Giáo án Lớp 3 Tuần 19 - Võ Duy Khánh

A-TẬP ĐỌC:

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 _ Biết ngắt nghĩ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của chuyện

2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

 _Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài ( giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trầy quân, giáp phục, phấn khích.)

 _Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc xâm lược của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- HS khuyết tật đọc được bài tập đọc ở mức độ tương đối và trả lời một số câu hỏi ngắn gọn

B-KỂ CHUYỆN:

 _Dựa vào tranh minh họa. HS kể lại được từng đoạn câu chuyện.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 19 - Võ Duy Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yện, Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão)kể lại toàn bộ câu chuyện. + Cả lớp và GV nhận xét cách kể của mỗi HS và từng nhóm. Cả lớp bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất, những HS chăm chú nghe bạn kể chuyện và có nhận xét chính xác nhất. b)Hoạt động 2 : Rèn kĩ năng viết HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp làm bài cá nhân. Mỗi em chọn viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c. GV nhắc các em trả lời rõ ràng, đầy đủ, thành câu. Một số HS tiếp nối nhau đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm. _ Nghe giảng + HS đọc yêu cầu của bài, đọc 3 câu hỏi gợi ý là điểm tựa để nhớ câu chuyện, quan sát tranh minh họa. Chàng trai làng Phù Ủng, Trần Hưng Đạo, những người lính). + Nghe GV kể chuyện , trả lời câu hỏi (Ngồi đan sọt) (Chàng trai mải mê đan sọt không nhận thấy kiệu Trần Hưng Đạo đã đến. Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng trai tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi.) (Vì Hưng Đạo Vương mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài: mãi nghĩ việc nước đến nỗi giáo đâm chảy máu vẫn chẳng biết đau, nói rất trôi chảy về phép dùng binh.) _ HS tập kể lại câu chuyện trong nhóm _ Đại diện HS kể chuyện , HS khác lắng nghe và nhận xét _Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c.) _ Hs tư ïlàm bài , sau đó một số HS đọc bài làm của mình trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét 4. củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể chuyện hay, viết bài tốt. Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 5.Giáo viên nhận xét tiết học ………………………………………………………………………… TOÁN –TIẾT 95 SỐ 10 000 - LUYỆN TẬP I.Mục tiêu 1.Kiến thức : Nhận biết số 10 000 ( mười nghìn hoặc một vạn). 2.Kĩ năng : Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số. HS khuyết tật viết được bài ở mức độ tương đối. II.Chuẩn bị : 1.Giáo viên : 10 tấm bìa viết số 1000 2.Học sinh : Vở III.Hoạt động dạy học: .Khởi động: Hát bài hát 2.Kiểm tra bài cũ : Gv kiểm tra VBt về nhà của HS GV: nhận xét 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 ­Hoạt động 1 : Giới thiệu số 10 000 - Cho học sinh lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như SGK hỏi: + 8 tấm bìa mỗi tấm 1000, vậy có tất cả mấy nghìn? - Cho học sinh lấy thêm một tấm bìa có ghi 1000 rồi xếp vào nhóm 8 tấm bìa và hỏi : Tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn? - Cho học sinh lấy thêm một tấm bìa có ghi 1000 rồi xếp vào nhóm 9 tấm bìa và hỏi : Chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn? - Giáo viên giới thiệu: số 10 000 đọc là mười nghìn hoặc một vạn.Gọi vài học sinh nhắc lại. -Số mười nghìn gồm mấy chữ số , đó là những chữ nào? ­Hoạt động 2 : Thực hành +Bài 1( HSTB _Y-kt) _Cho học sinh tự làm và sửa bài - Cho học sinh nêu cách nhận biết số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục? +Bài 2: (HSTB _K) _Yêu cầu học sinh viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch. - GV sửa bài +Bài 3: (HSTB _K ) _ Giáo viên nêu từng số rồi cho học sinh viết số liền trước và liền sau . Như: 4528: Số liền trước 4527; số liền sau 4529 Giáo viên nhận xét. +Bài 4: (HSK_G) _Cho học sinh tự làm và sửa bài. - Giáo viên nhận xét. +Bài 5: (HSG) _Cho học sinh đọc đề bài và tự làm vào vở. _ Học sinh lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như SGK. _Tám nghìn - Học sinh lấy thêm 1 tấm bìa 1000 và xếp vào nhóm 8 tấm bìa. - Chín nghìn -Học sinh lấy thêm 1 tấm bìa 1000 và xếp vào nhóm 9 tấm bìa. - Mười nghìn - 7,8 học sinh nhắc lại - 5 chữ số , gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0. - Học sinh làm vào vở, 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra chéo. a)5000,6000,7000,8000,9000,10 000 b)9995,9996,9997,9998,9999,10 000 c)9500,9600,9700,9800,9900,10 000 d)9950,9960,9970,9980,9990,10 000 -Tròn nghìn: đều có tận cùng bên phải ba chữ số 0, riêng chữ số mười nghìn có tận cùng bên phải bốn chữ số 0. -Tròn trăm: đều có tận cùng bên phải hai chữ số 0. -Tròn chục: đều có tận cùng bên phải một chữ số 0. - Học sinh làm vào vở và báo cáo kết quả bài làm của mình . - Học sinh làm vào vở Số liền trước Số đã cho Số liền sau 4527 4528 4529 6138 6139 6140 1999 2000 2001 2004 2005 2006 5859 5860 5861 9089 9090 9091 9998 9999 10000 9898 9899 9990 1951 1952 1953 2008 2009 2010 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra chéo và sửa bài. - Học sinh làm vào vở a)Các số tròn nghìn bé hơn 5555 là 1000, 2000, 3000, 4000, 5000 b)Số tròn nghìn liền trước 9000 là 8000 c)Số tròn nghìn liền sau 9000 là 10 000 a)Đo rồi viết số đo thíchhợp vào chỗ chấm. b)Tính chu vi hình chữ nhật. 1 học sinh làm bài bảng , cả lớp làm vào vở và sửa bài 4.Củng cố .Dặn dò:_ Giáo viên nhận xét tiết học. _Bài nhà : Giáo viên nhắc học sinh về nhà luyện tập lại cách viết các số liền trước , liền sau. _Chuẩn bị bài: Điểm ở giữa , trung điểm của đoạn thẳng. 5. Giáo viên nhận xét tiết học -------------------------------------------------------------------------------------------------------- TỰ NHIÊN XÃ HỘI-TIẾT 38 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I.Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết _ Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ _ Cần có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng _ Giải thích được tại sao cần phải xử lý nước thải HS khuyết tật Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên : _ Các trang trang 72,73 SGK 2.Học sinh : _Sách giáo khoa III.Hoạt động lên lớp: 1.Khởi động : Hát bài hát 2.Kiểm tra bài cũ : Hs nêu tác hại của rác thảy và thực hiện đỗ rác đúng nơi qui định ntn? GV: nhận xét 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ­Hoạt động 1 : Quan sát tranh *Mục tiêu : Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống *Cách tiến hành +Bước 1 : Quan sát hình 1,2 trang 72 SGK theo nhóm và trả lời theo gợi ý : Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không +Bước 2 : Thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGK _Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người ? _Theo bạn các loại nước thải của gia đình bệnh viện, nhà máy,… cần cho chảy ra đâu +Bước 3: Giáo viên phân tích cho học sinh hiểu trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và sinh vật sống trong nước * cối và các sinh vật sống trong nước ­Hoạt động 2 : Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh . *Mục tiêu : Giải thích được tại sao cần phải xử lí nứơc thải . *Cách tiến hành +Bước 1 : Từng cá nhân hãy cho biết ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải chảy vào đâu ? Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa ? Nến xư ûlí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ? +Bước 2: Quan sát hình 3,4 trang 73 SGK theo nhóm và trả lời câu hỏi _ Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh ? Tại sao _ Theo bạn , nước thải có cần được xử lí không ? +Bước 3 : Giáo viên lấy ví dụ cụ thể để phân tích cho các em thấy nước thải sinh hoạt , nước thải công nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người _ Học sinh nhóm đôi quan sát tranh 1, 2, / 72 _ Gọi một vài nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung _ Học sinh họp nhóm thảo luận câu hỏi. _Một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung . Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lý thường xuyên chảy vào ao hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm làm chết cây _ Học sinh cả lớp tham gia ý kiến _ Học sinh quan sát hình 3 , 4 / 73và trả lời câu hỏi . _Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình *Kết luận : Việc xư ûlí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết 4.Củng cố Dặn dò:_ Giáo viên nhận xét tiết học . .: _Bài nhà: Xem lại bài học /73 _Chuẩn bị bài: Ôn tập : Xã hội 5. Giáo viên nhận xét tiết học ------------------------------------------------------------------ SINH HOẠT LỚP- TUẦN 19 - Nhận định tuần qua: I. TRỌNG TÂM Nhận xét, đánh giá hoạt động của tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. II. CÁC BƯỚC - Nhận xét, đánh giá tuần qua: + Đạo đức: ……………………………………………………………………………………………….. + Chuyên cần: Vắng ………. + Vệ sinh: ………………………………………………………………………………………………. + Học tập: ………………………………………………………………………………………………. + Hoạt động khác: * Phương hướng tới: + HS đi học đều và đúng giờ. + HS chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. + Duy trì thực hiện truy bài đầu giờ. + Phụ đạo HS yếu. - Tổ chức đôi bạn học tập. - Rèn thêm HS còn chậm. - Rèn thêm chính tả, toán cho HS yếu. - Các hoạt động khác.

File đính kèm:

  • docTUAN 19.doc
Giáo án liên quan