I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp HS: Biết cách đọc , viết , so sánh các số có ba chữ số.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
- Dành cho HS khá, giỏi: Dành cho HS khá, giỏi: Bài 5.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 5’
B. Bài mới: 28’
1. Ôn tập về đọc viết số.
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài, đọc mẫu.
- HS tự làm vào vở; sau đó GV gọi 1 số HS lên bảng làm bài.
2. Ôn tập về thứ tự số.
Bài 2: - Gọi một số HS nêu yêu cầu bài.
- Hỏi: Số 311 hơn 310 mấy đơn vị? Tại sao lại điền 312 vào sau 311?
- Tương tự HS điền dãy số tự nhiên liên tiếp.
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 buổi sáng Tuần 1 – Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng dẫn thêm.
4. Chấm, chữa bài.
GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
C. Củng cố , dặn dò. 5’
Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp; học thuộc lòng câu ứng dụng.
Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2013
ĐẠO ĐỨC
KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ với đất nước, với dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng.
- HS khá giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Cả lớp hát bài hát về Bác Hồ. 5’
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. 10’
Mục tiêu: Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước dân tộc.
- HS quan sát các bức ảnh,tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
- GV giao nhiệm vụ quan sát tranh, tìm hiểu nội dung.
- HS thảo luận nhóm 4 về nội dung:
+ Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Bác quê ở đâu?
+ Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
+ Tình cảm giữa Bác và các cháu Thiếu nhi như thế nào?
+ Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc, đất nước ta?
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV kết luận về nội dung.
Hoạt động 3: Kể chuyện Các cháu vào đây với Bác. 10’
Mục tiêu: Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- GV kể chuyện
- HS thảo luận : Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào? Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
- Đại diện một số em trình bày, các em khác góp ý kiến bổ sung.
- GV kết luận:
Hoạt động 4: Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. 8’
- Mỗi HS đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng; GV ghi lên bảng.
- HS thảo luận, ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều rồi trình bày trước lớp, cả lớp trao đổi, bổ sung. GV củng cố lại nội dung.
Hướng dẫn thực hành: 2’
Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
TOÁN
CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ 1 lần)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
- Tính được độ dài đường gấp khúc.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu phép cộng 435 + 127 ; 256 + 162: 7’
- GV nêu phép tính, HS đọc lại phép tính.
+ Đây là phép cộng số có mấy chữ số?
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính - GV ghi bảng.
- Gọi 1 vài HS nhắc lại cách thực hiện từng phép tính.
2. Thực hành.28’
Bài 1 (cột 1, 2, 3): Gọi HS nêu yêu cầu và 1 phép tính.
- Gọi 1 HS thực hiện phép cộng có nhớ sang hàng chục.
- Các HS khác tự làm bài, sau đó chữa bài làm ở trên bảng. Khi chữa bài, cho HS nêu lại cách thực hiện từng phép tính cộng có nhớ.
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính.
256 417 555 146 227
+ 125 + 168 + 209 + 214 + 337
- HS nêu miệng kết quả tính - GV ghi bảng (củng cố có nhớ sang hàng chục )
- Bài 2 : Dành cho HS khá, giỏi ( cột 4,5).
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính.
256 452 166 372 465
+ 182 + 361 + 283 + 136 + 172
- Gọi 2 HS lên bảng làm rồi tính kết quả (củng cố có nhớ sang hàng trăm )
- Bài 3 : Dành cho HS khá, giỏi(cột b).
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Đặt tính rồi tính.
a) 235 + 417 b) 333 + 47
256 + 70 60 + 360
- 2 HS lên chữa bài. Cả lớp làm vào vở nháp.
(lưu ý trường hợp 256+70 và 60+360 khi đặt tính )
- Bài 4 : củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
Giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là.
126 + 137 = 263(cm)
Đáp số: 263 cm.
- Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi.
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Số?
- Hướng dẫn HS làm bài , giáo viên nhận xét.
3. Chấm bài – Nhận xét , dặn dò.5’
- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
- Dặn HS về ôn lại cách cộng số có 3 chữ số.
Âm nhạc
Cô Loan dạy
CHÍNH TẢ
Nghe – viết: CHƠI CHUYỀN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống (BT2).
- Làm đúng BT (3) a/b.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
GV đọc cho HS viết các từ ngữ: lo sợ, rèn luyện, siêng năng, làn gió, đàng hoàng…
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn nghe - viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn thơ, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Khổ thơ 1, 2 nói điều gì?
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
+ Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc kép? Vì sao?
- HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài (Điền vào chỗ trống ao hay oao).
- HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 1 số HS nêu kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi một số HS đọc lại bài theo lời giải đúng, GV sửa lỗi phát âm cho HS. Cả lớp chữa bài vào VBT.
Bài tập (3) - lựa chọn: GV cho HS làm bài 3a; HS khá, giỏi làm thêm bài 3b.
- Mời 3 nhóm (mỗi nhóm 3 em) tiếp nối nhau điền vào 3 chỗ trống trên băng giấy, sau đó đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Nhắc nhở HS ghi nhớ chính tả.
TOÁN
CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ 1 lần)
Thứ sáu ngày 27 tháng 8 năm 2010
TẬP LÀM VĂN
NÓI VỀ ĐỘI TNTP. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1).
- Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: GV nêu YC và cách học tiết Tập làm văn.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1:
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp quan đọc thầm theo.
- GV: Nói về tổ chức Đội TNTP….. Sau đó, dừng lại hỏi HS:
+ Đội thành lập ngày nào? Ở đâu?
+ Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
+ Đội được mang tên Bác Hồ khi nào?
Bài tập 2:
- Một HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp quan đọc thầm theo.
- GV nêu mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- HS làm vào VBT; Sau đó GV mời 2 - 3 HS đọc bài viết.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS tự làm bài vào VBT rồi chữa bài ở trên bảng để HS vừa nói vừa viết và củng cố cách thực hiện phép tính: 85
+
72 * 5 cộng 2 bằng 7,viết 7.
____ * 8 cộng 7 bằng 15, viết 15.
157
Bài 2: - HS tự đặt tính rồi tính vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV chữa bài: Gọi 1 số HS nêu cách thực hiện phép tính.
Bài 3: - HS đọc bài toán, có thể cho HS nêu thành bài toán rồi giải.
- GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý.
Bài giải
Số lít dầu ở cả hai thùng là:
125 + 135 = 260 (l)
Đáp số:260 lít dầu.
Bài 4: Yêu cầu HS tính nhẩm rồi điền ngay kết quả.
Bài 5 (Dành cho HS khá giỏi): Cho HS tự vẽ hình theo mẫu, rồi chữa bài trên bảng lớp.
Hoạt động 2: Chấm bài - Củng cố, dặn dò
GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện cộng, trừ cho thành thạo.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ có hại cho sức khoẻ.
- HS khá giỏi: Biết được khi hít vào, khí ô - xy có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể; khi thở ra, khí các – bô - níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK; gương soi nhỏ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- GV hướng dẫn HS lấy gương ra soi và quan sát phía trong lỗ mũi của mình và thảo luận:
+ Các em nhìn thấy gì trong mũi?
+ Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi?
+ Hằng ngày, dùng khăn sạch lau trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
- HS đại diện các nhóm trình bày.
- GV giải thích thêm và kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- HS làm việc theo cặp: hỏi đáp
+ Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tranh nào thể hiện không khí trong lành?
+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào?
+ Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói, bụi?
- Gọi một số HS lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ và trả lời:
+ Thở không khí trong lành có lợi gì?
+ Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì?
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Củng cố.
Cho HS liên hệ thực tế. Dặn HS về cần biết giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp trên lớp, việc chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập của HS.
- Nêu kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
1. Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt:
- Tự nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn, của cả lớp.
- Từng HS tự kiểm điểm trước lớp.
2. GV nhận xét nề nếp học tập và sinh hoạt trong tuần. Nhắc nhở HS cần chú ý khắc phục những tồn tại đã mắc phải.
- Tổ chức bình bầu - xếp loại HS.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- Phổ biến kế hoạch tuần tới: Tích cực học bài và làm bài. Cần phát huy những mặt tốt, khắc phục những khuyết điểm đã nêu. Cả lớp cần chú ý chuẩn bị bài đầy đủ, rèn chữ viết nhiều hơn.
- Phát động thi đua giữa các tổ.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.
File đính kèm:
- GA LOP3 SANG 20132014 Tuan 1.doc