Giáo án Lớp 3 Tuần 31 Thứ 4

I. Mục tiêu:

- Biết chia số có 5 CS 1 CS với trường hợp có 1 lượt chia có dư và là phép chia hết.

(BTCL: 1,2,3)

-Cẩn thận

II/Chuẩn bị :

 - Mỗi học sinh chuẩn bị 8 hình tam giác vuông như bài tập 4

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 31 Thứ 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kg xi măng ? - Số ki lô gam xi măng còn lại sau khi đã bán. - Phải biết được số ki lô gam xi măng cửa hàng đã bán. - 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. Có thể trình bày như sau: Bài giải Số ki lô gam xi măng đã bán là: 36550 : 5 = 7310 ( kg ) Số ki lô gam xi măng còn lại là: 36550 – 7310 = 29240 ( kg ) Đáp số: 29240 kg - Học sinh xếp được hình như sau: TẬP ĐỌC BÀI HÁT TRỒNG CÂY I. Mục tiêu: -Biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. -Hiểu ND: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc.Mọi người hãy hăng hái trồng cây.(TL được các CH trong SGK); thuộc bài thơ) II/Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học GV HS 1.Ổn định (1’) 2.K/tra b/cũ 5’- GV gọi 3 HS lên bảng 3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1’) HĐ 1(8’): Luyện đọc a. Đọc mẫu - Giáo viên đọc tmẫu cả bài - Lưu ý HS cách đọc: Đọc giọng vui tươi, hồn nhiên. b) Hướng dẫn đọc nối tiếp từng dòng thơ. - Phát âm tiếng khó. - GV ghi bảng tiếng khó: - Trồng cây, lay lay, vòn cây - Luyện đọc từng dòng thơ lần 2 c) Đọc từng khổ thơ trước lớp. - Bài thơ này có mấy khổ ? - HS nối tiếp đọc trừng khổ thơ trước lớp. - Mê say: yêu thích một cái gì đó mà không thể bỏ được. - Hanh phúc: Sự êm thắm trong mái nhà. - Em nào đặt câu với 2 từ trên. d) Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Gọi HS khác bổ sung. - Gọi HS nhận xét. đ) Lớp đọc đồng thanh cả bài. HĐ 2(8’): Tìm hiểu bài - Gọi 1 học sinh đọc cả bài. 1- Cây xanh mang lại những gì cho con người ? 2- Hạnh phúc của con người trồng cây là gì ? 3- Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ. Nêu tác dụng của chúng? HĐ 3(9’): Luyện đọc lại, HTL - GV đọc mẫu lần 2 - Hướng dẫn cách đọc, (như mục 1) - GV xoá dần từng cụm từ chừa lại các chữ ở mối dòng. Qua khổ thơ 2 trương tự. - qua khổ thơ 3...5 - HS đọc đồng thanh cả lớp. - GV xoá tiếp chỉ chừa lại chữ đầu của mỗi khổ thơ Ai - Ai - Ai - Ai - Ai HĐ 4(2’): Củng cố dặn dò: - Nội dung bài thơ nói gì ? -Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương các em thuộc bài , phát biểu nhiều. bài sau : Người đi săn và con vượn. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. - HS nghe giới thiệu - HS theo dõi. - HS nối tiếp mỗi em đọc 2 dòng thơ lần 1. - HS phát âm tiếng khó - Đồng thanh tiếng khó. - HS đọc từng dòng thơ lần 2. - Có 5 khổ thơ - HS 4 tổ đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp, khổ thơ 4, 5 tổ 4 đọc. - HS đặt câu. - Bạn An luôn mê say học toán. - Gia đình em sống rất hạnh phúc. - Các nhóm nối tiếp nhau đọc trong nhóm. - Chọn bạn đọc hay của nhóm - 4 HS thi đọc 4 khổ thơ. - Nhận xét bạn đọc. - HS đồng thanh bài thơ. - Chú ý: Nhấn giọng các từ trên. - 1 HS đọc cả bài lớp đọc thầm. + Cây xanh mang lại: - Tiếng hót mê say của các loài chim trên vòm cây. + Ngọn gió mát làm rung cành cây, hoa lá. + Bóng mát trong vòm cây làm con người quên nắng xa, đường dài . + Hạnh phúc được mong chờ cây lớn lên từng ngày. + Được mong chờ cây lớn, được chứng kiến cây lớn lên từng ngày. + Các từ được lặp đi lặp lại: - Ai trồng cây, người đó có....và em trồng cây, em trồng cây. - Cách sử dụng điệp ngữ như một điệp khúc trong bài hát khiến người đọc dễ nhớ, dễ thuộc, nhấn mạnh ý khuyến khích mọi người hăng hái trồng cây. - HS đọc bài thơ - HS đọc bài thơ theo tổ, nhóm, từng khổ thơ vài lần. - Ai - người - trên - chim - HS đọc thuộc khổ 1 - HS đọc thuộc cả 2 khổ thơ. - HS đọc thuộc . - HS đồng thanh . - 4 HS thi đọc thuộc 4 khổ thơ - 2 HS thi đọc thuộc cả bài. - Cây xanh mang lại cho con người nhiều lợi ích, hạnh phúc con người phải bảo vệ cây xanh , tích cực trồng cây xanh. THỦ CÔNG LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (T1) I. Mục tiêu: - Học sinh biết cách làm quạt tròn. - Làm được giấy tròn đúng quy trình kỹ thuật. - Học sinh thích làm được đồ chơi II/Chuẩn bị : - Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát - Các bộ phận để làm quạt tròn gồm hai tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc. - Tranh quy trình gấp quạt tròn. III. Các hoạt động dạy học GV HS 1.Ổn định 2.K/tra b/cũ - Gọi các tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh. 3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề * Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. - Giáo viên giới thiệu quạt mẫu. Cho học sinh quan sát quạt mẫu và các bộ phận làm quạt tròn. * Quan sát vào quạt này em hãy cho biết nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống cách làm đồ vật nào mà các em đã học ở lớp 1 - Quan sát vào quạt mẫu các em hãy nêu điểm khác nhau giữa quạt giấy hình tròn với quạt giấy đã học ở lớp 1. - Để gấp được quạt giấy tròn cần phải làm gì ? * Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu. * Bước 1: Cắt giấy - Cắt hai tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt. - Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng màu, chiều dài 16 ô, rộng 12 ô để làm cán quạt. * Bước 2: Gấp, dán quạt. - Đặt tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa ( Hình 2 ) - Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất. - Để mặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau ( Hình 3 ). Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt ( Hình 4 ) * Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt. - Lầy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1ô ( Hình 5 a ) cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt ( Hình 5b ) - Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt như ( Hình 6 ) * Chú ý: Dán hai đầu cán quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép lâu hơi cho hồ khô. - Mở hai cán quạt theo chiều mũi tên ( Hình 6 ) để hai cán quạt ép vào nhau được chiếc quạt hình tròn như hình 1 - Cho học sinh thực tập gấp quạt tròn. - Muốn gấp quạt tròn ta thực hiện mấy bước ? HĐ 3: Củng cố - dằn dò * Giáo viên nhận xét tiết học * Dặn: Học sinh ôn lại các bài đã học và chuẩn bị giấy thủ công, thước kẻ, bùt chì, bút màu, sợi chỉ. *Bài sau:Làm quạt giấy tròn ( Tiết 2 ) - Tổ viên báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho tổ trưởng. - Học sinh quan sát mẫu và các bộ phận của quạt tròn. - Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp 1 - Điểm khác nhau là quạt giấy hình tròn chúng ta học ở lớp 3 có cán để cầm ( Hình 1 ) - Để gấp được quạt giấy tròn ta cần dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng. - Học sinh chú ý theo dõi giáo viên hướng dẫn mẫu. - Thực hiện 3 bước: + Bước 1: Cắt gấp + Bước 2: Gấp dán quạt + Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt TỰ NHIÊN & XÃ HỘI: TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI I. Mục tiêu: - Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Từ mặt trời ra xa dần, Trái đất là hành tinh thứ 3 trong hệ mặt trời II. Chuẩn bị - Bảng phụ vẽ các hành tinh trong hệ Mặt Trời ( phóng to ) - Phiếu thảo luận nhóm III. Các hoạt động dạy học GV HS 1.Ổn định 2.K/tra b/cũ - Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình minh hoạ và thuyết minh được về chuyển động của Trái Đất. * Nhận xét và cho điểm học sinh 3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề HĐ 1(10’): Các hành tinh trong hệ Mặt Trời - Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ và thảo luận theo hai câu hỏi sau: 1. Quan sát hình 1/116 SGK em hãy mô tả những gì em thấy trong hệ Mặt Trời ? 2. Hãy nhận xét về vị trí của Trái Đất với Mặt Trời so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời ? * Tổng hợp ý kiến của các nhóm 1. Tại sao lại gọi Trái Đất là hành tinh trong hệ Mặt Trời ? 2. Vậy hệ Mặt Trời gồm có những gì ? * Kết luận: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời nên được gọi là hành tinh của hệ Mặt Trời. Có 9 hành tinh không ngừng chuyển động quanh Mặt Trời. Chúng cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời. Hđ 2 (10’) Trái Đất là hành tinh có sự sống. - thảo luận cặp đôi. - Yêu cầu quan sát hình 2/117 SGK thảo luận theo 2 câu hỏi sau: 1. Trên Trái Đất có sự sống không ? 2. Hãy lấy ví dụ để chứng minh Trái Đất là hành tinh có sự sống ? - Tổng hợp các ý kiến của học sinh. * Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Sự sống ở hầu như khắp mọi nơi trên Trái Đất. ( Giáo viên kết hợp vừa chỉ vừa giải thích trên hình vẽ cho học sinh dễ tiếp thu ) * Hỏi: Để giữ gìn sự sống trên Trái Đất, mỗi người chúng ta phải làm gì ? - Tổng hợp các ý kiến của học sinh. Kết luận: Mỗi người trong chúng ta ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Vì đó cũng chính là sự sống của chúng ta. HĐ 3 (10’) Tìm hiểu thêm về các hành tinh - Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi với nhau các thông tin mở rộng ( mà mỗi học sinh đã tự sưu tầm được ) về các hành tinh trong hệ Mặt Trời. - Tuỳ thuộc vào lượng kiến thức mà giáo viên và học sinh thu nhập được, giáo viên sẽ tổ chức cho cả lớp học sinh trao đổi, thảo luận về vấn đề đó. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận trao đổi. * Giáo viên nhận xét HĐ 4 (3) Củng cố - dặn dò - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà và ôn lại các kiến thức đã được học về Mặt Trăng. - Bài sau: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất - 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu - Học sinh cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. - Tiến hành thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. * Ý kiến đúng là: 1. Qua quan sát em thấy: Hệ Mặt Trời có 9 hành tinh. Đó là: Sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Thổ, sao Mộc, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương. - Lắng nghe, ghi nhớ - Tiến hành thảo luận - 3 – 4 cặp học sinh đại diện trình bày - Học sinh cả lớp nhận xét bổ sung - Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ. * Học sinh trả lời + Giữ vệ sinh môi trường chung + Không xả rác bừa bãi + Tuyên truyền cho mọi người có ý thức bảo vệ môi trường Trái Đất. - Học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung - Lắng nghe, ghi nhớ -Trao đổi thông tin theo cặp -Trình bày -Chú ý lắng nghe

File đính kèm:

  • docThứ 4.doc
Giáo án liên quan