A/ Mục tiêu - HS biết đặt tính và tính chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư). - Giáo dục HS thích học toán.
B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, vở bài tập của học sinh.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 15 Trường TH Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t học.
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- Hai em đọc lại đề bài tập làm văn .
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý và kết hợp quan sát tranh minh họa.
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện .
+ Bác nông dân đang cày ruộng .
+ Khi được gọi về ăn cơm bác hét to : Để tôi giấu cái cày vào bụi đã !
+ Vì dấu cày mà la to như vậy thì kẻ gian sẽ biết chỗ giấu và lấy mất cày .
+ Nhìn trước, nhìn sau không có ai bác mới ghé tai vợ nói nhỏ :
- Nó lấy mất cái cày rồi .
- Lớp theo dõi giáo viên kể lần 2 .
- Một em lên kể lại câu chuyện.
- Từng cặp kể cho nhau nghe .
- 4 em thi kể lại câu chuyện trước lớp .
+ Khi đáng nói nhỏ thì không nói còn khi không đáng nói nhỏ thì lại nói nhỏ .
- Một học sinh đọc đề bài tập 2.
- Nêu nội dung yêu cầu của bài tập . Quan sát mẫu các câu hỏi gợi ý và dựa vào tiết làm văn trước để viết vào vở đoạn văn giới thiệu về tổ của mình.
- 5 - 7 em thi đọc đoạn văn trước lớp .
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất .
---------------------------------------------------------
Tiết 3; Tự nhiên - xã hội:
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
A/ Mục tiêu: Học sinh biết:
- Kể được tên một số hoạt động nông nghiệp ( giới thiệu một số hoạt động nông nghiệpở tỉnh nơi các em đang sống ).
- Nêu ích lợi của các hoạt động nông nghiệp trong đời sống .
- GDHS hiểu được tầm quan trọng của hoạt động nông nghiệp.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình trang 58 , 59 ; tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp.
C/ Hoạt đông dạy - học::
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể tên các cơ sở thông tin liên lạc mà em biết.
- Nêu nhiệm vụ của các cơ sở thông tin liên lạc.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm
Bước : - chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh.
- Yêu cầu các nhóm quan sát trả lời các câu hỏi gợi ý:
+ Kể tên các hoạt động được giói thiệu trong các tranh ?
+ Các hoạt động đó mamg lại lợi ích gì ?
Bước 2 :
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- KL: Các hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ... được gọi là hoạt động nông nghiệp.
* Hoạt động 2 .
Bước 1 : Làm việc theo cặp .
- Yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi theo gợi ý :
- Hãy kể cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp nơi bạn đang ở ?
Bước2
- Mời đại diện một số cặp lên trình bày trước lớp .
- KL.
* Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp.
Bước 1: - Chia lớp thành 4 nhóm phát cho mỗi nhóm một tờ giấy.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày tranh ảnh sưu tầm được trên tờ giấy.
Bước 2:
- Mời từng nhóm treo tranh ở bảng lớp, bình luận tranh của từng nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Cho liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
- 2 em trả lời câu hỏi.
- lớp theo dõi, nhận xét ý kiến của bạn.
- Lớp theo dõi.
- Ngồi theo nhóm.
- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu.
- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
trồng ngô , khoai , sắn , chè , chăn nuôi trâu bò …
- Tiến hành thảo luận theo từng cặp trao đổi và nói cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp nơi mình đang ở .
- Lần lượt một số cặp lên trình bày trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Lớp chia ra các nhóm để thảo luận , trao đổi và trình bày các bức tranh lên tờ giấy lớn.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày và giới thiệu về các hoạt động nông nghiệp trước lớp.
- Lớp quan sát nhận xét và bình chọn.
.
---------------------------------------------------
Tiết 4: Thủ công:
CẮT DÁN CHỮ V
A/ Mục tiêu: - Học sinh biết : - Kẻ, cắt, dán chữ V . Kẻ cắt, dán được chữ V các nét chữ tương đối phẳng và đều nhau.
GDHS Học sinh thích cắt , dán các chữ.
B/ Đồ dùng dạy học: Mẫu của chữ V đã dán và mẫu chữ V cắt từ giấy để rời.Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V, giấy thủ công , bút màu , kéo thủ công.
C/ Hoạt động dạy - học: :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát.
- Cho học sinh quan sát mẫu chữ V và nêu nhận xét:
+ Nét chữ rộng mấy ô?
+ Hãy so sánh nửa bên phải và nửa bên ytais của chữ V?
+ Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên phải và nửa bên trái của chữ V sẽ như thế nào?
- GV dùng mẫu chữ V chưa dán thao tác cho HS quan sát
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu
Bước 1: Kẻ chữ V
- Hướng dẫn các quy trình kẻ, cắt và dán chữ V như trong sách giáo viên .
- Sau khi hướng dẫn xong giáo viên cho học sinh tập kẻ , cắt và dán chữ V vào giấy nháp .
* Hoạt động 3: HS thực hành.
- Gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V.
- GV nhận xét và nhắc lại các bước thực hiện theo quy trình.
- Theo dõi giúp đỡ các em.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Đánh giá sản phẩm thực hành của HS, biểu dương những em làm sản phẩm đẹp.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Chuẩn bị giấy TC, kéo ... giờ sau học cắt chữ E..
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- Cả lớp quan sát mẫu chữ V.
+ Nét chữ rộng 1ô.
+ Giống nhau.
+ Trùng khít nhau.
- Lớp quan sát GV thao tác mẫu.
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Tiến hành tập kẻ, cắt và dán chữ V theo hướng dẫn của giáo viên vào nháp.
- Thực hành cắt trên giấy thủ công theo nhóm.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Cả lớp nhận xét, bình nhóm, CN làm sản phẩm đẹp.
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu: - HS biết được những việc làm được và chưa làm được của mình và của bạn trong tuần qua.
- Nắm được phương hướng của tuần tới.
- Có ý thức xây dựng lớp, đoàn kết với bạn bè,
II.Chuẩn bị: - Ghi chép của cán sự lớp trong tuần.
III.Lên lớp:
1.Lớp trưởng đánh giá hoạt động của cả lớp trong tuần (ưu điểm và tồn tại)
2. Ý kiến phản hồi của HS trong lớp
3. Ý kiến của GV:
- Ưu điểm trong tuần:
+ Đi học chuyên cần,đúng giờ, Làm tốt công tác trực nhật. Phong trào học tập khá sôi nổi.
+ Vệ sinh cá nhân của một số em rất tốt.
+ Trong lớp đã biết đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ
- Tồn tại:
+ Một số HS chưa chú ý nghe giảng,
- Công tác tuần tới:
+ Đẩy mạnh công tác thu nộp.
+ Khắc phục những nhược điểm trong tuần.
+ Trang trí lớp học.
+ Tăng cường việc học ở nhà., Tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh trực nhật.
4. Tổng kết: - Hát tập thể.
------------------------------------------------------
Tiết 2: Âm nhạc:
HỌC HÁT BÀI :NGÀY MÙA VUI (TIẾT 2)
GIỚI THIỆU VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
A/ Mục tiêu : - Học sinh hát đúng giai điệu lời 2 của bài hát. Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc : Đàn bầu , nguyệt , tranh .
- Giáo dục học sinh tình yêu dân ca và các nhạc cụ .
B/ Đồ dùng dạy học: - Băng nhạc bài hát và máy nghe. Chép lời 2 lên bảng phụ .
- Tranh ảnh 1 vài nhạc cụ dân tộc.
C/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra về các đồ dùng liên quan tiết học mà học sinh chuẩn bị .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1 : Dạy lời 2 của bài hát.
- Cho học sinh ôn lại lời 1 bài hát ngày mùa vui .
- Cho học sinh nghe băng nhạc lời 2 bài hát
- Cho học sinh đọc đồng thanh lời 2 bài hát .
- Dạy hát từng câu .
- Luyện tập luân phiên theo nhóm .
- Hát lời 1 và lời 2 kết hợp Gõ đệm
- Hát kết hợp với múa đơn giản .
- Từng nhóm học sinh thi biểu diễn trước lớp .
*Hoạt động 2 : - Giới thiệu đến học sinh một vài nhạc cụ dân tộc
- Nêu tên gọi từng nhạc cụ theo tranh vẽ hoặc vật thật
* Hoạt động 3 : Nghe nhạc .
-C ho học sinh nghe bài hát thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và tập hát cho thuộc lời bài hát.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị các dụng cụ học tập của các tổ viên tổ mình .
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Học sinh nhắc lại tên bài hát “ Ngày mùa vui“
- Lớp thực hiện ôn lời 1 của bài hát trên cơ sở đó tập lời 2 bài hát .
+ Lớp lắng nghe lời 2 bài hát qua băng.
- Cả lớp đọc đồng thanh lời ca.
- Hát từng câu theo GV.
- Hát luân phiên từng nhóm .
- Học sinh hát bài hát kết hợp với múa đơn giản – Các nhóm lần lượt lên thi biểu diễn trước lớp
- Quan sát tramh hoặc vật thật để nêu tên nhạc cụ : Đàn bầu , đàn nguyệt , đàn tranh .
- Lớp nghe nhạc về các bài hát dành cho thiếu nhi hoặc nhạc không lời của các nhạc cụ .
Tiết 1: Thể dục:
KIỂM TRA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
A/ Mục tiêu : Kiểm tra bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu HS thuộc bài và thực hiện các động tác ở mức độ tương đối chính xác.
B/ Địa điểm phương tiện : Sân bãi vệ sinh sạch sẽ, ghế GV ngồi kiểm tra.
C/ Lên lớp :
Nội dung và phương pháp dạy học
Đội hình luyện tập
1/Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
- Hướng dẫn học sinh tập hợp , nhắc nhớ nội quy tiết kiểm tra .
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động .
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập .
- Chơi trò chơi : ( Làm theo hiệu lệnh )
2/Phần cơ bản :
- Giáo viên yêu cầu lớp chia ra thành các tổ để giáo viên kiểm tra bài TDPTC ( 8 động tác ).
- Lớp tập theo hàng ngang .
- Mỗi lượt 4 em lên thực hiện 1 lần bài TD.
- GV theo dõi đánh giá từng em.
+ Hoàn thành : Thuộc từ 4 động tác trở lên thực hiện các động tác tương đối đúng thuộc từ 7 – 8 động tác với chất lượng thực hiện các động tác tốt có ý thức tốt sẽ được đánh giá hoàn thành tốt .
+ Chưa hoàn thành : Học sinh chỉ thuộc được 3 động tác và thực hiện được các động tác khác của bài thể dục nhưng còn sai sót, thiếu cố gắng trong luyện tập.
* Chơi trò chơi “ Chim về tổ “.
3/Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn dò học sinh về nhà thực hiện bài TD vào buổi sáng.
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
GV
GV
=====================================================
File đính kèm:
- Giao an 3Tuan 15CKT.doc