Mục tiêu:
Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng)về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1,4);nắm được một số từ có tiếng “nhân”theo hai nghĩa khác nhau : người ,lòng thương người(BT2,3)
II-Đồ dùng dạy học:
-Giấy khổ to kẻ sẵn + bút dạ.
4 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Môn Luyện từ và câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 2
Thöù.......ngaøy.......thaùng.. naêm
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ
NHÂN HẬU, ĐOÀN KẾT
I-Mục tiêu:
Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng)về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1,4);nắm được một số từ có tiếng “nhân”theo hai nghĩa khác nhau : người ,lòng thương người(BT2,3)
II-Đồ dùng dạy học:
-Giấy khổ to kẻ sẵn + bút dạ.
III- dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-OÅn ñònh: Haùt vui.
2-Bài cũ
-Y/c hs tìm các tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần: Có 1 âm, Có 2 âm
-Nhận xét các từ tìm được.
3-Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu
-Ghi đề bài lên bảng
2.2-Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
-Gọi hs đọc yêu cầu.
-Tìm những từ thể hiện lòng nhân hậu ,tình cảm yêu thương đồng loại?
-Tìm những từ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương ?
--Tìm các từ thể hiện tinh thần đùm bọc giúp đỡ đồng loại ?
-Tìm từ trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ ?
-Y/c 6 nhóm lên dán phiếu lên bảng .
-Gv và hs cùng nhận xét,các phiếu đúng và bổ sung.
Bài tâp2:
-Gọi hs đọc y/c.
-+Từ nào tiếng nhân có nghĩa là người?
+Từ nào tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người?
-Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập.
-Gọi 2 hs nhận xét ,bổ sung.
-Chốt lại lời giải đúng.
Bài tập3:
-Gọi 1 hs đọc y/c.
-Y/c hs tự làm bài.
-Đặt câu với một từ ở bài tập2?
-Gọi hs đã viết các câu mình đã đặt lên bảng.
Gv và hs nhận xét.
Bài tập 4: ( HSgiỏi)
-Gọi hs đọc y/c.
-Y/c hs thảo luận theo nhóm đôi về ý nghĩa của từng câu tục ngữ.
-Gọi đại diện nhóm trình bày.
-Y/c hs lớp nhận xét.
Gv chốt lại lời giải đúng. của từng câu tục ngữ.
4-Củng cố và dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Dặn hs về nhà học thuộc các từ ngữ ,thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau: Dấu hai chấm
-2 hs lên bảng mỗi hs tìm 1 loại,
dưới lớp làm giấy nháp.
-có 1 âm:cô,chú ,bố,mẹ ,dì
-có 2 âm:bác ,thím, ông, anh
-Đọc lại đề
-2 hs đọc thành tiếng y/c trong sgk.
+lòng nhân ái ,nhân đức ,bao dung ,độ lượng ,yêu mến ,yêu quý,thông cảm ....
+hung dữ ,dữ dằn ,dữ tợn,ác độc,ác nghiệt,tàn bạo ,cay độc ,độc ác...
+nâng đỡ ,ủng hộ ,cứu trợ, che chắn,bênh vực ,hỗ trợ,nâng đỡ..
+đánh đập, hành hạ, bắt nạt,hà hiếp ,ăn hiếp..
.
-Lời giải:
+Tiếng “nhân “có nghĩa là người:nhân dân ,nhân loại ,nhân tài, công nhân.
+Tiếng “nhân “có nghĩa là thương người:nhân hậu ,nhân đức ,nhân từ,nhân ái.
-1 hs đọc thành tiếng trước lớp.
+Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.
+Bố em là công nhân.
+Toàn nhân loại đều căm ghét chiến tranh.
+Bà em rất nhân hậu.
+Người Việt Nam ta giàu lòng nhân hậu.
+Mẹ con bà nông dân rất nhân đức.
-Hs nhận xét.
-a. Khuyên chúng ta sống hiền lành nhân hậu vì sống hiền lành nhân hậu sẽ gặp được điều may mắn
+b. Chê người có tính xấu ghen tị khi thấy người được may mắn hạnh phúc hơn mình
+c.Khuyên chúng ta nên đoàn kết với nhau ,đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh
Thöù.......ngaøy.......thaùng.. naêm
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU HAI CHẤM
I-Mục tiêu:
-Hiểu được tác dụng của dấu hai chấm trong câu(ND ghi nhớ)
--Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1) bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn(BT2)
II-Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ.
III-Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. OÅn ñònh: Haùt vui.
2-Bài cũ:
-Y/c 2 hs tìm các từ ngữ ở bài 1
,tiết luyện từ và câu: nhân dân, đoàn kết.
-Nhận xét và cho điểm.
3-Bài mới:
3.1-Giới thiệu bài
–Ghi đề lên bảng.
3 2-Tìm hiểu ví dụ:
-GV gọi hs đọc y/c.
a-Y/c hs đọc thầm và trả lời câu hỏi:
-Trong câu văn dấu hai chấm có tác dụng gì?
-Nó dùng phối hợp với dấu câu nào?
b-c-Tiến hành tương tự như câu a.
-Qua các ví dụ a,b,c,em hãy cho biết dấu hai chấm có tác dụng gì?
-Dấu hai chấm thường phối hợp với những dấu khác khi nào?
-GV kết luận ( như sgk ) và rút ra ghi nhớ
3.3-Luyện tập:
-Bài tập1:
-Yêu cầu của bài 1 là gì?
-Y/c hs thảo luận theo nhóm đôi về tác dụng của mỗi dấu hai chấm trong từng câu văn.
-Gọi hs chữa bài và nhận xét.
-Nhận xét câu trả lời của hs.
Bài 2:
-Gọi hs đọc y/c.
-Hỏi:+Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể dùng phối hợp với dấu nào?
+Còn khi nó dùng để giải thích thì sao?.
- Y /c hs viết đoạn văn.
-Y/c hs đọc đoạn văn của mình trước lớp, đọc rõ dấu hai chấm dùng ở đâu? Nó có tác dụng gì?
-Nhận xét ,cho điểm.
4-Củng cố, dặn dò
-Hỏi:Dấu hai chấm có tác dụng gì?.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà học thuộc lòng ghi nhớ ,mang từ điển để chuẩn bị bài sau.
-2 hs ,mỗi hs đọc 1 bài.
-Đọc lại đề
-1 hs đọc thành tiếng y/c trong sgk.
-Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ.
-Nó dùng phối hợp vói dấu ngoặc kép.
-Lời giải:
b-Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn.Nó được dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
c-Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích .
-Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời của nhân vật nói.
-Khi dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật,dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay đấu gạch đầu dòng.
- 4- 6 Hs đọc phần ghi nhớ.
Ghi nhớ
1.Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước .
2.Khi báo hiệu lời nói của nhân vật ,dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng
+Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn
-Tiếp nối nhau trả lời và nhận xét đúng.
a)*Dấu hai chấm thứ nhất có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật “tôi”.
*Dấu hai chấm thứ hai báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo.
b)Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước làm rõ những cảnh đẹp của đất nước.
1 hs đọc thành tiếng.
+Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc khi xuống dòng phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng.
+Khi dùng để giải thích nó không cần dùng phối hợp với dấu nào cả.
-Viết đoạn văn.
-Mốt số hs đọc bài của mình.:(3 -4 hs)
Bà già rón rén đến chỗ chum nước ,thò tay vào chum ,cầm vỏ ốc lên và đập vỡ tan .
Nghe tiếng động ,nàng tiên giật mình ,quay lại .Nàng chạy vội đến chum nước nhưng không kịp nữa rồi : vỏ ốc đã vỡ tan .Bà lão ôm lấy nàng tiên dịu dàng bảo :
-Con hãy ở lại đây với mẹ !
Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau .Họ thương yêu nhau như hai mẹ con
File đính kèm:
- LOP 4 TU VA CAU.doc