Giáo án Mĩ thuật Lớp 5

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh tiếp xúc làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

- Học sinh nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.

- Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp của bức tranh.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Sưu tầm tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.

- Tranh lễ hội, tranh tết, tranh cắm trại của các hoạ sĩ.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, sách học sinh.

- Sưu tầm các loại tranh để tập nhận xét.

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan sát. - Học sinh tìm hiểu cách vẽ. - Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ. -Học sinh tìm hình - Tìm hình cân đối. - Học sinh tìm đậm nhạt bằng chì hoặc, màu. - Hoc sinh quan sát. - Học sinh quan sát hình mình chuẩn bị và vẽ vào vở - Tìm hình. - Hình dáng chung. - Tìm độ sáng tối bằng chì hoặc bằng màu. - Học sinh nhận xét bài trên bảng. - Hình vẽ rõ nội dung và cân xứng. - Bố cục cân xứng. - Học sinh chọn bài vẽ đẹp. - Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài. * Dặn dò: - Quan sát đồ vật xung quanh và tìm hình dáng chung. - Sưu tầm tranh ảnh về trại hè thiếu nhi trên sách báo, tạp chí, chuẩn bị cho bài học sau. Ngày soạn: 1/5/2010 Ngày dạy: 3+6/5/2010 TUẦN 33 LỚP 5 Bài 33: VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ CỔNG TRẠI HOẶC LỀU TRẠI THIẾU NHI I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh. - HS hiểu vai trò và ý nghĩa của trại thiếu nhi. - HS biết cách trang trí và trang trí được cổng hoặc lều trại theo ý thích. - HS yêu thích các hoạt động tập thể. 1.Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Một số các hình ảnh có cổng trại, lều trại khác nhau. - Bài vẽ của học sinh năm trước. - Hình gợi ý cách vẽ. 2.Học sinh: - Sách giáo khoa.Vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1.Ổn định lớp. - Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. - Kiểm tra một số bài của học sinh chưa hoàn thành tuần trước. - Kiểm tra 4 HS H. Em hãy nêu các bước vẽ theo mẫu? - GV nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. - Giáo viên cho học sinh xem một số đồ vật. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Giáo viên giới thiệu một số hình trại và gợi ý cho học sinh thấy chúng có sự giống và khác nhau của các lều trại. H. Hội trại thường được trang trí vào những dịp nào? H. Trại thường được cắm ở đâu? H. Trại gồm có những phần chính nào? H. Những vật liệu nào thường được dùng để dựng trại? - Dựa trên cơ sở học sinh trả lời giáo viên uốn nắn thêm. - Trại thường được cắm vào những dịp lễ, tết hay những kì nghĩ hè, các trường tổ chức hội trại ở những nơi có cảnh đẹp như sân trường, công viên, bãi biển,... đây là một hình thức vui chơi bổ ích - Trại gồm có hai phần cơ bản. + Cổng trại: Cổng là bộ phận của trại, có thể được tạo bằng nhiều kiểu dáng khác nhau,... + Lều trại: Là trung tâm của trại, nơi tổ chức các sinh hoạt chung. - Khu vực ở phía ngoài trại cũng được bố trí hài hoà, phù hợp với không gian của trại. Vật liệu dùng để dụng trại như tre, nứa, lá, vãi,... Hoạt động 2: Cách trang trí trại. - Giáo viên vẽ hoạ tiết mẫu trên bảng để học sinh nhận ra các bước trang trí trại. * Trang trí cổng trại. - Vẽ hình cổng, hàng rào. - Vẽ hình trang trí theo ý thích. * Trang trí lều trại: - Vẽ hình lều trại cân đối với tờ giấy. - Trang trí lều trại theo ý thích. * Học sinh lưu ý: Không nên vẽ quá nhiều hình ảnh trang trí khác nhau, nên chọn các hình ảnh hài hoà, có nội dung. - Giáo viên hướng cho học sinh nhớ lại các lều trại và tìm hình. - Giáo viên cho học sinh xem hình gợi ý. H. Màu nền là màu xanh thì màu hoạ tiết phải sử dụng màu gì? - Chọn màu trong sáng rõ nội dung, hài hoà. Có thể chọn trang trí lều trại hoặc cổng trại để trang trí nhưng chúng phải sắp xếp hài hoà có khoảng cách cân đối trên giấu vẽ. Hoạt động 3: Thực hành. - Giáo viên yêu cầu học sinh tự chọn trang trí lều trại hay cổng trại theo ý thích. - Giáo viên gợi ý cách vẽ hình cách vẽ trang trí trại. - Tìm hình phù hợp để vẽ bài. - Vẽ theo các bước vẽ trang trí trại. - Không nên sử dụng quá nhiều màu trong một bài. Giáo viên theo dõi khuyến khích học sinh làm bài. - Định hướng cho học sinh tìm đúng hình. Hướng cho học sinh yếu tìm được hình đơn giản phù hợp với khả năng của học sinh, học sinh khá tìm hình và tìm màu đa dạng hoàn chỉnh hình vẽ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Giáo viên chọn một số bài vẽ nhanh cho học sinh nhận xét. H. Bạn sắp xếp bố cục trên hình như thế nào? H. Em có nhận xét gì về hình của bạn? H. Bạn đã sử dụng những màu nào để vẽ trang trí trại? H. Trong các bài này em thích bài nào nhất? - Giáo viên dựa trên bài của học sinh, giáo viên nhận xét thêm để củng cố bài và cho điểm. - Nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi động viên một số học sinh cố gắng và có bài vẽ đẹp. - Học sinh quan sát và nghe giảng. - Các ngày lễ trong năm. - Trại được cắm vào những nơi thoáng mát. - Phần trại và cổng trại. - Tre, nứa, vải, giấy màu,... - Học sinh nghe. - Học sinh quan sát. - Học sinh tìm hiểu cách vẽ. - Cổng trại - Lều trại. - Màu sáng hơn như màu đỏ, màu vàng, màu hồng. - Học sinh vẽ bài vào vở vẽ. - Tìm hình. -Học sinh nhận xét bài vẽ. - Hoạ tiết cân đối nổi rõ hình ảnh chính phụ. - Hình cân đối, đều,... - Các màu nóng và màu lạnh xen kẽ nhau như màu xanh, màu đỏ, màu tím,... - Học sinh chọn bài vẽ đẹp. - Học sinh nghe. * Dặn dò: - Quan sát các đồ vật có trang trí đầu báo tường. - Sưu tầm tranh ảnh về nhiều đề tài khác nhau. Ngày soạn: 8/5/2010 Ngày dạy: 10+13/5/2010 TUẦN 34 LỚP 5 Bài 34: VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I.MỤC TIÊU - Học sinh biết cách tìm, chọn nội dung đề tài. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được hình theo ý thích. - Học sinh quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Một số tranh, ảnh về nhiều đề tài khác nhau. - Bài vẽ của học sinh lớp trước. - Tranh, ảnh về nhiều đề tài khác nhau của các hoạ sĩ. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở tập vẽ. - Bút chì màu, sáp màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định lớp. - Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 3. Bài mới. - Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. - Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về nhiều đề tài khác nhau, gợi ý cho học sinh nhận thấy. H. Các bức tranh đó vẽ những đề tài gì? H. Trong tranh có những hình ảnh nào? H. Em hãy kể một số tranh? H. Không khí của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân diễn ra như thế nào? - Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình, ảnh về các hoạt động của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. - Giáo viên gợi ý thêm: - Đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân rất phong phú, có thể vẽ tranh phong cảnh; vẽ tranh chợ Tết; vẽ cảnh sinh hoạt của gia đình mình đón xuân; vẽ các hoạt động vui chơi, giải trí ở khu công viên,... - Cảnh diễn ra dưới khung cảnh tươi vui, nhộn nhịp. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. - Giáo viên gợi ý thêm một số nội dung để vẽ tranh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. + Cảnh vườn hoa, công viên hay cảnh chợ hoa ngày Tết. + Những hình ảnh chuẩn bị cho ngày Tết: Trang trí nhà cửa, gói bánh chưng,...hay những hoạt động trong ngày tết như: đi chúc ông bà, đi công viên, đi lễ chùa,...các trò chơi trong ngày lễ như: chọi gà, đấu vật hay kéo co,... - Tìm chọn nội dung phù hợp. - Vẽ hình ảnh chính trước rõ nội dung có nhiều hình ảnh sinh động của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. - Tìm hình ảnh phụ làm cho tranh sinh động, hình ảnh phụ phù hợp với hình ảnh chính, hình ảnh nhà cửa, cây cối,... - Tìm màu sắc thích hợp, có thể dùng màu sắc theo ý thích, màu sắc tươi sáng thể hiện được nội dung của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. - Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ đẹp để học sinh quan sát, tham khảo thêm Hoạt động 3: Thực hành. *Mục tiêu: giúp HS - Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh có bố cục đẹp và chưa đẹp cho học sinh tham khảo, học sinh chọn đề tài phù hợp với khả năng của mình vẽ vào vở. - Tìm hình chính cho bức tranh, có các hoạt động diễn ra của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. - Tìm hình phụ, cần chú ý không sử dụng nhiều chi tiết nhỏ. - Vẽ hình rõ các hình dáng người khác nhau. - Chú ý đến hình dáng chung của hình chính. - Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài. + Tô màu kín hình đều và đẹp, màu sắc sinh động làm rõ nội dung. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét. H. Bạn vẽ hình ảnh gì, cảnh đó diễn ra ở đâu? H. Em có nhận xét gì về hình vẽ của bạn? H. Màu của bạn tô đã đều và rõ nội dung chưa? H. Trong tranh này em thích bài nào nhất? - Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh. - Khen ngợi những bài vẽ đúng, đẹp. - Nhận xét chung tiết học. - Học sinh tìm hiểu nội dung. - Tết trung thu, Tết âm lịch, ngày noel,... - Diễn ra rất sôi nổi và nhộn nhịp. - Đi mua sắm, vui chơi giải trí hay về thăm ông bà,... - Sửa sang nhà cửa, chơi các trò chơi truyền thống như chơi đua thuyền, chọi gà, kéo co,... - Học sinh quan sát. - Học sinh nghe. - Học sinh tìm hiểu các hoạt động. - Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ. - Chọn nội dung phù hợp với khả năng. - Học sinh tìm hình. - Tìm hình cân đối. - Học sinh tìm màu. - Học sinh quan sát. - Học sinh nhớ lại hình ảnh ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, chọn nội dung vẽ bài. - Tìm hình. - Hình dáng chung. - Tìm màu. - Học sinh nhận xét bài trên bảng. - Cảnh diễn ra trong gia đình, ở công viên, cảnh chợ,... - Hình ảnh trong tranh sinh động, hài hoà và rõ nội dung. - Màu đều và đẹp - Học sinh chọn bài vẽ đẹp. - Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài. * Dặn dò: - Chọn các bài vẽ đẹp trong năm để trưng bày bài. Ngày soạn: 16/5/2010 Ngày dạy: 17+20/5/2010 LỚP 5 TUẦN 35 Bài 35: Trưng bày KẾT QUẢ HỌC TẬP I. Mục đích: - GV, HS thấy được kết quảgiảng dạy, học tập trong năm. - HS yêu thích môn Mĩ thuật. II. Hình thức tổ chức: - Chọn bài vẽ đẹp ở các loại bài. - Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem. * Lưu ý: - Dán vào giấy rô ki theo từng loại bài học: Vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài... - Trình bày đẹp, có đầu đề: * Kết quả dạy học của lớp * Vẽ tranh… * Tên đề tài, tên học sinh. III. Đánh giá: - Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý để các em có nhận xét, đánh giá về các bài vẽ. - GV hướng dẫn học sinh xem và tổng kết. - Tuyên dương học sinh có bài vẽ đẹp.

File đính kèm:

  • docGIAO AN MT LOP 5.doc
Giáo án liên quan