Giáo án Lớp 3 Tuần 10 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

A – Tập đọc

 1. Đọc thành tiếng

q Đọc đúng các tư, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

- PB: luôn miệng, ánh lên, dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ,

- PN: rủ nhau, hỏi đường, ngạc nhiên, gương mặt, cặp mắt, quả thật, nghẹn ngào, mím chặt,

q Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

q Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại.

 2. Đọc hiểu

q Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi,

q Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó, thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân thuộc.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 10 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong giờ học Luyện từ và câu tuần 10, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về các hình ảnh so sánh trong văn học. Sau đó, sẽ luyện tập về sử dụng dấu chấm trong một đoạn văn. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: Bài 1 - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Hỏi: tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? - Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? - Treo tranh minh họa rừng cọ (nếu có) và giảng: Lá cọ to, tròn, xoè rộng, khi mưa rơi vào rừng cọ, đập vào lá cọ tạo nên âm thanh rất to và vang. Bài 2 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài, gọi 3 HS lên bảng gạch chân dưới các âm thanh được so sánh với nhau: gạch 1 gạch dưới âm thanh 1, gạch 2 gạch dưới âm thanh 2. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Hướng dẫn: mỗi câu phải diễn đạt ý trọn vẹn, muốn điền dấu chấm đúng chỗ, các con cần đọc đoạn văn nhiều lần và chú ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên vì đó thường là vị trí của các dấu câu. Trước khi đặt dấu chấm phải đọc lại câu văn một lần nữa xem đã diễn đạt ý đầy đủ chưa. - Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. 3. Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà làm lại các bài tập trong bài. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Suy nghĩ và trả lời theo tinh thần xung phong: Tiếng mưa trong rừng cọ như tiếng thác, tiếng gió. - Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất mạnh và rất vang. - Nghe giảng, sau đó làm bài 1 vào vở bài tập. - 1 HS đọc trước lớp. - 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) Tiếng suối như tiếng đàn cầm. b) Tiếng suối như tiếng hát. c)Tiếng chim như tiếng xóc những rổ tiền đồng. - Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV, nếu sai. - 1 HS đọc toàn bộ đề bài trước lớp, 1 HS đọc lại đoạn văn. - Nghe GV hướng dẫn. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án: Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần 10 Thứ , ngày tháng năm 200 . TẬP VIẾT I. MỤC TIÊU Củng cố lại cách viết chữ viết hoa G (Gh). Viết đúng, đẹp chữ viết hoa G (Gh), R, A, Đ, L, T, V. Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ghềnh Ráng và câu ứng dụng Ai về đến huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Mẫu chữ hoa G, R. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. Vở Tập viết 3, tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà. - Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước. - Gọi 1 HS lên bảng viết Ông Gióng, Gió Trấn Vũ, Thọ Xương. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa G (Gh), R, A, Đ, L, T, V có trong từ và câu ứng dụng. 2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ viết hoa Mục tiêu: HS viết đúng các chừ hoa GH, R. Cách tiến hành: a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ Gh, R - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? - Treo bảng viết chữ cái viết hoa G, R và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2. - Viết mẫu các chữ trên cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. b) Viết bảng - Yêu cầu HS viết các chữ hoa Gh, R và bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS. 2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết đúng các từ ứng dụng. Cách tiến hành: a) Giới thiệu từ ứng dụng - Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng. - GV: Đây là tên một địa danh nổi tiếng ở miền trung nước ta. b) Quan sát và nhận xét - Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Ghềnh Ráng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS. 2.4. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết đúng các câu ứng dụng. Cách tiến hành: a) Giới thiệu câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng - Giải thích: Câu ca dao bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành được xây theo hình vòng xoắn như trôn ốc, từ thời An Dương Vương (Thục Phán). b) Quan sát và nhận xét - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết: Ai, Đông Anh, Ghé, Loa Thành Thục Vương vào bảng. 2.5. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào vở tập viết Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: - GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS. - Thu và chấm 5 đến 7 bài. 3. Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà luyện viết, hoc thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài Ôn chữ hoa: H. - 1 HS đọc: Ông Gióng Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương. - 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con. - Có các chữ hoa: G, R, A, Đ, L, T, V. - 2 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi. - 3 HS lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con. - 3 HS đọc: Ghềnh Ráng.. - Chữ G cao 4 li, các chữ h, R, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Bằng một con chữ o. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - 2 HS đọc: Ai về đến huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương. - Các chữ G, A, h, đ, y, Đ, p, L, T, V. g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - 4 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết. + 1 dòng chữ Gh cỡ nhỏ + 1 dòng chữ R, Đ cỡ nhỏ. + 2 dòng Ghềnh Ráng cỡ nhỏ. + 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần 10 Thứ , ngày tháng năm 200 . TẬP LÀM VĂN TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ. I. MỤC TIÊU Dựa theo bài Thư gửi bà và gợi ý về nội dung, hình thức bức thư, viết được một bức thư ngắn cho người thân. Biết ghi rõ ràng, đầy đủ nội dung trên phong bì thư. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bảng phụ viết sẵn các gợi ý về nội dung và hình thức một bức thư. Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy HS, một phong bì thư. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn Kể về một người hàng xóm mà em yêu quý. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng. 2.2.HoẠT động 1: Hướng dẫn viết thư Mục tiêu:Như mục tiêu của bài học. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc đề bài 1 và gợi ý trong SGK. - Em sẽ gửi thư cho ai? - Dòng đầu thư em viết thế nào? - Em viết lời xưng hô với người nhận thư thế nào cho tình cảm, lịch sự? - Trong phần hỏi thăm tình hình người nhận thư, em sẽ viết những gì? - Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân? - Em muốn chúc người thân của mình những gì? - Em có hứa với người thân điều gì không? - Yêu cầu HS cả lớp viết thư, sau đó gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp. Nhận xét và cho điểm HS. 2.3Hoạt động 2:. Viết phong bì thư Mục tiêu: như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc phong bì thư được minh hoạ trong SGK. - Góc bên trái, phía trên của phong bì ghi những gì? - Góc bên phải, phía dưới của phong bì ghi những gì? - Cần ghi địa chỉ của người nhận như thế nào để thư đến tay người nhận. - Chúng ta dán tem ở đâu? - Yêu cầu HS viết bì thư, sau đó kiểm tra bì thư của một số em. 3. Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính trong một bức thư. - Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - 2 HS đọc trước lớp. - HS trả lời tuỳ theo sự lựa chọn của từng HS. VD: Em gửi thư cho ông, bố mẹ, cho anh,… - 2 đến 3 HS trả lời. VD: Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2004. - 3 đến 5 HS trả lời. VD: Ông kính mến!/ Ông kính yêu!/… - 2 HS trả lời. VD: Dạo này ông có được khoẻ không ạ? Ông có đi tập dưỡng sinh vào các buổi sáng không? Cây cam mà hai ông cháu mình trồng từ năm ngoái bây giờ chắc là lớn lắm rồi ông nhỉ?… - 2 HS trả lời. VD: Cả nhà cháu vẫn khoẻ. Bố mẹ cháu vẫn đi làm đều. Năm nay cháu đã lên lớp 3, em Ngọc cũng bắt đầu vào mẫu giáo rồi ông ạ.. Bố giao cho cháu phải dạy em Ngọc tập tô chữ nhưng em nghịch và hay kêu mỏi tay lắm. Giá mà có ông ở đây, ông sẽ dạy em giống như ngày xưa ông dạy cháu, ông nhỉ… - 2 HS trả lời. VD: Cháu kính chúc ông khoẻ mạnh, sống lâu. - 2 HS trả lời. VD: Cháu sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời bố mẹ để ông luôn vui lòng. - Viết thư. - 2 HS đọc. - Ghi họ, tên, địa chỉ của người gửi. - Ghi họ, tên và địa chỉ của người nhận thư. - Phải ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố (tỉnh) hoặc xóm (đội), thôn (làng, ấp), xã, huyện, tỉnh. - Dán tem ở góc bên phải, phía trên. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tổ trưởng Ban giám hiệu

File đính kèm:

  • doctuan 10(1).doc
Giáo án liên quan