Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả

1. Tầm quan trọng của phân môn chính tả:

 Phân môn chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học vì giai đoạn tiểu học là

giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Chính tả

được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng trong khi bậc trung học cơ sở

không có.

 Phân môn chính tả ở chương trình tiểu học có hai kiểu bài là chính tả đoạn bài và chính

tả âm vần. Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có âm, vần,

thanh dễ viết sai chính tả. Thời gian dành cho bài tập chính tả âm vần dù là rất ngắn so

với chính tả đoạn bài song việc rèn kĩ năng qua bài tập đó có ý nghĩa rất lớn đối với học

sinh. Qua các bài tập chính tả âm, vần các em được rèn luyện để tránh việc viết sai chính

tả các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫn nhằm đạt mục tiêu môn học.

 Tính chất nổi bật của phân môn chính tả là thực hành bởi vì chỉ có thể hình thành các

kĩ năng kĩ xảo cho học sinh thông qua thực hành, luyện tập.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3687 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua các buổi học phụ đạo với các dạng bài tập ngoài bài. Nội dung các bài tập giáo viên đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm gây sự hứng thú trong giờ học, cụ thể các bài tập sau: ● Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái trước từ ngữ viết đúng chính tả: a - suy nghỉ b - nghĩ hè c - nghỉ phép d - im lặn e - lặn lội g - vắng lặn h - muối cam i - hạt múi k - sương muối Đáp án: khoanh vào c, e, k ● Bài tập điền Đúng – Sai : Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ô trống trước những chữ viết sai chính tả: a chim xẻ mổ xẻ Đáp án: S chim xẻ Đ mổ xẻ dìu dắt dìu biếc mải miết mãi mãi Đ dìu dắt S dìu biếc Đ mải miết Đ mãi mãi ● Bài tập nối tiếng : Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng chính tả: A B a. mong tròn (1) b. rau khổ (2) c. cuộn muốn (3) d. khuôn cau (4) e. buồng muống (5) Đáp án: a - 3 ; b - 5 ; c - 1; d - 2 ; e - 4 ● Bài tập phát hiện: Tìm từ sai chính tả trong các câu sau và sửa lại cho đúng: - Dẫu các cháu không dúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn. - Một ngôi xao chẳng sáng đêm. - Chỉ có vần trăng vẫn thao thức như canh gát trong đêm. - Anh cảm thấy dễ chiệu và đầu óc bớt căng thẳng. - Hôm đó, ông lão đang ngồi sưỡi lửa thì con đem tiền về. 1.6/ Giúp học sinh viết dúng chính tả qua các môn học khác: Không những giúp học sinh viết đúng chính tả ở các giờ học chính tả mà chúng ta còn giúp học sinh viết đúng chính tả trong các môn học khác như: Tập làm văn, Luyện từ và câu, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Toán, Thủ công,… Đối với các môn học ghi bài vào vở, học sinh thường ghi đề sai, giáo viên thường xuyên theo dõi vở học hằng ngày để phát hiện lỗi sai và sửa chữa kịp thời. * Ví dụ: + Đạo đức: Tự làm lấy việc của mình Học sinh lại viết: Tự làm lấy việt của mình + Tự nhiên và xã hội: Hoạt động nông nghiệp Có học sinh viết: Hoạt động nông ngiệp + Dạy Thủ công: Gấp, cắt, dán bông hoa Học sinh lại viết: Gấp, cắt, dáng bông hoa + Dạy Toán : Khi giải bài toán học sinh thường viết sai tên đơn vị như: “tuổi” lại viết “tủi”, “mét” lại viết “mết". Giáo viên cần sửa chữa kịp thời để các em không mắc lại lần nữa Giáo viên còn sửa chữa lỗi sai trong vở bài tập Luyện từ và câu và nhất là phân môn Tập làm văn, giáo viên cần chú ý hơn vì nếu các em viết văn sai âm, vần, thanh thì nghĩa sẽ khác đi, bài văn đó sẽ không hoàn hảo và người đọc sẽ không hiểu ý bài văn viết gì. Giáo viên cần khuyến khích học sinh không sai lỗi trong vở học sẽ được khen thưởng bằng những phần thưởng nhỏ như: cục tẩy, nhãn tên, viên phấn,…Với những em vở được xếp loại A cuối mỗi tháng, giáo viên tuyên dương trước lớp để cả lớp nêu gương. 2. Tổ chức dạy học: a) Hướng dẫn viết và chữa bài: * Chuẩn bị và nghe viết chính tả: - Cho học sinh đọc bài chính tả sẽ viết (SGK), nắm nội dung chính của bài viết. - Hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài. - Luyện viết những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn (tiếng mang vần khó, tiếng có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ hay thói quen). - Khi đọc cho học sinh viết bài, giáo viên cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho học sinh chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng. * Chữa bài: - Cho học sinh tự chữa lỗi của mình qua bài mẫu trên bảng cụ thể, chu đáo, không sửa qua loa, lấy lệ và hướng dẫn kĩ để học sinh dễ nhớ. - Sửa lỗi chính tả theo nhóm, phân những học sinh thường cùng mắc một loại lỗi chính tả thành một nhóm. Mỗi nhóm do một em khá, giỏi trong lớp phụ trách dưới sự gợi ý của giáo viên, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn trong nhóm phát hiện ra lỗi chính tả trong các bài viết của các bạn cùng nhóm, cùng bàn bạc thống nhất cách sửa lỗi đó. - Đối với những học sinh mắc nhiều lỗi do ảnh hưởng của tiếng địa phương hoặc thói quen, giáo viên cần chữa bài cho các em đó, chỉ ra từng lỗi sai và cho các em viết lại các từ đã sửa dưới bài viết. Nếu các em sai trên 5 lỗi thì cho chép lại toàn bài. b) Thực hành luyện tập: - Khi tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập, giáo viên lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với từng nội dung bài tập nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học. - Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên quan sát cá nhân học sinh, nhóm học sinh để đôn đốc hướng dẫn và biết được những bài làm sai để tổ chức cho học sinh nhận xét và sửa chữa . Đối với các dạng bài tập khó, giáo viên nên tổ chức cho học sinh luyện tập dưới hình thức trò chơi hoặc thảo luận nhóm thì hiệu quả và việc sửa chữa tối ưu hơn cả. * Ví dụ: Bài tập 3a) - TV3, Tập 1, tr. 87 Thi tìm nhanh, viết đúng: - Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x: * Ví dụ: xào nấu, xanh xao, xanh mượt. Qua mỗi bài tập, giáo viên tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ và kĩ năng cần rèn luyện. - Giáo viên tuyên dương, khen thưởng, động viên kịp thời tạo hứng thú cho các em say mê trong mỗi giờ học chính tả. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : Trong quá trình giảng dạy suốt 23 tuần học, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Học sinh hứng thú trong giờ học chính tả không còn “sợ” học chính tả như trước đây. Số lỗi sai giảm hẳn, tỉ lệ học sinh viết sai chính tả giảm đáng kể. Những em trước kia trên 10 lỗi nay chỉ còn 5, 6 lỗi (Phan Bá Tín, Nguyễn Đình Đông,…), những em viết sai 4, 5 lỗi nay chỉ còn 2, 3 lỗi (Nguyễn Việt Quang, Nguyễn Đinh Bin…), những em sai 2, 3 lỗi nay không còn sai lỗi nào hoặc chỉ mắc 1 lỗi (Trần Văn Khánh, Bùi Trần Lan Hương,…). Bài viết của các em đính kèm ở phụ lục. Kết quả học lực phân môn chính cụ thể qua từng đợt kiểm tra như sau:Thời điểmSố lượngHọc lực phân môn chính tảGIỎI KHÁ TR. BÌNH YẾUSL TL SL TL SL TL SL TLK.sát ĐN 22 4 18,2% 6 27,3% 3 13,6% 9 40,9%Giữa HKI 22 6 27,3% 7 31,8% 4 18,2% 5 22,7%Cuối HKI 22 9 40,9% 8 36,4% 3 13,6% 2 9,1% Từ kết quả học lực của phân môn chính tả dần dần giảm lỗi dẫn đến chất lượng học Tiếng Việt của lớp có tiến bộ rõ rệt qua từng đợt kiểm tra như sau:Thời điểmSố lượngHọc lực môn Tiếng ViệtGIỎI KHÁ TR. BÌNH YẾUSL TL SL TL SL TL SL TLK.sát ĐN 22 3 13,6% 8 36,4% 6 27,3% 5 22,7%Giữa HKI 22 5 22,7% 9 40,9% 5 22,7% 3 13,6%Cuối HKI 22 7 31,8% 11 50% 3 13,6% 1 4,6% Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp Ba, tôi cũng đã áp dụng một số biện pháp này vào các giờ học chính tả cụ thể như: năm học 2010 – 2011, chất lượng học phân môn Chính tả đạt kết quả cao (qua đợt khảo sát CSTĐ của Phòng giáo dục dự giờ tiết chính tả, lớp tôi đạt 20/25 học sinh có 0 - 1 lỗi, 3/25 học sinh có 2 - 3 lỗi, 2/25 học sinh mắc 4 lỗi không có học sinh yếu về chính tả. Chính nhờ viết chính tả đúng và đẹp nên lớp tôi 5 năm liền có học sinh đạt giải “Hội thi vở sạch – chữ đẹp” cấp huyện.VII. KẾT LUẬN:1. Những bài học kinh nghiệm:- Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiêng Việt.- Để việc dạy học chính tả đạt hiệu quả ngay từ khi các em mới bắt đầu làm quen với Tiếng Việt, giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các qui tắc chính tả, qui tắc kết hợp từ, qui tắc ghi âm chữ quốc ngữ và cung cấp cho các em một số mẹo luật chính tả,…- Để dạy tốt người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tham khảo ở sách, báo và kinh nghiệm của anh chị đồng nghiệp; tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ tay nghề, cần phải có kiến thức về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học, tra “từ điển” các từ có liên quan đến chính tả. -Nắm vững phương pháp đặc trưng của phân môn Chính tả, kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy sao cho sát hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình. - Phải dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng và động viên học sinh kịp thời. Hạn chế không nên trách phạt, chê các em trước lớp làm cho các em có mặc cảm và bạn bè có ấn tượng không tốt về các em. Bên cạnh đó giáo viên còn phải khích lệ, động viên học sinh phải kiên trì, chăm chỉ rèn luyện mới đạt được kết quả tốt. 2. Kết luận: Trên đây là một số biện pháp mà tôi vận dụng trong quá trình giảng dạy thực tế của lớp mình. Tuy kết quả bước đầu chưa cao, nhưng với sự nhiệt tình và nổ lực của bản thân truyền đạt cho học sinh, với những kinh nghiệm nho nhỏ này, tôi hy vọng trong thời gian cuối HKII, học sinh lớp tôi sẽ có tiến triển tốt về viết đúng chính tả và hành trang cho các em một số vốn từ chính tả làm nền tảng cho năm học tới (2012 -2013). VIII. NHỮNG KIẾN NGHỊ: 1. Đối với phụ huynh học sinh: - Sắm một cuốn vở chính tả riêng (không dùng chung với vở Tập làm văn hoặc vở Luyện từ và câu). - Sắm một cuốn sổ tay chính tả (dùng viết những từ khó có trong bài Tập đọc và bài Chính tả). - Sắm đầy đủ dụng cụ học chính tả như: bút chì (chấm bài cho bạn), bảng con, phấn, giẻ lau bảng (viết từ khó trước khi viết chính tả). - Nhắc nhở các em tự học ở nhà, đọc trước các bài Tập đọc và luyện viết các từ khó có trong bài Tập đọc hoặc trong bài Chính tả. - Rèn cho các em thói quen nói từ đúng, câu hay khi giao tiếp trong gia đình. 2. Đối với nhà trường: - Ban giám hiệu chỉ đạo cho Cán bộ thư viện mua sắm đầy đủ sách tham khảo, tài liệu, từ điển (Chính tả) Tiếng Việt để giáo viên mượn và sử dụng trong giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng. - Hiệu phó chuyên môn mở chuyên đề phân môn chính tả tại trường thường xuyên để giáo viên giảng dạy, học tập rút kinh nghiệm. 3. Đối với Phòng giáo dục: - Bộ phận chuyên môn mở chuyên đề dạy phân môn Chính tả để Phó hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn phổ biến rộng rãi đến giáo viên giảng dạy được tốt hơn. - Có thể tổ chức thao giảng chính tả theo cụm để giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm. * Rất mong sự đóng góp chân thành của tất cả anh chị em trong Hội đồng sáng kiến khoa học các cấp để bài viêt của tôi được hoàn hảo hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! IX. PHỤ LỤC: MỘT SỐ BÀI KIỂM TRA CỦA HỌC SINH :

File đính kèm:

  • docSKKN SOA.doc