Danh nhân Cao Bá Quát là nhà thơ, lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XI. Truyện “Đối đáp với vua” thể hiện và bản lĩnh của ông ngay từ nhỏ.
GV ghi tên bài lên bảng.
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 3 và dãy 2.
-Bài có 17 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài. Em nào đọc câu đầu đọc luôn đề bài; Ai đọc câu gặp lời nhân vật thì đọc hết lời đó luôn.
Luyện đọc từ khó: vùng vẫy, leo lẻo, cởi trói,.
HS đọc cá nhân - đồng thanh
26 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3B1 Tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài 1, 2, 3 / 37 vào VBT.
-Chuẩn bị bài sau: Thực hành xem đồng hồ.
Tập làm văn:N-K: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ.
- 3 HS đọc bài viết của mình ở tiết học trước.
- GV nhận xét, chấm điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT: Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng tự nhiên.
PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: -Tranh minh hoạ truyện Người bán quạt may mắn.
-Bảng lớp viết 3 câu hỏi làm điểm tựa để HS kể chuyện.Vở nháp
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe cô kể chuyện về một nhà bán quạt may mắn. Bà lão đã gặp ai? Câu chuyện này còn giúp các em biết thêm một từ chỉ người hoạt động nghệ thuật (nhà thư pháp) bổ sung cho bài mở rộng vốn từ các em vừa học. GV ghi đề bài lên bảng.
a,HS chuẩn bị:
-HS đọc nội dung của bài và các gợi ý: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn.
-HS quan sát tranh minh hoạ: Bà bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt.
b,GV kể chuyện: giọng thong thả.
-Giải nghĩa từ:
+Lem luốc: bị dây bẩn nhiều chỗ.
+Cảnh ngộ : tình trạng không may mà người ta gặp phải.
-HS trả lời câu hỏi :
+Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
+Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt như thế nào?
+Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
-GV kể lần 2. HS chăm chú lắng nghe.
c,HS thực hành kể chuyện: kể theo nhóm 4.
-Đại diện các nhóm thi kể.
-GV và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi HS.
*GV hỏi: +Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi? (Vương Hi Chi là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.)
+Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
Hoạt động 2: (16/)
MT: Nhớ nội dung câu chuyện để làm bài tập.
PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát.
ĐD: VBT
- GV gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm theo bạn.
- GV giao nhiệm vụ: Dựa vào nội dung câu chuyện các em đã được nghe, các em hãy trả lời các câu hỏi trong vở bài tập.
- GV gọi một số em nối tiếp trả lời các câu hỏi đã làm.
- GV nhận xét tuyên dương những em trả lời trôi chảy rõ ràng.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
-GV giao nhiệm vụ:+Về tiếp tục luyện kể câu chuyện.
+Chuẩn bị bài sau: Kể về lễ hội.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
1.Hoạt động 1: (20/)
MT: Đánh giá tuần trước
PP: Thảo luận, đàm thoại, quan sát
B1: Lớp ca múa hát tập thể.
B2: Lớp trưởng điều khiển:
Các tổ tự sinh hoạt phê bình, bình bầu những bạn chăm chỉ siêng năng học tập trong tuần.
B3: GV nhận xét chung:
-Các em đã biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp, vở sách đầy đủ. Khen em: Minh Quân, Bảo Ngọc, Mỹ Linh, Văn Tốp.
-Trong tuần qua có những em tiến bộ trong học tập như:
+Hăng say phát biểu xây dựng bài: Minh Quân, Bảo Ngọc, Quang Ngọc.
+Những em tiến bộ: Phương Hoa, Cha Ly.
+Bên cạnh đó còn có những em chưa chăm học như:
Văn Đoàn, Long Nhật.
+Đa số các em đi học đúng giờ.
+Tổ trực nhật làm vệ sinh lớp học sạch sẽ.Các em cần chú ý làm về sinh trước sân trường và cầu thang .
Hoạt động 2: (15/)
MT: Kế hoạch cho tuần tới.
PP: Thuyết trình
-Tiếp tục thi đua học tập tốt lao động tốt
-Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Không ăn quà vặt
- Nói lời hay làm việc tốt
-GV nhắc nhỡ những em hay quên sách vở nhớ mang sách vở đi học đầy đủ.
Về nhà nhớ học bài và làm bài tập.
-Học thuộc các bảng nhân và bảng chia và các công thức toán đã học.
Cần rèn chữ viết: Quang Trung, Văn Hoài.
-Cần chú ý trong giờ học:
-Thực hiện tốt an toàn giao thông.
-Chấp hành tốt nội quy của nhà trường.
Thể dục: BÀI 48: ÔN NHẢY DÂY
TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH”.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Hoạt động1: (5/)
Phần khởi động:
MT: HS khởi động các khớp
PP: Thực hành, quan sát
ĐD: Còi
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 1 phút.
-HS khởi động các khớp.
-Tập bài thể dục phát triển chung: 3 phút.
-Chạy chậm thành một hàng dọc xung quanh sân tập: 2 phút.
-Chơi trò chơi ”Làm theo hiệu lệnh“: 1 phút.
Hoạt động 2: (25/)
Phần cơ bản:
MT: HS biết nhảy dây kiểu chụm hai chân
+Chơi trò chơi
PP: Thực hành, trò chơi
ĐD: -Địa điểm: Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ để ném.
a,Nhảy dây kiểu chụm hai chân: 10 phút.
-Tập theo từng tổ, cứ 2 em một thay nhau nhảy và đếm số lần. GV bao quát và nhắc giữ gìn trật tự kỉ luật.
-Mỗi tổ cử 2 bạn lên thi với các tổ khác, tổ nào nhảy được nhiều nhất trong một lượt nhảy thì tổ đó thắng và được cả lớp biểu dương.
*Từng tổ nhảy dây nhanh trong 1 phút, đếm xem tổ nào nhảy được nhiều lần nhất.
b,Chơi trò chơi “Ném trúng đích“: 8 phút.
-GV nêu tên trò chơi, HS giải thích cách chơi và làm mẫu động tác để nắm vững luật chơi.
--HS khởi động kĩ các khớp cổ tay, cánh tay. Tập động tác ngắm đích, ném và phối hợp với thân người.
-HS tập động tác ném vào đích.
-HS chia thành 2 đội và chơi để chơi
Hoạt động 3: (5/)
Phần kết thúc:
-Đi vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu: 1 phút.
-GV cùng HS hệ thống và nhận xét giờ học: 2 phút.
-Giao nhiệm vụ về nhà:
+ Nhảy dây kiểu chụm hai chân.
An toàn giao thông: BÀI 5: CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG.(Tiết 2)
Tiết Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: (15/)
Lựa chọn con đường an toàn khi đi học.
MT: HS tự đánh giá con đường hàng ngày em đi học có đặc điểm an toàn hay chưa an toàn? Vì sao?
PP: Thuyết trình, thảo luận nhóm
ĐD: Tranh, ảnh minh hoạ
- GV giới thiệu ghi đề bài lên bảng
*Bước 1: GV nêu yêu cầu: 2 -HS giới thiệu con đường từ nhà em đến trường qua những đoạn đường nào an toàn và đoạn đường nào chưa an toàn. Các bạn cùng đi có ý kiến bổ sung và nhận xét.
- GV phân tích ý đúng của HS khi các em nêu tình huống cụ thể.
*Bước 2: GV kết luận:
GV nhắc lại: + Con đường an toàn có những đặc điểm gì?
+ Từ nhà đến trường em cần chú ý những điều gì?
Hoạt động 2: (15/)
MT: Thực hành.
PP: Thảo luận quan sát
ĐD: tranh ảnh, chuyện về ATGT, hồ dán.
*Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành các bài tập sau:
Hãy đánh giá con đường em đến trường đã an toàn chưa theo các tiêu chí sau:
Đường phẳng trải nhựa có giải phân cách.
Đường có lượng xe cộ đi lại.
Có vạch đi qua đường bộ
Có đèn tính hiệu giao thông và biển báo hiệu giao thông.
Có vỉa hè rộng.
Có đèn chiếu sáng.
Không có đường sắt chạy qua
Đường không bị che khuất.
*Bước 2: Các nhóm thảo luận đánh dấu nhân vào những ý mà em đồng ý. Nhóm nào đánh dấu được nhiều thì con đường của nhóm đó an toàn .
- GV đánh giá. Chốt lại các ý kiến trên.
Hoạt động 3: (5/)
Củng cố dăn dò
- Vài HS nhắc lại con đường đến trường như thế nào là an toàn.
-GV nhận xét tiết học, về nhà thực hiện tốt những điều đã học
Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BÀI TUẦN 23
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
-GV chấm mọt số bài tập làm văn nói viết về người lao động trí óc.( 5 em)
-GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT: Biết kể rõ ràng tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem
PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: -Bảng lớp viết các gợi ý cho bài kể.
Vở nháp
-GV ghi đề bài lên bảng.
- Vài HS nhắc lại đề bài.
Bài tập 1:
-HS đọc nội dung của bài và các gợi ý: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn.
-GV nhắc HS: những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý.
- HS nối tiếp nhau : trả lời theo các gợi ý.
- HS kể cho nhau nghe theo nhóm đôi.
- GV gọi đại diện các nhóm kể trước lớp.
- GV theo dõi, nhận xét. Cho điểm một số em
Hoạt động 2: (16/)
MT: Rèn kĩ năng viết : Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn kể lại buổi biểu diễn ngghệ thuật.
PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát
ĐD: -Một số tranh, ảnh về các loại hình nghệ thuật: kịch, chèo, hát, múa, xiếc,...
VBT
Bài tập 2:
-HS đọc nội dung: 2 em. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-HS viết bài vào vở luyện tiếng việt những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu.
-HS đọc bài của mình cho cả lớp nghe, nhận xét. GV chấm những bài .
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em chuẩn bị bài chu đáo, những em chăm học.
-GV giao nhiệm vụ:
+Về hoàn chỉnh lại bài viết.
+Chuẩn bị bài sau: N-K: Người bán quạt may mắn.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC BÀI TRONG NGÀY
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
*Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (18/)
MT: HS tự hoàn thành lấy bài tập của mình.
+ Rèn tính tự giác cho HS PP: Thực hành, động não.
ĐD: vở
-GV ghi đề bài lên bảng. 2 HS nhắc lại đề bài.
*B1: GV giao nhiệm vụ: 2 em trong bài đổi chéo vở lẫn nhau kiểm tra xem đã hoàn thiện bài tập trong ngày chưa.
-HS kiểm tra và báo cáo kết quả.
-GV quan sát giúp đỡ.
*B2: HS nào chưa xong thì tự hoàn thành bài tập của mình.
- HS làm GV quan sát giúp đỡ.
GV nhận xét:
+ Tuyên dương những em hoàn thành tốt các bài trong ngày.
+ Nhắc nhở những em chưa hoàn thành tốt các bài tập cần rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: (13/)
Bài tập
MT: củng cố cho HS về nhân và chia, các chữ số La Mã.
+ Giải toán có hai phép tính.
+ Bồi dưỡng HS giỏi.
+ Giúp đỡ HS yếu.
PP: Thực hành.
ĐD: Bài tập.
Bước 1: GV ghi bảng BT.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
354 x 5 708 x 8
7080 : 3 6825 : 5
Bài 2: Viết các số I X, XI, XX, XV, XIII, VIII
Theo thứ tự từ bé đến lớn.
Theo thứ tự từ lớn đến bé.
Bài 3: Một cái sân hình chữ nhật có chiều rộng bằng 45m chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diên tích của cái sân.
-HS làm vở
Bài 4* : Hùng có 16 que tính, Minh có nhiều hơn Hùng 7 que tính nhưng ít hơn Hải 3 que tính. Hỏi cả 3 bạn có bao nhiêu que tính?
-GV quan sát giúp đỡ.
Bước 2: GV chấm một số em và nhận xét.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. Về nhà chữa lại các bài sai.
File đính kèm:
- phuong 24.doc