I. Mục tiêu: Giúp cho học sinh.
- Luyện tính cộng các số có 3 chữ số( không nhớ).Cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Ôn tập về chu vi hình tam giác và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ BT 3
36 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2C Tuần 31, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a cho sữa, ngựa: kéo xe; chó giữ nhà....
* Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu: Khi đi chơi vườn thú, em thấy một số bạn nhỏ dùng gậy chọc hoặc ném đá vào thú trong chuồng. Em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây:
- Cho HS thảo luận nhóm 6.
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-HS nghe
a. Mặc các bạn, không quan tâm.
b. Đứng xem, hùa vào trò nghịch của các bạn.
c. Khuyên ngăn các bạn.
d. Mách người lớn.
- HS thảo luận nhóm6.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
*GV kết luận: Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.
c. Hoạt động 2: Chơi đóng vai.
* Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống: An và Huy là đôi bạn thân. Chiều tan học về Huy rủ:
+ An ơi, trên cây kia có một tổ chim. Chúng mình trèo lên bắt chim non về chơi đi.
An cần ứng xử như thế nào trong tình huống đó?
- Cho HS thảo luận nhóm và đóng vai
- Gọi đại diện nhóm HS lên đóng vai.
- Lớp và Gv nhận xét.Tuyên dương
* GV kết luận:
d. Hoạt động 3: Tự liên hệ.
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu: “ Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể?”
- GV kết luận: Khen những em đã biết bảo vệ loài vật có ích và nhắc nhở những em trong lớp học tập các bạn.
* Kết luận chung:
- HS nghe
* Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích.
- HS nghe
- HS thảo luận nhóm 6 để tìm cách ứng xử phù hợp và phân công đóng vai.
- Các nhóm HS lên đóng vai.
- Trong tình huống đó, An cần khuyên ngăn bạn không nên trèo cây, phá tổ chim vì:
+ Nguy hiểm, dễ bị ngã, có thể bị thương.
+ Chim non sống xa mẹ, dễ bị chết.
* Mục tiêu: HS biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích.
- HS tự liên hệ,nối tiếp trả lời
* Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người. Vì thế cần phải bảo vệ loài vật có ích để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành.
3. Củng cố:
- GV cho HS đọc CN + ĐT câu ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
Loài vật có ích quanh ta
Em luôn bảo vệ mới là trò ngoan
4. Dặn dò: Các em cần ghi nhớ và thực hiện tốt những điều vừa học: Bảo vệ loài vật có ích.
_______________________________________
Thủ công(Tiết 31)
Làm con bướm (Tiết1)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách làm con bướm bằng giấy.
- Làm được con bướm.
- Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho HS.
II. GV chuẩn bị:
- Con bướm mẫu gấp bằng giấy.
- Qui trình làm con bướm bằng giấy có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.
- Hai tờ giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ, sợi dây đồng nhỏ dài khoảng 15 cm, sợi chỉ.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra một số vòng đeo tay của những em ở tiết trước chưa xong, nhận xét trước lớp.
- 1 số HS đeo vòng vào tay
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài ghi đầu bài:
b. GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu con bướm mẫu gấp bằng giấy và đặt câu hỏi:
H: Con bướm được làm bằng gì?
H: Con buớm có những bộ phận nào?
- GV gỡ hai cánh bướm trở về tờ giấy hình vuông cho HS nhận xét về cách gấp
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- Con bướm được làm bằng giấy màu
- Cánh, thân, râu
- Các nếp gấp cách đều
c. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
* Bước 1: Cắt giấy.
- Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô.
- Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô.
- Cắt 1 nan giấy hình chữ nhật khác màu dài 12 ô, rộng gần nửa ô để làm râu bướm.
* Bước 2: Gấp cánh bướm.
- Tạo các đường nếp gấp.
+ Gấp đôi tờ giấy hình vuông 14 ô theo đuờng dấu gấp ở hình 2, 3, 4 sao cho các nếp gấp cách đều ta được hình 5 ( miết kĩ các nếp gấp)
- Mở hình 5 cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu, Gấp các nếp gấp cách đều theo các đường dấu gấp cho đến khi hết tờ giấy, sau đó gấp đôi lại để lấy dấu giữa (H.6) ta được đôi cánh bướm thứ nhất.
- Gấp tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô giống như đã gấp tờ giấy hình vuông cạnh 14 ô, ta được đôi cánh bướm thứ hai.
* Bước 3: Buộc thân bướm.
- Dùng chỉ buộc chặt hai đôi cánh ở nếp gấp dấu giữa sao cho hai cánh bướm mở theo hai hướng ngược nhau(H.8) ( Sau khi buộc mở rộng các nếp gấp của cánh bướm cho đẹp)
* Bước 4: Làm râu bướm:
- Gấp đôi nan giấy làm râu bướm, mặt kẻ ô ra ngoài, dùng thân bút chì hoặc mũi kéo vuốt cong mặt kẻ ô của hai đầu nan râu bướm.
- Dán râu bướm vào thân bướm ta được con bướm hoàn chỉnh. ( H.9)
- GV gợi ý: có thể lấy sợi dây đồng dài 15 cm buộc qua thân bướm một vòng sau đó quấn một vòng tròn ở mỗi đầu sợi dây đồng làm râu bướm.
- GV cho HS cắt giấy và tập gấp cánh bướm: theo nhóm 4.
- GV cho các nhóm thi đua. Chọn 1số nhóm nhanh và đẹp cho lớp nhận xét rút kinh nghiệm.
3. Củng cố , dặn dò:
H: Để làm hoàn chỉnh con bướm ta cần làm qua mấy bước?
- Nêu các bước làm con bướm?
- HS quan sát
- HS cắt giấy và tập gấp cánh bướm: theo nhóm 4.
- HS trưng bày theo nhóm
-Để làm hoàn chỉnh con bướm ta cần làm 4 bước
- 2 HS nêu
- GV tổng kết tiết học. Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò: Các em về nhà xem lại bài và chuẩn bị giấy màu, kéo, hồ dán, chỉ... để giờ sau thực hành.
______________________________________
Toán(Tiết 155) Ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp cho học sinh:
- Ôn luyện kỹ năng tính cộng các số có 3 chữ số ( không nhớ).
- Ôn luyện kỹ năng tính trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ). Luyện tính cộng, trừ các số có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết sắp xếp các số có 3 chữ chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Ôn tập về giải toán.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ BT3
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào bảng con.
- HS và GV nhận xét.
Đặt tính rồi tính:
235 + 104 456 - 41
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài ghi đầu bài: Ôn tập
*Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Cho học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh nối tiếp nhau nêu cách tính và kết quả từng phép tính.
- Học sinh khác nhận xét
– Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- 2em nêu yêu cầu BT.
*Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Học sinh làm bài vào bảng con.
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên và lớp nhận xét, chốt bài.
- Một số học sinh nêu cách đặt tính và tính.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
*Bài 3
H: Bài tập yêu cầu gì?
- Học sinh làm vở toán.
- 2 học sinh lên bảng thi xếp.
- GV và lớp nhận xét, tuyên dương
-Viết các số theo tứ tự từ lớn đến bé.
Xếp:, 512, 251, 200, 152,102
*Bài 4.
- 2 học sinh đọc đề, nêu tóm tắt,GV ghi bảng
- 1 học sinh làm bảng lớp, dưới lớp giải vào vở.
- Giáo viên và lớp nhâïn xét, chốt bài.
Tóm tắt
Cây bưởi: 124 cây
Cây cam : nhiều hơn cây bưởi: 35 cây
Cây cam … cây?
Bài giải
Số cây cam trong vườn có là:
124 + 35 = 159(cây).
Đáp số: 159 cây cam.
H: Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Bài toán về nhiều hơn
3. Củng cố - dặn dò.
H: Giờ toán hôm nay chúng ta ôn tập những nội dung gì?
-HS trả lời
- Giáo viên hệ thống bài.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài. Ôn tập (tiếp theo)
Rút kinh nghiệm giờ dạy
Sinh hoạt (Tiết: 31)
Sơ kết tuần 31
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết được ưu nhược điểm của mình của bạn trong tuần.
- Giáo dục ý thức tự giác nhận lỗi và sửa lỗi.
- Học sinh thực hiện tốt các nề nếp qui định, nắm được phương hướng hoạt động của tuần 32.
II. Các hoạt động dạy – học.
1. Hoạt động tập thể: Sinh hoạt Sao
* Hướng dẫn tìm hiểu bài
H: Trong dịp hè các em sẽ làm gì?
- HS thi đua trình bày
- GV giới thiệu 1số hoạt động trong dịp hè
- Chơi những trò chơi lành mạnh ưa thích.
- Đi du lịch, đi thăm người thân.
- Cùng với các anh chị thiếu nhi tham gia sinh hoạt tập thể ở xã, huyện mình tổ chức.
- Ngoài việc vui chơi, chúng ta không nên quên việc học, cần có kế hoạch học tập và vui chơi hợp lí.
2. Sơ kết tuần 31
- Từng tổ sinh hoạt xếp thi đua các thành viên trong tổ
- Các tổ trưởng nhận xét trong tổ.
- Lớp trưởng nhận xét theo dõi các hoạt động học tập, thể dục, sinh hoạt, xếp hàng ra vào lớp, ra về, nề nếp ăn ngủ buổi trưa của học sinh.
- Ý kiến cá nhân.
- Giáo viên nhận xét chung
a. Ưu điểm: Nhìn chung cả lớp thực hiện tương đối tốt mọi nề nếp qui định như đi học chuyên cần, đúng giờ, vệ sinh cá nhân, trường lớp tương đối sạch sẽ...Học tập tương đối nghiêm túc.
b. Hạn chế:
- Một số em ý thức học tập chưa tốt: ……………………………………………………………………………………..
- Một số em đi học thường quên sách vở: …………………………………………………………………………….
* Tuyên dương một số em thực hiện tốt các nội quy, nề nếp học tập sinh hoạt như: …………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Phê bình: ………………………………………………………………………………………………………………………….
3. Kế hoạch tuần 32.
- Học tập nghiêm túc chương trình tuần 32.
- Vừa học vừa tăng cường ôn tập 2 môn Tiếng Việt + Toán.
- Tham gia phụ đạo HS yếu đầy đủ
- Thực hiện nghiêm túc các nề nếp quy định.
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Thực hiện tốt ATGT và ANHĐ
File đính kèm:
- tuan 31(1).doc