I. Mục tiêu:
- Rèn kỷ năng đọc to, đọc trôi chảy toàn bài.
- Hiểu các từ ngữ trong bài và diễn biến, ý nghĩa câu chuyện.
Anh em phải biết yêu thương, nhường nhịn lần nhau.
- Rèn kỷ năng nghe, nói, kể lại nội dung câu chuyện.
22 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Nguyễn Thị Huệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian và hiểu biết về thời điểm.
- Biết tiết kiệm thời gian, sắp xếp công việc hợp lý.
II. Phương tiện:
Đồng hồ
III. Hoạt động dạy học:
* HĐ1: Hướng dẫn xem đồng hồ
HS quan sát đồng hồ ở SGK
? Đồng hồ thứ nhất kim giờ chỉ số mấy. Kim phút chỉ số mấy?
? Vậy đồng hồ đó chỉ mấy giờ , mấy phút. ( 8 giờ 35 phút )
? Đồng hồ này còn thiếu bao nhiêu phút nữa để đến 9 gìơ. ( 25 phút )
GV giới thiệu cách đọc:
8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút
Gọi 1 số em đọc lại
Tương tự cho HS quan sát các đồng hồ tiếp theo và đọc giờ tương ứng.
Lưu ý các em: Thông thường ta chỉ đọc giờ theo 1 trong 2 cách
- Nếu kim dài chưa vượt qua số 6 ( theo chiều thuận ) thì nói theo cách sau: VD . 5 giờ 20 phút, 7 giờ 10 phút,...
- Nếu kim dài vượt quá số 6 thì nói theo cách sau: VD. 9 giờ kém 20 phút.
GV dùng đồng hồ quay chuyển kim giờ, kim phút gọi HS lần lượt đứng lên đọc.
*.HĐ2: Thực hành
HS mở SGK đọc kỹ yêu cầu của bài - Làm bài vào vở.
GV theo dõi chung - Hướng dẫn thêm cho những em yếu.
* HĐ3: Chấm chữa bài
IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS có bài làm tốt, dặn các em luyện tập xem giờ trên đồng hồ.
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
Máu và cơ quan tuần hoàn
I. Mục tiêu:
HS có khả năng: Trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu.
Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
II. Phương tiện:
Hình vẽ ở SGK
III. Hoạt động dạy học:
* HĐ1: Hoạt động nhóm HS quan sát hình vẽ - Thảo luận
? Em đã bị đứt tay chảy máu lúc nào chưa.
? Theo em khi máu mới bị chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay đặc.
? Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì.
HS nêu - GV kết luận, 1 số em nhắc lại
Máu là chất lỏng màu đỏ, gồm 2 thành phần: huyết tương và huyết cầu ( còn gọi là tế bào máu ).
Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn.
* HĐ2: HS làm việc cá nhân
Quan sát kỹ hình 4 để:
- Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu?.
- Dựa vào hình vẽ mô tả vị trí của tim trong lồng ngực?
- Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình?
Gọi 1 số em lên bảng tả lời - Cả lớp chú ý nhận xét, bổ sung.
* HĐ3: Thảo luận nhóm đôi
? Tìm tên các bộ phận của cơ thể có tim và các mạch máu đi qua.
HS nối tiếp nêu kết quả - GV kết luận
* HĐ4: Hướng dẫn làm bài tập
HS mở vở BT đọc các yêu cầu và làm các bài tập - GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm.
IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS.
Nhận xét kết quả giờ học, tuyên dương những em HS ngoan, có ý thức học bài
Dặn dò HS phải biết giữ gìn sức khoẻ.
BUỔI 2
LUYỆN TOÁN
Luyện giải toán
I. Mục tiêu
- HS ôn tập củng cố về cách giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học
*HĐ1.Cũng cố lí thuyết
Để giải được dạng toán có lời văn trước hết các em cần phải làm gì?
- Đọc kĩ bài toán
-Xác định xem bài toán thuộc dạng toán gì
-Tóm tắt được bài toán
-Giải bài toán
*HĐ2. Luyện tập
HS làm các bài tập sau
Bài 1.Nga gấp được 16 cái thuyền, Bình gấp được ít hơn Nga 5 cái thuyền. Hỏi Bình gấp được bao nhiêu cái thuyền?
Bài 2.Mỗi bàn có 6 c ái c ốc. H ỏi 4 bàn có bao nhiêu cái cốc
- GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS
- Chấm chữa bài
III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Luyện về so sánh - Dấu chấm
I. Mục tiêu
- HS ôn luyện củng cố kiến thức về so sánh, cách ghi dấu chấm.
- Làm thêm 1 số bài tập thuộc các nội dung trên.
II. Hoạt động dạy học
* HĐ1: Củng cố lý thuyết
? Em hiểu như thế nào là So sánh. Đặt một câu có sử dụng so sánh?
? Từ dùng để so sánh giữa các sự vật với nhau thường là những từ nào.
GV kết luận bổ sung thêm
* HĐ2: Luyện làm thêm bài tập
- Bài 1: Điền thêm hình ảnh so sánh:
a. Mặt biển……………..
b.Bầu trời……………….
c.Mái tóc chị em…………………
d.Chùm râu ông em………………
e.Giọt sương mai………………..
g. Nước da em bé……………….
Bài 2:Ghi dấu chấm vào đoạn văn sau:
Người nọ có một con lừa và một con ngựa một hôm có việc đi xa, ông ta cưỡi ngựa còn bao nhiêu đồ đạc thì chất lên lưng lừa dọc đường, lừa mang nặng, mệt quá liền khẩn khoản xin với ngựa….
- HS làm bài – GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu.
*HĐ3: Chấm - Chữa bài
Tuyên dương những em có bài làm tốt, nhắc nhở HS chưa đạt.
III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
LUYỆN VIẾT
Chị em
I. Mục tiêu:
Học sinh viết đúng , đẹp bài thơ: Chị em
Viết đều nét ,đúng tốc độ, đúng chính tả
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu cách viết
GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài thơ
2 HS đọc bài
HS nhận xét cách trình bày bài thơ , các chữ viết hoa.
HS tìm những chữ dễ viết sai viết vào vở nháp: trải chiếu, buông màn, lim dim...
Hoạt động 3: HS viết bài
HS viết bài vào vở
GV nhắc HS cần đọc cả câu để viết bài. Lưu ý cách ngồi viết ,cầm bút , để vở
GV thu một số vở chấm
III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
Thứ 6 ngày 12 tháng 9 năm 2008
BUỔI 1
TẬP LÀM VĂN
Kể về gia đình - Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu:
- Rèn kỷ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình mình với 1 người bạn mới quen.
- Rèn kỷ năng viết: Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu.
II. Hoạt động dạy học:
* HĐ1: Giới thiệu bài
* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
a. HS mở vở BT TV đọc kỹ yêu cầu BT 1
? BT yêu cầu em làm gì. ( Kể về gia đình mình cho một người bạn mới quen )
GV hướng dẫn: HS chỉ cần nói 5-7 câu giới thiệu về gia đình của em.
VD: Gia điình em có những ai? Làm công việc gì? Tính tình như thế nào?...
HS kể theo nhóm đôi
Đại diện nhóm kể.
Cả lớp theo dõi nhận xét
b. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu BT
Một số HS đọc mẫu đơn
? Nêu lại trình tự các bước trong đơn
GV kết luận: - Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm ngày tháng năm
- Tên của đơn
- Tên của tập thể ( cá nhân ) nhận đơn
- Tên của người viết đơn............ Học sinh lớp nào ....
- Lý do viết đơn
- Lý do nghỉ học
- Lời hứa của người viết đơn
- ý kiến và chữ ký của gia đình
- Chữ ký của HS
Gọi 1 số HS đọc lại quy trình viết đơn
Thực hành viết bài vào vở - GV theo dõi chung hướng dẫn thêm cho HS còn yếu.
* HĐ3: Chấm 1 số bài - Nhận xét kết quả
III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
THỦ CÔNG
Gấp con ếch (T2)
I. Mục tiêu:
HS biết cách gấp con ếch
Gấp được con ếch bằng giấy theo đúng quy trình kỷ thuật
- Có ý thức tự giác học tập
II. Phương tiện:
- Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu.
- Giấy, kéo thủ công
III. Hoạt động dạy học:
* HĐ1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
- Cho HS quan sát con ếch mẫu gấp bằng giấy.
? Con ếch gồm mấy phần? đó là những phần nào.
? Tả lại phần đầu? Phấn thân ntn.
* HĐ2: Hướng dẫn mẫu:
- Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông ( như bài trước ).
- Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước con ếch.
- Bước 3: Gấptạo 2 chân sauvà thân con ếch.
GV lưu ý cách làm con ếch nhảy.
- GV vừa hướng dẫn vừa thực hiện các thao tác gấp một lần nữa.
- Gọi 2 HS thao tác lại các bước - Cả lớp cùng quan sát, nhận xét.
- HS tập gấp con ếch trên giấy nháp theo các bước đã hướng dẫn.
IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
GV đánh giá chung giờ học. HS thu dọn vệ sinh lớp học.
Hướng dẫn chuẩn bị tiết sau tiếp tục thực hành gấp con ếch.
TOÁN
T15: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- HS củng cố cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút ).
- Củng cố phần bằng nhau của đơn vị.
- Ôn tập phép nhân trong bảng, giải toán.
II. Hoạt động dạy học:
* HĐ1: Củng cố lý thuyết
? Một ngày bằng mấy giờ.
? Một giờ bằng mấy phút.
? Đọc bảng nhân đã học ( 1số em )
GV kết luận
* HĐ2: Luyện tập - Hướng dẫn HS làm bài tập
- Bài 1. HS đọc giờ ở các mặt đồng hồ - Ghi kết quả vào vở
- Bài 2. HS nêu tóm tắt bài toán
Nêu miệng cách giải bài toán
- Bài 3. HS quan sát hình vẽ
? Muốn tìm 1 phần mấy của 1 số em làm như thế nào.
- Bài 4. So sánh 2 biểu thức
VD: 4 x 7 > 4 x 6
HS làm các bài tập - Gv theo dõi chung hướng dẫn thêm cho những HS còn yếu.
* HĐ3: Chấm chữa bài
Bài 1, 3: HS nêu miệng
Bài 2: 1 em giải ở bảng
Tất cả có số người là:
5 x 4 =20 ( người )
Đáp số: 20 người
III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS có bài làm tốt, dặn các em ôn luyện thêm bài ở nhà.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- HS biết được những ưu điểm và những tồn tại của lớp, của tổ , cá nhân trong tuần vừa qua.
- Phát huy những mặt tốt, khắc phục những yếu kém trong tuần tới.
II. Hoạt động dạy học
- GV đánh giá các mặt hoạt động của HS trong tuần, triển khai kế hoạch tuần tới.
- Đổi chỗ ngồi một số em.
BUỔI 2
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Luyện thêm tập làm văn
Mục tiêu
-Tiếp tục rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh: Kể về gia đình.
- Rèn kĩ năng viết: Viét được một lá đơn xin phép nghỉ học.
II. Hoạt động dạy học
*HĐ1: Rèn kĩ năng nói
- Từng cặp nói cho nhau nghe về gia đình của mình.
- GV theo dõi giúp đỡ thêm
- Đại diện các cặp nói trước lớp
-Cả lớp bình chọn bạn nói hay nhất
*HĐ2: Rèn kĩ năng viết
- HS làm bài cá nhân, viết vào vở bài tập một lá đơn xin phép nghỉ học.
- GV quan sát giúp đỡ hS yếu. Chấm một số bài của HS
III. Tổng kết , dặn dò
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
Giáo dục vệ sinh trường lớp
I. Mục tiêu
- Giáo dục HS ý thức giữ vệ sinh trường lớp.
- Nắm được những điều nên làm và những điều không nên làm để giữ vệ sinh trường lớp .
II. Hoạt động dạy học
* HĐ1:HS thảo luận nhóm đôi.
Nêu ra những nhận xét của mình về việc giữ vệ sinh trường lớp.
GV kết luận.
* HĐ2. Hướng dẫn thực hành giữ vệ sinh trường lớp.
III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS.
LUYỆN TOÁN
Luyện xem đồng hồ, gải toán
I. Mục tiêu
- HS ôn tập củng cố về cách xem đồng hồ.
- Luyện giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học
*HĐ1.Luyện xem đồng hồ.
GV dùng mô hình đồng hồ quay các thời điểm khác nhau rồi gọi HS nêu giờ trên đồng hồ.
*HĐ2. Luyện tập
HS làm các bài tập sau
Bài 1.Tính chu vi hình tam giác theo 2 cách biết độ dài mỗi cạnh bằng 10cm?
Bài 2. Tính :
3 x 7 + 39 48 – 2 x 4 27 : 3 x 5
Bài 3.Mỗi bàn có 3 bạn HS ngồi. Lớp học có 10 bàn như thế.Hỏi lớp học đó có bao nhiêu bạn HS?
- GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS
- Chấm chữa bài
III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
File đính kèm:
- Tuan 3.doc