I.MỤC ĐÍCH : Giúp học sinh:
- Nhận biết được biểu thức có chứa 2 chữ dạng đơn giản: a+b; a-b; a x b; a:b
- Biết tính giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ theo các giá trị cụ thể của chữ
- Thực hiện các giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ đúng, chính xác, nhanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
a. Giáo viên: bảng phụ có kẻ mẫu sẵn ví dụ/41/SGK
- bảng số bài 3//42 SGK vào bảng phụ.
b. Học sinh: bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
15 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 7 - Môn Toán (tiết 32) Biểu thức có chứa hai chữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phép tính cộng
5'
2/ Bài mới :
2.1 Giới thiệu :
1'
Hđộng 1
2.2 Giới thiệu biểu thức có chứa chữ
7'
Hoạt động 2: Tìm giá trị biểu thức: 10'
2.3 Luyện tập: 15'
Bài 1/44
(làm miệng)
Bài 3/44 (làm vở)
Bài 4a/44
(làmvở)
3.Củng cố-Dặn dò: 5'
- GV gọi 1 HS sửa bài tập 3b/43SGK
- Gọi 2 HS nêu tính chất giao hoán của phép cộng ?
- Gọi 1 HS viết công thức tính chất giao hoán của phép cộng
- GV nhận xét, sửa sai và ghi điểm
- Gv chấm vở toán nhà 5 HS
- Nhận xét phần bài cũ.
+ Em hãy cho 1 ví dụ về biểu thức có chứa 1 chữ ?
+ Em hãy cho 1 ví dụ về biểu thức có chứa 2 chữ ?
GV : Các em đã học thế nào là biểu thức có chứa 1 chữ, 2 chữ, hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa 3 chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
a.Biểu thức có chứa 3 chữ :
- Gv cho 2 HS đọc bài toán ví dụ/43 SGK và gắn băng giấy lên bảng.
+ Muốn biết cả 3 bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm như thế nào ?
- Gv treo bảng phụ đã kẻ sẵn. GV vừa nêu, vừa viết, vừa hỏi HS để hoàn thành bài tập.
+ Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá. Cường câu được 4 con cá, thì cả 3 bạn câu được bao nhiêu con cá ?
- Gv làm tương tự các trường hợp khác để hoàn thành bài tập.
Số cá của An
Số cá của Bình
Số cá của Cường
Số cá của cả 3 bạn
2
3
4
2+3+4
5
1
0
5+1+0
1
0
2
1+0+2
...
...
...
...
a
b
c
a+b+c
+ Nếu An câu được a con cá. Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả 3 bạn câu được bao nhiêu con cá.
- Giới thiệu : a+b+c được gọi là biểu thức có chứa 3 chữ
- GV viết bảng
+ Em có nhận xét gì để thấy đó là biểu thức có chứa 3 chữ ? Biểu thức này có gì khác với biểu thức 1 chữ, 2 chữ?
- GV hỏi và viết lên bảng
+ Nếu a= 2 ; b=3 ; c=4 thì a+b+c bằng bao nhiêu ?
+ Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a+b+c
- GV làm tương tự với trường hợp còn lại
+ Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c, muốn tính giá trị của biểu thức a+b+c ta làm như thế nào ?
+ Mỗi lần thay các chữ a,b,c bằng các số ta tính được gì ?
- GV ghi bảng phần ghi nhớ.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Đọc biểu thức trong bài và làm miệng
+ Nếu a=5, b=7, c=10 thì giá trị của biểu thức a+b+c là bao nhiêu ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Gv yêu cầu HS đọc đề bài, và tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi và nhận xét, sửa sai chấm điểm
- GV chấm vở 5 HS
+ Mỗi lần thay các chữ số a,b,c bằng các số chúng ta tính được gì ?
- Gv yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài tập
- Gv theo dõi HS làm bài
- Gv sửa + chấm bài và ghi điểm
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm phần a bài 4, nêu yêu cầu bài tập
+ Muốn tìm chu vi của hình tam giác ta làm ntn ?
+ Vậy nếu các cạnh của tam giác là a,b,c thì P của hình tam giác là gì ?
- Gv cho HS làm vở
- GV nhận xét, ghi điểm
GV hướng dẫn bài tập nhà
Bài 3(dòng1)/44
Gợi ý : Tính giá trị theo mỗi biểu thức đã cho
Bài 4b/44
- HDHS trình bày
- Làm đúng+đủ bài tập nhà
- Học thuộc ghi nhớ
- viết sẵn bài 3/45 của bài : Tính chất kêt hợp của phép cộng vào vở
- 1HS lên bảng thực hiện.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS lên bảng trả lời
- 1 HS lên bảng thực hiện a+b = b+a
- HS sửa + chấm bài tập nhà vào vở.
-Ví dụ : 3 x m ...
ví dụ : a+b ...
- HS nhắc lại đề bài nối tiếp
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm
+ Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của ba bạn với nhau.
- cả ba bạn câu được : 2+3+4 con cá
- HS lắng nghe
- cả 3 bạn câu được a+b+c con cá
- HS nhắc lại nối tiếp.
- Biểu thức có chứa 3 chữ số gồm luôn cả dấu và 3 chữ
Nếu a=2, b=3 và c=4 thì a+b+c = 2+3+4 =9
- HS tìm giá trị của biểu thức a+b+c trong từng trường hợp.
- Ta thay các chữ a,b,c bằng số rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
- Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được 1 giá trị của biểu thức a+b+c
- HS nhắc lại nối tiếp
- HS đọc thầm và nêu yêu cầu của bài tập
- biểu thức : a+b+c
a/ Nếu a=5 ; b=7, c=10 thì giá trị của biểu thức a+b+c = 5+7+10 = 22
- HS nêu tương tự câu b.
- ...giá trị biểu thức a+b+c=22
- Cả lớp lắng nghe + nhận xét trả lời của bạn.
- 3 HS làm bảng
- Hs cả lớp làm vào vở. Nêu a=9, b=5, c=2 thì axbxc=9x5x2=90
Bài b tương tự
- HS nhận xét, tự chấm vở mình
- Tính được 1 giá trị của biểu thức axbxc
- 3 HS làm bảng
- HS cả lớp làm vở.
- Với m=10, n=5,p=2 thì giá trị của biểu thức
a/ m+(n+p) = 10+(5+2) = 10+7=17
b/m-n-p =10-5-2=5-2=3
c/ (m+n)xp =
(10+5)x2=15x2=30
- HS nhận xét bài bạn và sửa chấm bài ở vở
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập : Viết công thức tính P (chu vi) của tamgiác đó.
- ta lấy 3 cạnh của tam giác cộng với nhau.
- 1 HS làm ở bảng, HS làm vào vở
- HS sửa + chấm bài
vd :
P=5+4+3=12 (cm)
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà
- Xem kỹ bài sau : Tính chất kết hợp của phép cộng
Tuần 7
Toán(tiết 35) Tính chất kết hợp của phép cộng
I.Mục đích : Giúp học sinh:
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
- Biết sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức.
- Thực hiện phép tính đúng, chính xác, nhanh
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ đã kẻ sẵn bảng có nội dung như SGK/45
- Băng giấy có ghi phần ghi nhớ SGK/45
III. Các hoạt động dạy-học :
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ :
Biểu thức có chứa 3 chữ
5'
2.Bài mới
2.1/Giới thiệu :
1'
2.2 Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng
10'
a
b
c
(a+b)+c
a+(b+c)
5
4
6
(5+4) + 6 = 9+6 = 15
5 + (4+6) = 5+10 = 15
25
15
20
(35+15)+20 =50+20=70
35+(15+20)=35+35=70
28
49
51
(28+49)+51=77+51=128
28+(49+51)=28+100=128
2.3 Luyện tập
Bài 1a/45 (làm bảng)
20'
Bài 2/45/SGK
(làm vở)
Bài 3/45 SGK
(làm vở)
3. Củng cố-Dặn dò
5'
- GV gọi 2 HS lên bảng sửa Bài 3(dòng1)/44 SGK
Bài 4b/44 SGK
- GV nhận xét - ghi điểm
- Gọi 2 HS trả lời các câu hỏi sau :
+ Cho ví dụ về biểu thức có chứa 3 chữ ?
+ Mỗi lần thay số bằng chữ ta tính được như thế nào ?
- Nhận xét bài cũ
+ Chúng ta đã được học tính chất nào của phép cộng. Hãy phát biểu qui tắc về phép tính đó ?
GV : Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em 1 tính chất khác của phép cộng là : Tính chất kết hợp
- GV ghi đề bài lên bảng.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn bảng số như SGK/45 lên bảng lớn
- GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a+b)+c và a+(b+c) trong từng trường hợp để điền vào bảng.
a.GV : Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b)+c với giá trị của biểu thức a+(b+c) khi a=5, b=4, c=6
b.GV cho HS so sánh giá trị của các biểu thức còn lại như phần a ở trên
+ Vậy ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a+b)+c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a+(b+c)
Vậy ta có thể viết :
- GV ghi bảng (a+b)+c = a+(b+c)
* (a+b) được gọi là 1 tổng 2 số hạng, biểu thức (a+b) + c có dạng là tổng 2 số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c.
* Xét biểu thức a+(b+c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a+b) còn (b+c) là tổng của số thứ hai và số thứ 3 trong biểu thức (a+b) +c
* Vậy khi thực hiện cộng 1 tổng 2 số với số thứ ba có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- GV gắn phần ghi nhớ lên bảng
+ bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV viết lên bảng biểu thức
4367 +199 + 501
+ theo em vì sao cách làm trên lại thuận tiện hơn so với việc chúng ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- GV nêu : áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng, khi cộng nhiều số hạng với nhau, các em nên chọn các số hạng cộng với nhau có kết quả là các số tròn chục, trăm, nghìn ... để việc tính toán được thuận tiện hơn.
- GV cho HS làm tiếp 2 Bài tập 1a còn lại vào bảng con.
- Gv nhận xét, sửa, chấm bài và ghi điểm
- Gọi 2 HS đọc đề bài và gợi ý tóm tắt.
Tóm tắt :
Ngày đầu : 75.500.000 đồng
Ngày hai : 89.650.000 đồng ?đồng
Ngày ba : 14.500.000 đồng
+ Muốn biết cả 3 ngày nhận được bao nhiêu tiền ta làm như thế nào ?
- Gv cho HS làm bài vào vở.
- GV theo dõi, sửa, chấm - ghi điểm. (chấm 4 vở HS).
- Gv yêu câu tự đọc đề bài, thực hiện yêu cầu và làm bài tập vào vở.
- GV yêu cầu HS giải thích bài làm của mình
+ Vì sao em lại điền a và a+0 = 0, a=a
+ Vì sao em điền a vào 5+a = a+5
+ Em dựa vào tính chất nào để làm phần c
- Gv nhận xét, sửa, chấm, ghi điểm
- Hướng dẫn HS làm bài 1b/45 SGK về nhà
+ Muốn cộng 1 tổng 2 số với số thứ ba ta thực hiện ntn ?
+ HS viết công thức lên bảng
- Làm đúng+đủ bài tập nhà
- Học thuộc ghi nhớ và công thức SGK
- viết sẵn bài 1,3/46 của bài : Luyện tập vào vở toán trường, xem kỹ các bài tập và nháp /46 SGK
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng thực hiện, lớp theo dõi và nhận xét
- 2 HS thực hiện
vd : m x n : p ...
- Ta tính được 1 giá trị của biểu thức.
- 1HS đọc qui tắc về tính chất giao hoán của phép cộng : Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng đó không thay đổi.
- HS nhắc lại nối tiếp
- HS đọc bảng số.
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện 1 trường hợp để hoàn thành bảng sau
- Giá trị của 2 biểu thức đều bằng 15
- HS nêu giá trị của 2 biểu thức đều bằng nhau.
- Khi ta thay chữ bằng số thì giá trịc ủa biểu thức (a+b)+c luôn bằng giá trị của biểu thức a+(b+c)
- 2HS đọc (a+b)+c = a+(b+c)
- Hs nghe giảng.
- 3 HS nhắc lại
- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất
- 1 HS làm ở bảng, lớp làm bảng con
4367 +199 + 501
= 4367 +(199 + 501)
= 4367 + 700
=5067
- Vì khi thực hiện 199+501 trước, chúng ta được kết quả là 1 số tròn trăm, vì thế bước tính thứ hai là : 4367+700 làm rất nhanh, thuận tiện.
- 2 Hs làm ở bảng, HS thực hiện bảng con.
- HS nhận xét-sửa, chấm vào vở
- 2 HS đọc đề, cả lớp theo dõi.
- Tính tổng số tiền của 3 ngày với nhau.
- 1 HS làm vở bảng, lớp làm vở.
ĐS :176.950.000 đồng
- HS nhận xét, sửa bài.
- 1HS làm bảng lớn, cả lớp làm vào vở
a+0 = 0+a = a
5+a = a+5
(a+28)+2 = a+(28+2)
=a+30
- Vì khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng đó không thay đổi và khi cộng bất cứ số nào với 0 cũng cho kết quả là chính số đó
- Vì khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng đó không thay đổi.
- Dựa vào tính chất kết hợp của phép cộng
- HS nhận xét, sửa bài, chấm bài ở vở
- Ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
(a+b)+c = a+(b+c)
File đính kèm:
- Toan7.doc