VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp với nội dung diễn tả.
- Hiểu ND: Cuộc sống thiếu nụ cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. (trả lời được các CH trong SGK)
- Luôn yêu cuộc sống tươi đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Tranh minh họa bài đọc trong bài.
- Bảng phụ viết nội dung đoạn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3180 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 32 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- HS quan sát tranh và đọc chữ dưới mỗi tranh.
- HS kể theo nhóm 3, mỗi em kể theo 2 tranh, sau đó trao đổi vể ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể theo nhóm và cá nhân, cả lớp nghe và bình chọn. Sau đó thống nhất về ý nghĩa câu chuyện:Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
- Phải luôn có ý thức trách nhiệm về sự sống của mình, đồng thời bình tĩnh để vượt qua mọi trở ngại trong môi trường thiên nhiên.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
- Họ và tên: LƯU VÂN TIẾN
- GV dạy lớp: 4G
- Ngày soạn:17/04/2012
- Ngày dạy: Thứ sáu – 20/04/2012
- Môn: Tập làm văn
- Tuần: 32
- Tiết PPCT: 64
- Bài dạy:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU
-Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập (BT1)
- Bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con vật yêu thích (BT2, BT3)
- Giáo dục tinh cẩn thận, rèn chữ giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1. Ổn định:
2. KTBC: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.
- Gọi HS đọc bài tập 2 của của tiết trước.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Dạy bài mới.
GTB: Để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật, tiết học hôm nay các em cùng thực hành viết đoạn mở bài, thân bài cho bài văn miêu tả con vật mà trong tiết học trước các em đã miêu tả ngoại hình và hoạt động của nó.
HĐ1:Bài 1.
- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về các kiểu mở bài và kết bài đã học.
- Cho HS đọc thầm bài văn, sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi. GV nhận xét và chốt lại.
- Hát đầu giờ
- 2 HS đọc, mỗi em 1 bài.
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
Bài 1.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- 2 HS nhắc lại: Mở bài trực tiếp và gián tiếp; kết bài mở rộng và không mở rộng.
- HS trả lời câu hỏi, cả lớp chốt lại:
a/ Đoạn mở bài : Mùa xuân, trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa. (mở bài gián tiếp).
b/ Đoạn kết bài: Quả không ngoa thì người ta mới ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.(kết bài mở rộng).
c/+ Chọn câu mở bài trực tiếp: Mùa xuân là mùa công múa. (bỏ từ cũng)
+ Chọn câu kết bài không mở rộng: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp. (bỏ câu kết bài Quả không ngoa…rừng xanh)
HĐ2:Bài 2.
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn: Bài 2 và 3 của tiết trước thuộc phần thân bài của bài văn. Bài tập này cần viết đoạn mở bài gián tiếp cho thân bài đó. Sau đó cho HS làm bài và đọc bài vừa viết. GV nhận xét và cho điểm.
HĐ3:Bài 3.
- Cho HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn như trên, sau đó yêu cầu HS viết đoạn kết bài mở rộng cho bài văn đó. Sau đó cho HS làm bài và đọc bài vừa viết, GV nhận xét và cho điểm.
4.Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Miêu tả con vật (KT viết).
Bài 2.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi.
- HS nghe GV hướng dẫn. Sau đó làm bài vào vở và đọc bài của mình. Cả lớp nghe, nhận xét và bình chọn.
Bài 3.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi.
- HS nghe GV hướng dẫn. Sau đó làm bài vào vở và đọc bài của mình. Cả lớp nghe, nhận xét và bình chọn.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
- Họ và tên: LƯU VÂN TIẾN
- GV dạy lớp: 4G
- Ngày soạn:17/04/2012
- Ngày dạy: Thứ sáu – 20/04/2012
- Môn: Toán
- Tuần: 32
- Tiết PPCT: 160
- Bài dạy:
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được cộng, trừ phân số.
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.(Thực hành làm các bài tập: 1, 2, 3)
- Thêm yêu toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1. Ổn định:
2. KTBC:Ôn tập về phân số.
3. Dạy bài mới.
GTB: Trong tiết học này các em cùng ôn tập về phép cộng, phép trừ phân số.
HĐ1: Bài 1.
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV nêu từng bài, yêu cầu HS làm bảng con, 1 HS làm bảng lớp. GV nhận xét và sửa từng bài.
- GV chốt: Củng cố cộng trừ các phân số.
HĐ2: Bài 2.
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV nêu từng bài, yêu cầu HS làm bảng con, 1 HS làm bảng lớp. GV nhận xét và sửa bài.
- GV chốt: Củng cố cộng trừ các phân số.
HĐ3: Bài 3.
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 1 HS làm bảng phụ,cả lớp làm vào vở. GV chấm bài và sửa từng bài.
- GV chốt: Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
4.Củng cố - dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Ôn tậpvề các phép tính với phân số (tt)
- Hát đầu giờ
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
Bài 1.
- HS nêu: tính.
- HS làm bài và sửa bài:
a/ = ; ; ;
b/= ; ;
= ;
Bài 2.
- HS nêu: tính:
- HS làm bài và sửa bài:
a/= ; ;
=;
b/ =; ;
;
Bài 3.
- HS nêu: tìm x:
- HS làm bài vào vở, sau đó sửa bài:
a/ x = 1
x = 1 –
x =
b/ – x =
x = –
x =
c/ x –
x =
x =
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
- Họ và tên: LƯU VÂN TIẾN
- GV dạy lớp: 4G
- Ngày soạn:17/04/2012
- Ngày dạy: Thứ sáu – 20/04/2012
- Môn: Lịch sử
- Tuần: 32
- Tiết PPCT: 32
- Bài dạy:
KINH THÀNH HUẾ
(GD BVMT: Mức độ liên hệ)
I. MỤC TIÊU
- Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế:
+ Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, đây là tòa thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.
+ Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: thành có 10 cửa chính ra vào, nằm giữa kinh thành là Hoàng thành ; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993, Huế được công nhận là Di sản VH thế giới.
- Có ý thức bảo tồn di tích lịch sử, thêm yêu quê hương đất nước.
* GDMT: Giaùo dục cho HS coù yù thöùc giöõ gìn, baûo veä di saûn, coù yù thöùc giöõ gìn moâi tröôøng caûnh quan saïch ñeïp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Hình trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1. Ổn định:
2. KTBC: Nhà Nguyễn thành lập.
- Gọi HS trả lời 2 câu hỏi sau bài trước.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Dạy bài mới.
GTB: Sau khi lật đổ triều Tây Sơn, nhà Nguyễn được thành lập và chọn Huế làm kinh đô. Nhà Nguyễn đã xây dựng Huế thành một kinh thành đẹp, độc đáo bên bờ Hương Giang. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về di tích lịch sử này.
HĐ1: Quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- Gọi HS đọc Từ đầu …đến công trình kiến trúc.
- Yêu cầu HS mô tả quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- GV chốt: Kinh thành Huế được xây dựng từ năm 1805 (thời Gia Long) và hoàn thành vào năm 1832 (thời Minh Mạng) trên diện tích 5,21km2 bên bờ bắc Sông Hương. Kinh thành được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông.
HĐ2: Vẻ đẹp của kinh thành Huế.
- Gọi HS đọc phần còn lại trong SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 về những nét đẹp của kinh thành Huế. Sau đó trình bày.
- GV chốt lại: Kinh thành Huế là một công trình đẹp, đầy sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11 tháng 12 năm 1993, UNESCO đã công nhận Huế là mộtDi sản Văn hóa thế giới.
4. Củng cố - dặn dò.
* GDMT: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ di sản kinh thành Huế?
- Cho HS đọc bài học trong SGK.
- Chuẩn bị bài: Tổng kết.
- Hát đầu giờ
- 2 HS trả lời câu hỏi, cả lớp nhận xét.
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS tiếp nối nhau trình bày.
- HS nghe và ghi nhớ.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo nhóm 4: xem tranh và thảo luận. Sau đó đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét và bổ sung.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS trả lời:Chúng ta phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản, bảo vệ môi trường cảnh quan sạch đẹp.
- 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
SINH HOẠT LỚP- TUẦN 32
I. Nội dung:
- Chủ điểm:
- Kiểm điểm việc học tuần 32 và nêu phương hướng học tập tuần 33.
II. Tiến trình:
1. Ổn định: Hát đầu giờ
2. Kiểm điểm công việc trong tuần 32(từ 16/04 đến 20/04/2012)
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt lớp.
- Tổ trưởng và Đội Sao Đỏ báo cáo kết quả thi đua các tổ qua các mặt GD sau:
a/ Đạo đức
b/ Học tập
c/ Lao động vệ sinh
d/ Phòng chóng TNGT, TNTT.
- Lớp trưởng nhận xét: Tuyên dương tổ thực hiện tốt các nề nếp, nhắc nhở tổ thực hiện chưa tốt. Xếp hạng thi đua giữa các tổ.
- GV nhận xét chung, tuyên dương những cá nhân thực hiện tốt các nề nếp.Nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy qui định của trường, lớp. Chấn chỉnh lại những việc HS còn sai phạm nhiều, thực hiện chưa tốt nội quy lớp để tuần sau được tốt hơn.
3. Kế hoạch tuần 33.
- Chủ điểm:
- Học chương trình tuần 33 theo PPCT(Từ 23/04 đến 27/04/2012).
a/ Đạo đức:
+ Thực hiện nội quy trường lớp.
+ Có ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường.
+ Không nói tục, chửi thề, gây sự với bạn.
+ Nói chuyện trong giờ học.
+ Nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp.
+ Nghỉ học phải xin phép có chữ kí của cha mẹ HS.
b/ Học tập:
+ Vào lớp thuộc bài, chép bài đầy đủ.
+ Ghi chép bài đúng vở quy định, bao bìa dán nhãn cẩn thận, giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
+ Tham gia tập thể dục, múa sân trường nghiêm túc.
+ Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh.
c/ Lao động vệ sinh:
+ Tham gia lao động tập thể theo sự phân công của nhà trường.
+ Tổ trực phải châm nước trầu bà.
+ Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đồng phục đến lớp được giặt ủi cẩn thận.
+ Đầu tóc gọn gàng, tay chân luôn sạch sẽ, mang dép có quay hậu.
+ Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, phải dội nước và khóa nước sau khi đi vệ sinh.
+ Không xả rác trong lớp, sân trường, bỏ rác đúng nơi quy định.
d/ Phòng chóng TNGT, TNTT:
+ Đi đường không chạy giỡn, xô đẩy, qua đường đúng phần đường dành cho người đi bộ và theo tín hiệu đèn giao thông. Không chạy xe lạng lách ngoài đường.
+ Không được trèo cây, chạy nhảy trên bàn học, xô đẩy khi lên xuống cầu thang.
+ Giáo dục môi trường, năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua nội dung bài dạy và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
4. Trò chơi
- Tổ chức cho HS thi đố vui giữa các tổ.
- GV nhận xét và tuyên dương tinh thần vui chơi lành mạnh và có những câu đố hay.
KÍ DUYỆT - TUẦN 32
Tổ trưởng
GVCN
Ngày 16 tháng 04 năm 2012
NGUYỄN NGỌC CẨM
LƯU VÂN TIẾN
File đính kèm:
- TUAN 32.docx