1. Khởi động (3-5)
- Hát bài : Bầu bí thương nhau
2. Hoạt động 1: Phân tích tranh (6-8)
- Mục tiêu: Nhận biết được một số hành vi cụ thể giúp đỡ người khuyết tật.
- Tiến hành:
+ Yêu cầu HS đọc bài 1 rồi quan sát tranh, thảo luận nhóm về nội dung tranh.
*Kết luận: Cần giúp đỡ bạn khuyết tật để bạn được học tập.
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 28 Trường tiểu học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o cỡ vừa và nhỏ.
2. Biết viết ứng dụng cụm từ “Yêu luỹ tre làng” theo cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Chữ mẫu Y đặt trong khung chữ( như SGK)
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài viết như mẫu vở Tập viết
- Vở viết mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 2- 3’
- Viết 1 chữ hoa X, 1chữ Xuôi cỡ vừa
- Nhận xét:
+ Sửa những nét sai cụ thể.
+ Nêu gương bài viết đẹp để cả lớp học tập.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1- 2'
- ? Theo bảng chữ cái, sau chữ hoa X là chữ hoa nào?
- GV giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn viết chữ hoa: Y ( 3- 5’)
+ Trực quan chữ mẫu( Chữ hoa Y đặt trong khung chữ)
- ? Nhận xét chữ hoa Y cỡ vừa?
- GV chỉ chữ mẫu và nêu cấu tạo chữ hoa Y
à GV hướng dẫn quy trình viết chữ hoa Y( tô chữ mẫu và nêu): Đặt bút trên ĐK5, viết nét móc 2 đầu( giống như nét 1 chữ hoa U), dừng bút giữa dòng li 2. Từ điểm dừng bút của nét 1 đưa bút thẳng lên ĐK6 viết nét khuyết ngược kéo dài xuống ĐK4 phía dưới, dừng bút ở ĐK2 trên được chữ hoa Y
- Giáo viên viết thêm 1 chữ hoa Y cỡ vừa.
- GV tô khan
à Cho học sinh luyện viết chữ hoa Y cỡ vừa
à Nhận xét bảng con(độ cao, độ rộng, cách viết các nét…sửa những lỗi sai học sinh mắc.)
c. Hướng dẫn viết ứng dụng: 5- 7’
- Hướng dẫn viết chữ : Yêu
? Chữ Yêu gồm mấy con chữ? Nhận xét độ cao các con chữ ?
à GV hướng dẫn viết chữ Yêu cỡ vừa( tô chữ mẫu và nêu): Đặt bút ...
- Yêu cầu cả lớp viết bảng con chữ Yêu cỡ vừa
* Hướng dẫn cụm từ: Yêu luỹ tre làng
à GV giải nghĩa cụm từ
- Cách viết cụm từ Yêu luỹ tre làng như thế nào chuyển sang phần viết vở cô sẽ hướng dẫn.
d. Viết vở: 15- 17’’
- Dòng thứ nhất viết thêm mấy chữ hoa Y cỡ vừa?-> Cho HS xem vở mẫu. Lưu ý HS cách viết và viết chữ sau đẹp hơn chữ trước.
à Theo dõi, uốn nắn.
- 2 dòng tiếp theo, mỗi dòng viết thêm mấy chữ hoa Y cỡ nhỏ? Lưu ý độ cao, điểm đặt bút và dừng bút của chữ hoa Y cỡ nhỏ.
à Theo dõi, uốn nắn.
- Dòng chữ Yêu cỡ vừa viết thêm được mấy chữ?-> Cho HS xem vở mẫu. Lưu ý nét nối con chữ Y và con chữ ê
à Theo dõi, uốn nắn.
- Yêu cầu HS viết dòng chữ Yêu cỡ nhỏ tiếp theo( theo chấm) à Theo dõi, uốn nắn.
- Quan sát cụm từ ứng dụng, dựa vào dấu chấm chuẩn viết thêm mấy lần?
- Nhận xét độ cao các con chữ trong cụm từ?
- Nhận xét khoảng cách các chữ và vị trí dấu thanh?
- Độ rộng câu ứng dụng là mấy ô to?
? Chữ nào trong cụm từ có con chữ viết hoa? Vì sao?
à GV hướng dẫn viết cụm từ(Chú ý viết liền nét + vị trí dấu thanh)-> Cho HS xem vở mẫu.
Lưu ý số lần viết cụm từ ứng dụng đến từng đối tượng học sinh trong lớp( HS TB- Yếu có thể hoàn thành phần viết còn lại vào giờ Tự học) à Theo dõi, uốn nắn.
e. Chấm, chữa bài: 4’
- Chấm điểm khoảng 12 - 15 bài.
g. Củng cố dặn dò: 3’
- Nhận xét giờ học - Tuyên dương, nhắc nhở
- Viết bảng con
- Nhận xét
- Chữ hoa Y
+ HS quan sát. Y
- HS nhận xét về độ cao, độ rộng, các nét của chữ hoa Y cỡ vừa
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS tô khan theo
à HS viết bảng con 1 dòng chữ hoa Y
- HS nhận xét bài viết của bạn
- Đọc từ ứng dụng: Yêu
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS viết bảng con chữ Yêu
+ HS đọc cụm từ
- HS mở vở ngồi đúng tư thế.
- HS đọc nội dung bài viết
- 4 chữ
- HS viết dòng 1 theo hiệu lệnh.
- 6 chữ
- HS viết vở
- 2 chữ
- HS viết vở
- HS viết bài
- 3 lần
- HS nhận xét
- Chữ Yêu vì đứng ở đầu câu.
- HS viết bài
…………………………………………………………………………………………
Tự nhiên và xã hội
Một số loài vật sống trên cạn
I. Mục tiêu:
- Nói tên, nêu ích lợi của 1 số con vật sống trên cạn.
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
II. Đồ dùng:
- Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Làm việc với SGK (8-10’)
- Mục tiêu: Nói tên, nêu lợi ích của con vật sống trên cạn. Phân biệt vật nuôi và vật sống hoang dã. Yêu quý và bảo vệ loài vật.
- Tiến hành:
+ B1: Làm việc theo cặp:HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi SGK, sau đó GV đưa thêm câu hỏi về nơi sống, thức ăn của từng con.
+ B2: Làm việc cả lớp.
. Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
. GV và HS nhận xét, bổ sung.
* Kết luận:Có nhiều loài vật sống trên cạn. Có nhiều loài sống trên mặt đất, có loài sống trong lòng đất. Cần bảo vệ loài vật.
2. Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh (8-10’)
- Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
- Tiến hành:
+ B1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
. HS quan sát tranh sưu tầm và phân loại theo tiêu chí.
. Cơ quan di truyền (chân, chân- cánh, không chân).
. Điều kiện khí hậu (xứ nóng, xứ lạnh).
Nhu cầu của con người (vật có ích, có hại)
+ B2: Hoạt động cả lớp.
Trưng bày sản phẩm và nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò (1-2’)
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Về nhà học sinh thực hiện theo bài học.
- Kết luận: Mọi người cần tự ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Hằng ngày tham gia làm việc nhà để cuộc sống gia đình vui vẻ hoà thuận.
4. Củng cố, dạn dò (2-3 phút).
- Lúc rảnh rỗi, mọi người trong gia đình thường vui chơi giải trí như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
**********************
Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2013
Toán
Tiết 140: Các số từ 101 đến 110
I. Mục tiêu:
- HS Nắm được cấu tạo các số từ 101 đến 110.
- Đọc, viết thành thạo các số từ 101 đến 110.
- Biết so sánh các số từ 101 đến 110.
- Những bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 trang 142.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tấm bìa 100 ô vuông, 10 ô vuông, 1 ô vuông.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 5’
- So sánh các số: 110 với 100 120 với 150
200 với 190 160 với 140
2. Hoạt động 2 : Dạy bài mới (15’)
a. Đọc và viết số từ 101 đến 110:
- Yêu cầu HS lấy 101 ô vuông -> GV đưa trực quan -> Yêu cầu HS nêu cấu tạo, cách đọc.
- Tương tự với số 102, 103.
b. Nhận xét dãy số:
- Yêu cầu HS đọc các số 101,102, …110
-> Nhận xét dãy số (hàng chục = 0)
-> Dãy số liên tiếp từ 101, 102, … 110.
3.Hoạt động 3: Luyện tập ( 17-18’)
a. Làm SGK:
Bài 1 (2- 3’)
- Kiến thức:
Củng cố cách đọc, viết số từ 101 -> 110.
Bài 2(2’)
- Kiến thức: Nắm được thứ tự các số từ 101 -> 110
Bài 3(7- 8’)
Kiến thức: So sánh các số từ 101 -> 110
*Dự kiến sai lầm HS thường mắc:
- Bài 2: điền sai số 110 thành 200 hoặc 102
4.Hoạt động 4 : Củng cố (3’)
- So sánh các số:
103 với 130 ; 101 với 110 ; 200 với 102
170 với 160 ; 150 với 130
- Làm bảng con
+ HS thực hiện
- HS tự viết 104, 105, … 110 vào SGK -> nêu cách đọc, viết, cấu tạo từng số.
àHS nhận xét
- HS viết bảng và đọc dãy số 101, 102, … 110
- Đọc và xác định yêu cầu
- Làm SGK
- Đổi sách kiểm tra
- Đọc và xác định yêu cầu
- Làm SGK
- Đọc và xác định yêu cầu
- Làm SGK
*Rút kinh nghiệm giờ dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
chính tả (nghe- viết)
Cây dừa
I. mục đích - yêu cầu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng 8 dòng đầu của bài thơ “Cây dừa”.
- Viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn x/s, in/inh viết đúng các tên riêng Việt Nam
ii. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 2 - 3'
- Viết: quanh năm, cuốc bẫm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1- 2'
b. Hướng dẫn nghe - viết:
* GV đọc đoạn chính tả.
* Hướng dẫn chính tả: 10 - 12’
+ Nhận xét chính tả:
- Nhận xét cách trình bày 8 dòng thơ?
+ Tập viết chữ ghi tiếng khó:
toả, phếch, rượu ( GV ghi bảng)
- GV xóa bảng.
à Nhận xét bảng con.
c. Viết chính tả: 15’
- Kiểm tra tư thế ngồi viết
- GV đọc chính tả cho HS viết.
d. Chấm, chữa bài: 3 -5’
- GV đọc cho HS soát lỗi.
à GV kết hợp chữa lỗi: quanh năm, sương, cuốc, lặn, gặt hái, trồng khoai.
à Chấm điểm một số bài.
e. Làm bài tập: 5 -7’
+ Bài 2 (Miệng)
- Kể tên các loài cây bắt đầu bằng x hoặc s?
- Chốt: Phân biệt đúng tiếng các loài cây bắt đầu bằng x hoặc s
+ Bài 3:( Vở):
- Chữa: Khi viết tên riêng về địa danh cần lưu ý gì?
3. Củng cố dặn dò: 3’
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại bài cho đẹp.
- HS viết bảng con
* HS theo dõi SGK.
- HSTL
- HS đọc + phân tích chữ khó.
- HS viết bảng con
- HS mở vở ngồi đúng tư thế,
- HS nghe - viết bài vào vở.
- HS soát lỗi và ghi tổng số lỗi ra lề vở.
+ HS đọc yêu cầu.
- HS nối tiếp nói trước lớp
- HS chữa bài.
+ HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT + 1 HS làm bảng phụ.
- HS chữa bài trước lớp
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
Tập làm văn
Đáp lời chia vui - Tả ngắn về cây cối.
I. mục đích yêu cầu:
- Rèn kĩ năng nói: Đáp lời chia vui, trả lời câu hỏi về hình dáng, mùi vị và ruột quả của quả măng cụt.
- Rèn kĩ năng viết: Viết câu trả lời đủ ý, đúng nội dung, chính tả.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh: quả măng cụt.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 2- 3’
- HS thực hành đóng vai bài tập 2b, 2c tuần 23
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1- 2'
b. Hướng dẫn làm bài tập: 28 -29’
*Bài 1/90 (9-10’) à Làm miệng.
+ Chốt: Khi đáp lại lời chia vui cần tỏ thái độ biết ơn, lịch sự, vui vẻ .
- HS, GV nhận xét.
+ Chốt: Khi được chia vui, ta cần đáp lại lời chia vui với thái độ khiêm tốn, biết ơn, lịch sự.
*Bài 2/90: (10’) Miệng.
- Khuyến khích HS nói bằng lời của mình.
- GV sửa từ, câu.
+ Chốt: Phần a tả hình dáng bên ngoài của quả măng cụt; phần b tả ruột, mùi vịà tả từ ngoài vào trong.
*Bài 3/90 (10-12’) à viết vở.
à GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu bài –
- GV chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố dặn dò: 3’
- GV nhận xét bài viết, giờ học
- 2 nhóm
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát, nêu nội dung tranh.
- HS đáp lại lời chia vui.
- Từng cặp HS đóng vai.
- HS đọc yêu cầu bài à đọc đoạn văn.
a. HS đọc yêu cầu - lớp đọc thầm.
- Từng cặp HS hỏi đáp
- HS trình bày thành đoạn văn
b.Từng cặp hỏi đáp.
- HS trình bày thành đoạn văn.
- HS đọc yêu cầu
à H làm bài.
- Một số HS đọc bài làm.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
Ngày 18 tháng 3 năm2013
Khối trưởng
Nguyễn Thị Hồng Lựu
Phần kiểm tra của ban giám hiệu
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Hue2a1-t28.doc