Giáo án Lớp 3 Tuần 27 Thứ năm

I. Mục tiêu:

-Biết cách đọc, viết các số 5 chữ số (trong 5 CS đó có CS 0).

-Biết thứ tự của các số có 5 CS.

-Làm tính với số tròn nghìn, tròn trăm (BTCL: 1, 2, 3, 4)

II/Chuẩn bị :

 - Bảng viết nội dung bài tập 3,4

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2082 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 27 Thứ năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2012 TOÁN LUYỆN TẬP/145 I. Mục tiêu: -Biết cách đọc, viết các số…5 chữ số (trong 5 CS đó có CS 0). -Biết thứ tự của các số có 5 CS. -Làm tính với số tròn nghìn, tròn trăm (BTCL: 1, 2, 3, 4) II/Chuẩn bị : - Bảng viết nội dung bài tập 3,4 III. Các hoạt động dạy học GV HS 1.Ổn định (1’) 2.K/tra b/cũ (5’) 3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1’) HĐ 1(26’):Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Làm bằng bút chì vào SGK - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài - Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu 1 học sinh viết các số trong bài cho học sinh kia đọc số. Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh Giáo viên có thể hỏi thêm về cấu tạo của các số trong bài. Ví dụ: Số 62.070 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị. Bài 2: Làm vở - Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu của bài. - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài. - Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu 1 học sinh lần lượt đọc số cho học sinh kia viết số. Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh. Bài 3: Làm bằng bút chì - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tia số trong bài và hỏi: Vạch đầu tiên trên tia số là vạch nào ? Vạch này tương ứng với số nào ? - Vạch thứ hai trên tia số là vạch nào ? Vạch này tương ứng với số nào ? - Vậy hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ? - Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài. Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh. HĐ 2(2’): Củng cố - dặn dò: Bài sau: Số 100.000 - Luyện tập - 3 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 bài. - Nghe giáo viên giới thiệu - Bài tập cho cách viết số, yêu cầu chúng ta đọc số. - Học sinh cả lớp làm bài vào SGK - 2 học sinh lên bảng, học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét. - Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên. - Bài tập cho cách đọc số, yêu cầu chúng ta viết số tương ứng với cách đọc. - Học sinh cả lớp làm bài vào vở - 2 học sinh lên bảng, học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét. - Vạch đầu tiên trên tia số là vạch A tương ứng với số 10.000 - Vạch thứ hai trên tia số là vạch B, vạch này tương ứng với số 11.000 - Hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau 1000 đơn vị. - 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. ************************************* CHÍNH TẢ: ÔN TẬP TIẾT 5 I/Mục tiêu: -Mức độ, y/cầu về kĩ năng đọc nhưở tiết 1. -Dựa vào báo cáo miệng ở t’ 3, dựa theo mẫu (SGK), viết b/cáo về 1/3 n/dung: H/tập hoặc l/động, công tác khác. II/Chuẩn bị : - 7 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1 bài thơ và mức độ yêu cầu học thuộc lòng (Bộ đội về làng, Chú ở bên Bác Hồ, Bàn tay cô giáo , Cái cầu, Em vẽ Bác Hồ, Ngày hội rừng xanh, Đi hội chùa Hương). III/Các hoạt động dạy học : GV HS 1.Ổn định (1’) 2.K/tra b/cũ (5’) 3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1’) HĐ 1: Kiểm tra học thuộc lòng: (1/3 số học sinh) - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng .Sau khi bốc thăm xem lại SGK bài vừa chọn khoảng 1 ->2 phút. - Giáo viên cho điểm. Bài tập 3: Dựa vào bài TLV miệng ở tiết 3, hãy viết báo cáo gửi cô tổng phụ trách theo mẫu. - Giáo viên nhắc học sinh nhớ viết lại đũng mẫu, đủ thông tin, rõ ràng, trình bày đẹp. - Cả lớp và Giáo viên nhận xét, bình chọn các bài viết tốt nhất. HĐ 2(2’): Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học - Về nhà tiếp tục luyện tập đọc học thuộc lòng để tiết sau kiểm tra tiếp. - Học sinh học thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ. - 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo. Cả lớp theo dõi trong SGK - 1 học sinh nhắc lại mẫu báo cáo đã trình bày trong tiết 3. - Học sinh viết báo cáo vào vở bài tập. - 1 số học sinh đọc bài viết *********************************** LUYỆN TỪ & CÂU ÔN TẬP TIẾT 6 I/Mục tiêu: -Mức đọc, y/c về k/năng đọc như ở t’ 1. -Viết các âm, vần dễ lẫn trong đoạn văn (BT2) II/Chuẩn bị : - 7 phiếu mỗi phiếu ghi tên một bài thơ và mức độ yêu cầu học thuộc lòng . - 3 phiếu viết nội dung bài tập 2. III/Các hoạt động dạy học : GV HS 1.Ổn định (1’) 2.K/tra b/cũ (5’) 3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1’) HĐ 1: Kiểm tra học thuộc lòng: (1/3 số Học sinh . - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng. Sau khi bốc thăm, xem lại trang SGK bài vừa chọn khoảng 2 phút. - Học thuộc lòng cả bài thơ hoặc khổ thơ ghi trong phiếu. - GV nhận xét - ghi điểm Bài tập 2: - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. - Giáo viên dán 3 tờ phiếu lên bảng - 3 nhóm học sinh lên bảng thi tiếp sức (chọn 11 chữ thích hợp với 11 chỗ trống bằng cách gạch bỏ những chữ không thích hợp). - Cả lớp và Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. HĐ 2 (2’): Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học Xem trước bài luyện tập ở tiết 9 để chuẩn bị kiểm tra giữa học kỳ II. - Học sinh nhắc lại . - Học sinh lên bốc thăm bài học thuộc lòng. - Học sinh lên đọc bài. - 1 Học sinh đọc lại yêu cầu - Cả lớp đọc thầm đoạn văn. - Cả lớp làm bài vào vở bài tập - Học sinh tham gia chơi tiếp sức. - 1 Học sinh đọc lại đoạn văn đã điền chữ thích hợp. - Học sinh làm vào vở bài tập theo lời giải đúng. TỰ NHIÊN & XÃ HỘI: THÚ I. Mục tiêu: - Nêu được ích lợi của thú đối với con người. -Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú. (HS K, G:Biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con băng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng) II. Chuẩn bị - Các tấm bìa hai mặt tô hai màu xanh, đỏ cho 2 nhóm chơi - Các hình minh hoạ trang 104,015/SGK - Giấy, bút màu để vẽ III. Các hoạt động dạy học GV HS 1.Ổn định (1ph) 2.K/tra b/cũ (5ph) 3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph) Hoạt động 1(13ph): Các bộ phận bên ngoài của thú. - Giáo viên chia học sinh thành nhóm nhỏ, nhóm nhóm - Gọi tên các con vật trong hình. - Chỉ và nêu rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể của mỗi con vật. - Nêu điểm giống nhau và khác nhau của con vật này. - Nhớ lại về các vật nuôi trong nhà và cho biết khắp người chúng có gì ? Chúng đẻ con hay đẻ trứng ? Chúng nuôi con bằng gì ? - Thú có xương sống không ? - Làm việc cả lớp - Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu hỏi Giáo viên kết luận: Thú có đặc điểm chung là: Cơ thể chúng có lông mao bao phủ, thú đẻ con và nuôi con bằng sữa. Thú là loài vật có xương sống. Hoạt động 2(12ph): Ích lợi của thú nuôi - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm: Thảo luận trả lời câu hỏi Giáo viên nhận xét và kết luận: Nuôi thú có nhiều ích lợi: Lấy lông, da, sữa, thịt, lấy sức kéo, trông nhà, bắt chuột,.. - Chúng ta cần bảo vệ thú nuôi không ? Giáo viên hỏi: Làm thế nào để bảo vệ thú nuôi ? Giáo viên kết luận: Thú nuôi đem lại nhiều ích lợi. Chúng ta phải bảo vệ chúng bằng cách: Cho ăn đầy đủ, giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát, tiêm thuốc phòng bệnh. Hoạt động 3: Trò chơi: “ Ai là hoạ sĩ “ - Yêu cầu các nhóm thảo luận, chọn 1 con vật cả nhóm yêu thích vẽ tranh, tô màu và chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó. - Sau 5 phút yêu cầu các nhóm dán hình vẽ lên bảng - cử đại diện giới thiệu về con vật mà nhóm đã vẽ. - Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, HĐ 3(2ph): Hoạt động kết thúc: - Yêu cầu học sinh nêu lại ghi nhớ trong SGK - Dặn dò học sinh sưu tầm tranh ảnh về thú rừng chuẩn bị cho bài sau * Giáo viên nhận xét kết thúc bài học - Học sinh lắng nghe - Học sinh tiến hành trò chơi: Các học sinh khác cổ vũ, 2 thư kí ghi lại kết quả chơi của 2 đội - Học sinh lắng nghe - Học sinh làm việc theo nhóm - Đây là con trâu. - Con trâu có các bộ phận là đầu, mình, chân, đuôi. Trên đầu con trâu có sừng. + Một số điểm giống nhau: Đẻ con, có 4 chân, có lông. + Một số điểm khác nhau: Nơi sống khác nhau, thức ăn khác nhau, có con có sừng, có con không có sừng,…. - Cơ thể thú có xương sống. - Đại diện các nhóm trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. - 1 – 2 học sinh nhắc lại kêt luận. - Các nhóm học sinh thảo luận, trả lời vào giấy + Lấy sức kéo ( Trâu, bò, ngựa,…) - Các nhóm lần lượt kể ( mỗi nhóm nêu 1 ích lợi ) - Học sinh lắng nghe - Chúng ta cần phải bảo vệ thú nuôi - Cho thú ăn đầy đủ, làm chuồng trại phù hợp, chăm sóc thú để không bị bệnh, lại tạo ra giống thú mới. - Các nhóm thảo luận, chọn 1 con vật, vẽ hình, tô màu, chú thích các bộ hpận cơ thể. - Các nhóm dán kết quả lên bảng. Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên giới thiệu về con vật được vẽ. - Học sinh nhận xét lắng nghe. - 1 đến 2 học sinh nêu trước lớp - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ

File đính kèm:

  • docThứ năm.doc