- H/S biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng số bị trừ là số có hai chữ số, số trừ là số có một chữ số.
- Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng.
- Rèn kĩ năng trừ có nhớ và tìm thành phần chưa biết trong một phép tính.
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập cho bài 3.
C. Các hoạt động dạy học:
I . Ổn định tổ chức:
24 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 14 - môn Toán: Tiết 64 : 55 - 8 ; 56 -7 ; 37- 8 ; 68-9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. KTBC :
1 ,2 HS lên bảng đọc bảng trừ .
III. Dạy bài mới :
1. G th b .
2. HS làm bài tập :
Bài 1: Củng cố về bảng trừ.
- Yêu cầu HS đọc cá nhân bảng trừ trên.
Bài 2: Củng cố về cách đặt tính và tính.
- GV cho HS làm bảng con .
- Rèn kĩ năng đăt tính và làm tính .
- HS nêu thành phần trong phép tính .
Bài 3 : Củng cố về cách tìm số hạng và số bị trừ.
- GV cho HS nêu cách tìm số hạng chưa biết và tìm số bị trừ .
- HS làm bài vào vở .
- Y/c HS kiểm tra chéo bài .
Bài 4 : Củng cố về giải toán có lời văn .
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài .
IV. Củng cố, dặn dò.
- Cả lớp đọc lại bảng trừ 1 lượt .
- Nhận xét đánh giá giờ học .
...................................................
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm tuần 14.
I. Nhận xét tuần qua:
- Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia các hoạt động ra vào lớp đúng quy định.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: Cẩm Ly, Huệ, Trung Hiếu
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, đi học đúng giờ, chuẩn bị sách vở chu đáo, làm bài tập đầy đủ: Cẩm Ly, Huệ, Trung Hiếu
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Giang, Khánh, Tuấn
- Còn có bạn chưa học bài ở nhà, và chưa chuẩn bị bài chu đáo
trước khi đến lớp nên kết quả học tập chưa cao:Uyên, Thao
II. Phương hướng tuần tới:
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 20/11.
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.
- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp.
- Thực hiện mặc đồng phục đúng quy định.
- Rèn toán cho em : Lâm, Uyên
- Rèn chữ viết cho em : Thao, Tuấn, Giang
III. HS sinh hoạt văn nghệ:
...............................................................................................................................
Tuần 14
Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2007
Luyện tập viết
Chữ hoa L
A. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết chữ hoa L theo cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng: Lá lành đùm lá rách.
B. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC: HS viết bảng con chữ hoa L thoe cỡ nhỏ.
III. Bài mới:
1. G th b.
2. HD viết chữ hoa L theo cỡ nhỏ:
- GV cho HS nhắc lại cách viết chữ hoa L .
- GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nêu lại cách viết(lưu ý cho HS điểm đặt bút và điểm kết thúc bút).
- HS viết bảng con chữ hoa L theo cỡ nhỏ.
3. HD viết câu từ ứng dụng :
- HS đọc câu ứng dụng , giải nghĩa câu ứng dụng.
- HS nhận xét về độ cao các con chữ.
- HS viết bảng con chữ : Lá.
4. HS viết vở tập viết.
5. Chấm chữa bài.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
...................................................
Luyện toán
Ôn bài tiết 66
A. Mục tiêu:
- Luyện đặt tính, tính dạng:55-8 ; 56-7 ; 37-8 ; 68-9 .
- Rèn kĩ năng tính nhẩm và giải toán có lời văn.
B. Hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC:
- Gọi 3 H/S lên bảng thực hiện các phép tính sau: 75-28; 66- 27; 77-18.Lớp làm vào bảng con. Nhận xét cho điểm bạn trên bảng
III. Bài mới:
1. G th b.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
*Bài 1:Tính ( có đặt tính )
82-28 7+55 93 -68 71-4
93-25 87-36 18+33 86- 69
- Y/C H/S nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính/s
*Bài 2: Tính nhẩm
16-6-3= 17-7-1= 13-3-4=
16-9 = 17-8 = 13-7 =
-Y/c H/S nêu cách tính nhẩm sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả.
*Bài 3: Một bao đậu phộng cân nặng 50 kg. Một bao đậu xanh nhẹ hơn một bao đậu phộng 14 kg. Hỏi một bao đậu xanh nặng bao nhiêu kg?
- Y/C H/S đọc đề, phân tích đề, nêu dạng toán, 1H/S lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
*Bài 4: Nam thấp hơn Việt, Hùng cao hơn Dũng, Việt thấp hơn Dũng. Em hãy sắp xếp tên bốn bạn theo thứ tự từ thấp đến cao.
- Y/C H/S thảo luận theo nhóm, sau đó cử đại diện nhóm báo cáo.
IV. Củng cố, dặn dò:
- G/V nhận xét tiết học.
-1 H/S lên bảng đặt tính và tính cả lớp làm bài vào vở.
- H/S nhận xét bài bạn làm.
- Nhiều H/S nêu cách tính nhẩm sau đó nối tiếp nhau nêu phép tính và kết quả của phép tính
-VD: 16-6=10; 10-3=7
-1H/S đọc đề toán, phân tích đề, nêu dạng toán.
- 1H/S lên bảng tóm tắt và giải. Lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Bao đậu xanh nặng số ki- lô- gam là:
50-14= 36( kg )
Đ/S: 36 kg
- H/S thảo luận theo nhóm, 1 nhóm cử 1H/S báo cáo các H/S khác nghe và nhận xét bạn.
- Thứ tự: Hùng, Dũng, Việt, Nam.
Luyện tập làm văn
Kể về gia đình
A. mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng nghe và nói:
+ Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý.
+ Biết nghe kể để nhận xét, góp ý.
- Rèn kĩ năng viết.
B. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC:
- KT bài về nhà của HS.
III. bài mới:
1. G th b.
2. HD học sinh luyện tập:
Bài 1:
- HS đọc lại gợi ý trong SGK.
- GV cho HS thảo luận nhóm theo từng gợi ý SGK.
- Lần lượt từng HS lên bảng nêu miệng nội dung bài tập 1.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2:
- GV cho HS thực hành viết.
- GV nhắc nhở HS về cách sử dụng dấu câu trong bài viết, viết bài đúng trọng tâm.
- Nhiều HS đọc bài trước lớp.Cả lớp nghe, nhận xét và góp ý.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
....................................................................................................................................
Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2007
Luyện:Tập đọc
Nhắn tin
A. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng đọc đúng và đọc hay
- H/S hiểu nội dung 2 tin nhắn trong bài. Hiểu cách viết một tin nhắn (ngắn gọn đủ ý).
- Ngắt hơi đúng giữa các dấu câu và các cụm từ.
B. Các hoạt động dạy học:
I .ổn định tổ chức .
II. KTBC: 2 HS lên bảng đọc hai mẩu nhắn tin và trả lời câu hỏi trong SGK.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
2.1 G/V đọc mẫu bài, lớp đọc thầm.
2.2 GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a. H/S đọc nối tiếp từng câu trong từng mẩu tin nhắn.
- Chú ý các từ: nhắn tin, Linh, lồng bàn, bộ que chuyền.
b. Đọc từng mẩu nhắn tin trước lớp.
* Chú ý luyện ngắt giọng 2 câu dài trong 2 tin nhắn:
+Em nhớ quét nhà/ học thuộc 2 hai khổ thơ/ và làm ba bài tập toán/ chị đã đánh dấu.
+ Mai đi học, bạn nhớ mang quyển bài hát/ cho tớ mượn nhé.//
c. Đọc từng mẩu tin nhắn trong nhóm .
d. Thi đọc giữa các nhóm .
3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu H/S đọc bài.
- Những ai nhắn tin cho Linh? Nhắn tin bằng cách nào?
-Vì sao chị Nga phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy?
-Chị Nga nhắn tin Linh những gì?
-Hà nhắn tin những gì?
- Y/c H/S đọc bài tập 5.
- Bài tập y/c em làm gì?
- Vì sao em phải viết tin nhắn?
- Nội dung tin nhắn là gì?
- Y/c H/S thực hành viết tin nhắn. Sau đó gọi 1 số em đọc. Nhận xét, khen gợi những H/S viết ngắn gọn, đủ ý.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Tin nhắn dùng để làm gì?
- H/S về nhà viết lại tin nhắn ngắn gọn, đủ ý.
- Nhận xét tiết học.
- Chị Nga và bạn Hà nhắn tin cho Linh. Nhắn bằng cách viết lời nhắn vào một toè giấy.
- Vì chị Nga đi Linh chưa dậy. Còn lúc Hà đến nhà thì Linh không có nhà.
- Quà sáng chị để trong lồng bàn và dặn linh các công việc cần làm.
- Hà đến chơimượn quyển bài hát
- Đọc bài: Viết tin nhắn
- Vì bố mẹ đi làm, chị đi chợ chưa về.
- Em sắp đi học.
- Nội dung tin nhắn là: Em cho cô Phúc mượn xe đạp.
Luyện chính tả
Nhắn tin
A. Mục tiêu:
- H/S nhìn viết 2 bản nhắn tin. Biết viết tin nhắn.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
B. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC:
- H/S viết bảng từ trái nghĩa với từ “ nóng”
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả:
- G/V đọc 2 bản tin nhắn, y/c1 H/S đọc, cả lớp đọc thầm
- 2 bản nhắn tin là lời nhắn của ai gửi cho ai?
- Khi viết các bản nhắn tin em cần lưu ý điều gì?
- Treo bảng phụ y/c H/S nhìn bảng và viết bài.
- Đọc cho H/S soát lỗi, thu bài chấm nhận xét
c/ Hướng dẫn làm bài tập:
-Y/c H/S luyện viết 1 bản nhắn tin
- Nội dung bản tin nhắn là: Bà đến chơi không có bố mẹ ở nhà. Em sắp đi học, em hãy viết vài dòng nhắn lại cho bố mẹ.
- Y/C H/S sau khi làm bài xong hãy đọc bài mình làm cho cả lớp nghe.
- 1H/S đọc 2 bản tin nhắn, lớp đọc thầm.
- Bản nhắn tin 1 là lời nhắn của chị Nga, bản 2 là lời nhắn của Hà, tất cả đều gửi cho Linh
- Cần viết rõ ràng điều mình cần nhắn
- H/S mở vở viết bài
- Soát lỗi
- Đọc đề, nêu y/c sau đó làm bài và báo cáo trước lớp, H/S khác nhận xét bổ sung
IV. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học
Luyện toán
Ôn tiết 67
A. Mục tiêu:
- Củng cố dạng toán có liên quan đến các phép tính: 65 - 38, 46 - 17, 57 - 28,
78 - 29.
- Củng cố giải toán có lời văn có liên quan đến các phép tính đã học.
B. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC:
- 4 HS lên bảng thực hiện tính: 75 - 24, 56 - 38, 47 - 29, 68 - 49.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD học sinh ôn tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính hiệu :
a. 45và 29 b. 36 và 28 c. 87 và 59
55 và 46 76 và 57 98 và 69
Bài 2: Tìm x:
a. x + 35 = 96 b. x - 45 = 19
37 + x = 75 x - 32 = 38
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Có : 36 kg gạo
Bán : 19 kg gạo
Còn : ...kg gạo?
Bài 4: Đàn gà nhà Lan có 68 con, mẹ đã bán đi 39 con. Hỏi đàn gà nhà Lan còn lại bao nhiêu con?
- GV cho HS lần lượt làm từng bài rồi chữa bài.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
Luyện từ và câu
Ôn : Từ ngữ về tình cảm gia đình
Câu kiểu Ai làm gì?
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS vốn từ về tình cảm gia đình.
- Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
B. Các hoạt động dạy học
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC:
- HS lên bảng tìm 4,5 từ về tình cảm gia đình.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD luyện tập:
Bài 1:
- HS tiếp nối nhau tìm các từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em.
(nhường nhịn , giúp đỡ, chăm sóc, chăm lo, yêu thương,.....).
Bài 2:
- GV cho HS sắp xếp lại các từ trong bài tập SGK để củng cố về mẫu câu Ai làm gì?
- GV cho HS tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? làm gì?
- GV tổ chức cho HS tìm và đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
Bài 3:
- GV phát phiếu học tập có nội dung như bài trong SGK.
- HS làm bài cá nhân.
- Lần lượt từng học sinh nêu đáp án.
- Cả lớp và GV nhân xét.
- GV cho HS hiểu khi nào cần điền dấu chấm, khi nào cần điền dấu chấm hỏi.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
File đính kèm:
- Tuan 14.doc