vệ, hai con ngựa, bông lau. ?: Hình ảnh chính trong bức tranh là gì ? +: Bác Hồ và anh cảnh vệ. ?: Dáng vẻ trong từng nhân vật trong tranh như thế nào ? +: Bác Hồ dáng ung dung, thư thái trên yên ngựa, tay cầm cương...anh cảnh vệ người ngả về phía trước. ?: Hình dáng của 2 con ngựa như thế nào ? +: Mỗi con mỗi dáng đang bước đi ?: Màu sắc của bức tranh như thế nào ? +: Trầm ấm, với gam màu nâu hồng làm chủ đạo. ?: Cách vẽ của bức tranh mạnh mẽ hay nhẹ nhàng uyển chuyển ? +: Nhẹ nhàng uyển chuyển ?: Bố cục của bức tranh như thế nào? +: Bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng. ?: Sau khi xem bức tranh em có cảm nhận gì? +: Thêm yêu qúy Bác Hồ, cảm nhận được cảnh đẹp ở núi rừng Tây Bắc - Dựa vào các ý trả lời của HS, GV bổ sung làm rõ nội dung của bức tranh: + Hình ảnh chính là Bác Hồ và anh cảnh vệ cưỡi ngựa. Bác ngồi ung dung, thư thái trên lưng ngựa với chiếc túi khoác trên vai cho thấy phong cách giản dị, gần gũi của người. + Những bông lau màu trắng nghiêng nghiêng theo chiều gió, dòng suối mờ hơi nước...gợi nên vẻ yên ả, thơ mộng của núi rừng Việt Bắc. + Màu nâu hồng chủ đạo trong bức tranh cùng với độ đậm nhạt tinh tế đ• tạo nên 1 hoà sắc nhẹ nhàng, trầm ấm hấp dẫn người xem. + Với bố cục tập trung, hình ảnh cô đọng, màu sắc giản dị, bức tranh Bác Hồ đi công tác là 1 tác phẩm thành công về vị l•nh tụ của dân tộc. Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá: - GV nhận xét chung tiết học - Khen ngợi những HS tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài Dặn dò: Sưu tầm một số dòng chữ in hoa nét thanh, nét đậm.

File đính kèm:

  • docMy thuat 5(1).doc