A.Mục tiêu:
-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng,đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó dễ lẫn.
Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.Phân biệt được lời của các nhân vật.
-Hiểu nghĩa các từ mới: hài lòng, thơ dại,nhân hậu.
-Hiểu nội dung của bài: Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ông rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu.
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 29 - Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢ ĐÀO.
A.Mục tiêu:
- Biết tóm tắt nội dung của từng đoạn truyện bằng 1 câu, hoặc một cụm từ theo mẫu.Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên. Biết kể chuyện bằng lời của mình, phân biệt được giọng của các nhân vật.
- Phối hợp với bạn để dựng lại câu chuyện theo vai.
- Biết nhận xét,đánh giá lời bạn kể. Kể tiếp được lời kể của bạn.
B - Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa.
- Hình thức : HĐ lớp, cá nhân , nhóm
C.Các hoạt động:
HĐ1.KT bài cũ.
-Yêu cầu học sinh kể lại chuyện Kho báu.
-Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2. Bài mới
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn học sinh kể .
? Hãy nêu nội dung của từng đoạn.
+Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý
- Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ cho các em tập kể lại truyện. theo hình thức nối tiếp.
+Tổ chức cho các nhóm thi kể.
-Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt.
*Kể lại toàn bộ nội dung truyện.
-Hướng dẫn học sinh kể theo vai.
Gọi 1 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét, ghi điểm.
HĐ3 : Củng cố - Dặn dò
- Về nhà kể lại cho cả nhà cùng nghe.
-3 em.
-Nhận xét.
HĐ lớp, cá nhân , nhóm
-Đọc yêu cầu.Nêu nội dung của từng đoạn.
Đ1. Chia đào.
Đ2.Chuyện của Xuân.
Đ3.Chuyện cử Vân.
-Kể chuyện theo nhóm.
-Thi kể giữa các nhóm.
-Nhận xét, bổ sung.
-Học sinh tự phân vai để kể.
-Luyện kể chuyện trong nhóm.
-Kể trước lớp.
-Nhận xét, bổ sung.
Thứ 6 ngày 1 tháng 4 năm 2011
Toán: MÉT.
A.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Biết được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài mét ( m ). Làm quen với thước mét. Hiểu được mối liên quan giữ mét (m) với đêximet (dm), với xăng-ti-met ( cm ).
- Thực hiện các phép tính cộng trừ với đơn vị đo độ dài mét.
- Bước đầu tập đo độ dài và tập ước lượng độ dài theo đơn vị mét.
B - Chuẩn bị :
- Thước mét, phấn màu.
- Hình thức : HĐ lớp, cá nhân , nhóm
C.Các hoạt động:
HĐ1: KT bài cũ.
-Chữa bài tập 3 SGK (Trang 149 ).
-Hãy kể tên các đơn vị đo độ dài đã học -Nhận xét, ghi điểm
HĐ2: Bài mới
*Giới thiệu đơn vị đo độ dài.(m)
-GV GT trực quan thước mét .
-Vẽ đoạn thẳng 1m,nối 2 từ 0 đến 100. -Độ dài đoạn thẳng này là 1m.
-Mét là đơn vị đo độ dài.Và được viết tắt là(m).
? Đoạn thẳng vừa vẽ dài mấy dm.
1m = 10 dm.
?1 mét dài bằng bao nhiêu xăng-ti-mét. GV viết bảng: 1m = 100cm.
HĐ3. Luyện tập thực hành.
Bài 1.-GV HD và chốt bài đúng.
Bài 2. Tính.
-Lưu ý cách thực hiện, ghi kèm tên đơn vị vào phía bên phải kết quả.
-GV chốt bài đúng.
Bài 3.Bài toán.
Bài 4.Viết cm hoặc mét vào chỗ chấm thích hợp.
-GV chốt bài đúng
*Chấm bài, nhận xét.
HĐ3: Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét tiết học dặn dò bài sau
-2 em lên bảng.
-Nhận xét, bổ sung.
HĐ lớp, cá nhân , nhóm
-Quan sát.
-Quan sát nhận biết.
..10 dm.
-Học sinh quan sát ở thước.
*Học sinh nhắc lại: 1m = 10 dm
1m = 100cm
...được tính từ vạch số 0 đến vạch số 100
HĐ lớp, cá nhân , nhóm
-HS mở SGK ( T 150 )
-Nhẩm tính đọc kết quả tiếp nối.( TB-Y)
-Nhận xét, bổ sung.
-Đọc yêu cầu.Nêu cách tính.Nhận xét.
HS làm bài vào vở.
-Đọc kết quả bài làm.
-Nhận xét, bổ sung.
-Đọc yêu cầu bài toán, phân tích bài toán
-HS làm vào vở.
-Đọc bài làm.
-Nhận xét, so sánh.
-Đọc yêu cầu tự làm bài.
-HS làm bài miệng.
-Đọc kết quả bài làm.(Giỏi)
-Nhận xét, bổ sung.
Tập làm văn: ĐÁP LỜI CHIA VUI,...
A.Mục tiêu:
- Biết đáp lại lời chia vui của người khác bằng lời của mình.
- Biết nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi về chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.
- Biết nghe và nhận xét lời đáp, nhận xét câu trả lời của bạn.
B - Chuẩn bị :
Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
- Hình thức : HĐ lớp, cá nhân , nhóm
C.Các hoạt động:
HĐ1: KT bài cũ.
-Gọi HS đọc bài viết của bài tập 3 tuần 28.
-Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: Bài mới.
*Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1. Làm miệng.
-Nêu yêu cầu.
-Gọi 2 HS lên làm mẫu.
? Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật em, bạn em có thể nói như thế nào.
? Em sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn ra sao.
Bài 2.
GV yêu cầu HS đọc đề bài để HS nắm được yêu cầu của bài, sau đó kể chuyện 3 lần.
? Vì sao cây hoa biết ơn ông lão.
? Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào.
? Về sau, cây hoa xin Trời điều gì.
-Nhận xét, tuyên dương.
HĐ3: Củng cố - Dặn dò.
-Nhận xét tiết học dặn dò bài sau.
-3 em.
HĐ lớp, cá nhân , nhóm
-HS mở vở bài tập
-2 em.
-2 HS thực hành trước lớp.
-HS phát biểu về cách nói khác nhau.
…Mình cảm ơn bạn nhiều/ Tớ rất thích những bông hoa này, cảm ơn bạn nhiều lắm.
-HS thực hành đóng vai các tình huống còn lại.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS chú ý lắng nghe.
…vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó.
…nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông lão.
…đổi vẻ đẹp thành hương thơm vào ban đêm để ông lão có thời gian thưởng thức.
-HS thực hành theo cặp trước lớp.
-Nhận xét, bổ sung.
Tập viết: CHỮ HOA A ( Kiểu 2 ).
A.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết đúng chữ hoa A ( kiểu 2 ) cỡ vừa và nhỏ đúng quy định.
- Viết câu ứng dụng : Ao liền ruộng
- Viết đúng mẫu chữ, đúng kiểu chữ , nối chữ đúng quy định,
khoảng cách giữa các chữ.
- Viết đẹp, trình bày sạch sẽ.
B - Chuẩn bị :
- Mẫu chữ A hoa(kiểu 2)
- Hình thức : HĐ lớp, cá nhân , nhóm
C.Các hoạt động:
HĐ1: KT bài cũ.
-Yêu cầu học sinh viết chữ Y.
-Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: Bài mới
*Hướng dẫn tập viết.
-Trực quan chữ A hoa ( kiểu 2 ).
? Chữ A hoa cao mấy li, rộng mấy li.
? Chữ A hoa gồm mấy nét? Là những nét nào.
-GV Viết mẫu.A
*Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
Ao liền ruộng cả.
*GV đó là sự giàu có ở vùng thôn quê.
? Cụm từ Ao liền ruộng cả có mấy chữ, là những chữ nào?
-Viết mẫu chữ Ao.
-Hướng dẫn viết vở.
-Theo dõi HS viết bài.
*Chấm bài, nhận xét
HĐ3: Nhận xét tiết học- dặn dò.
Về nhà luyện viết trang sau của bài.
-1 em lên bảng cả lớp viết bảng con.
-Nhận xét, bổ sung
HĐ lớp, cá nhân , nhóm
-Quan sát nhận xét độ cao các nét
…5 li, rộng 5 li.
…2 nét là nét cong kín và nét móc ngược phải.
-HS quan sát.
-Viết chữ A hoa vào không trung.
-Nhận xét, bổ sung.
-2 em đọc lại.
-Hiểu nghĩa cụm từ đó.
…4 chữ là Ao, liền, ruộng, cả.
-Nhận xét độ cao,khoảng cách các con chữ trong cụm từ.
-Viết vào bảng con.
-Nhận xét.
-Cả lớp viết bài vào vở theo lệnh của cô.
-Thu vở.
Chiều
THToán: LUYỆN ÔN.
A.Mục tiêu:
- Củng cố thêm cho HS về số có 3 chữ số, cách so sánh số có 3 chữ số, thứ tự của các số trên tia số.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài cho HS ở vở bài tập.
B - Chuẩn bị :
C.Các hoạt động:
HĐ1: *Giới thiệu bài.
HĐ2: *Luyện làm bài tập
Bài 1. Nêu yêu cầu.
? Bài tập yêu cầu gì.
-GV chốt bài đúng.
Bài 2. Hướng dẫn tương tự bài 1.
GV bao quát chung cả lớp.
Bài 3. Điền dấu ( > , < , = )
GV bao quát chung cả lớp.
-GV chốt bài đúng.
Bài 4. Nêu yêu cầu.
-GV chốt bài đúng:
HĐ3: Chấm bài, nhận xét
HĐ4: Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét tiết học dặn dò bài sau.
HĐ lớp, cá nhân , nhóm
-Mở vở bài tập (Trang 63 )
-2 em.
…viết theo mẫu.(Y)
-HS làm bài vào vở.
-Đọc kết quả bài làm.(TB)
-Nhận xét, so sánh.
-HS làm bài.
-Đổi vở KT kết quả lẫn nhau.
-Báo cáo kết quả cho cô giáo.
-HS thực hành làm bài.
-2 em.
-2 em lên bảng ( Khá)
lớp làm bài vào vở.
-Nhận xét, so sánh.
( Giỏi)
Bồi dưỡng phụ đạo: TẬP LÀM VĂN.
A.Mục tiêu: - Củng cố và hệ thống hoá cho HS về kỹ năng đáp lời chia vui trong mọi tình huống giao tiếp.
- Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi khi quan sát quả cam.
Đối với HS trung bình: Biết đáp lại lời chia vui một cách thông thường, và trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu.
Đối với HS khá, giỏi: Thực hiện các yêu cầu trên với mức độ cao hơn.
B - Chuẩn bị : 4 quả cam.
- Hình thức : HĐ lớp, cá nhân , nhóm
C.Các hoạt động:
HĐ1. KT bài cũ
-Nhắc lại nội dung bài đã học trong tuần.
HĐ2. * Giới thiệu bài.
*Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1. Đáp lại lời chia vui trong các tình huống sau.
Bạn em đạt giải A trong hội thi kể chuyện về Bác Hồ.
Gọi 2 em lên làm mẫu.
-Yêu cầu HS nhắc lại lời của HS2, sau đó nghĩ để tìm cách nói khác.
-Nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 2. Trả lời câu hỏi.
-GV cho HS xem quả cam.
-Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3. ( Nâng cao).
Viết một đoạn văn ngắn nói về quả cam.
-Tuyên dương những em viết bài tốt.
HĐ3 : Củng cố - Dặn dò.
-Nhận xét tiết học dặn dò bài sau.
-1 em.
HĐ lớp, cá nhân , nhóm
HS1: Chúc mừng bạn đã đạt giải cao trong hội thi.
HS2: Cảm ơn bạn rất nhiều.
HS phát biểu ý kiến về cách nói khác. VD: Các bạn quan tâm đến tớ nhiều quá. Tớ cảm ơn các bạn nhiều lắm. Nhận xét, bổ sung.
-Quan sát.
-HS hoạt động theo cặp hỏi - đáp trước lớp VD:
HS1: Quả cam hình gì?
HS2: Quả cam có hình tròn.
HS1: Quả to bằng chừng nào?
HS2: Quả to bằng nắm tay.
HS1: Quả cam có màu gì?
HS2: Quả cam có màu vàng.
HS1: Cam có mùi vị như thế nào?
HS2: Cam có mùi thơm, vị ngọt.
3 - 5 HS nói liền mạch về quả cam.
Nhận xét, bổ sung.
-HS thực hành viết bài.
-Đọc bài làm.
-Nhận xét, khen ngợi
Sinh hoạt: NHẬN XÉT TUẦN.
I.Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm của cá nhân và lớp trong tuần để từ đó tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại
- Vạch kế hoạch cho tuần sau.
II.Tiến hành:
- GV nhận xét hoạt động của tuần qua.
- Học tập, chuyên cần,vệ sinh, ý thức chấp hành kỉ luật.
-Tuyên dương những điển hình tốt trong tuần.
- Phương hướng tuần sau:
-Thi đua học tập tốt dành nhiều bông hoa điểm tốt CHÀO MỪNG NGÀY 30- 4.
Cụ thể:
- Xây dựng tác phong quân sự hóa trong trường học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
- Trong giờ học hăng say phát biểu xây dựng bài, có nhiều ý kiến hay.
- Quan tâm đến khâu giữ vệ sinh cá nhân, tập thể, vệ sinh trường lớp.
- Luôn có ý thức “ rèn chữ, giữ vở”.
- Hoạt động tập thể sôi nổi đặc biệt là sinh hoạt sao.
- Thực hiện tốt An toàn giao thông.
+ Bình bầu cá nhân xuất sắc đề nghị tuyên dương, khen ngợi dưới cờ.
Kí duyệt
Tổ trưởng:
File đính kèm:
- giaoanlop2jdhfiahisfdagadghh (29).doc