- Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu ND : Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.(Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
* GDKNS: Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 23, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm 2014
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH - VIẾT NỘI QUI
I/ Mục tiêu :
- Biết đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước BT1, BT2.
- Đọc và chép lại được 2, 3 điều trong nội qui của trường BT3.
* GDKNS: Kĩ năng giao tiếp: ứng xử văn hóa, lắng nghe tích cực.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết sẵn nội qui của nhà trường.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : 2 HS thực hành nói lời xin lỗi và lời đáp với tình huống : Bạn vô tình làm rơi vở của em xuống đất.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
HĐ1: GTB và ghi bảng
HĐ2 : HD làm bài tập.
Bài 1
- Gọi Tâm đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát tranh
H : Bức tranh thể hiện nội dung trao đổi giữa ai với ai ? Trao đổi về việc gì ?
- Cho thực hành hỏi - đáp
Bài 2
- Gọi Trung nêu yêu cầu.
- Yêu cầu TL nhóm 2
- Gọi một số cạp trình bày
Bài 3
- Cho HS đọc lại bản nội qui của nhà trường.
- Chú ý : Tên bản nội qui viết giữa dòng, xuống dòng, viết lần lượt từng điều, đánh số thứ tự cho từng điều.
HĐ3 : Củng cố - Dặn dò.
- Khi đáp lời khẳng định cần thể hiện thái độ như thé nào?
a. lịch sự
b.lễ phép.
c. Cả 2 ý trên
- Cần phải ghi nhớ và tuân theo nội qui của
- 2 HS thực hành bài tập của mình.
- HS quan sát tranh, đọc lời các nhân vật.
- Cuộc trao đổi giữa các bạn học sinh với cô bán vé. Các bạn hỏi cô : "Cô ơi, hôm nay có xiếc hổ không ạ ?" Cô đáp : "Có chứ !" làm các bạn rất thích thú.
- HS thực hành đóng vai hỏi - đáp theo lời nhân vật trong tranh theo cặp đôi.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Trung nêu yêu cầu.
- 1 cặp HS đóng vai (mẹ và con) thực hành hỏi đáp.
- Các cặp HS khác thực hành hỏi đáp với các tình huống a, b, c.
- HS đọc lại nội qui.
- HS tự chọn và chép vào vở bài tập 2, 3 điều trong bản nội qui.
- HS đọc bài làm của mình.
- HS lắng nghe.
TOÁN
TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN
I/ Mục tiêu :
- Nhận biết được thừa số, tích, tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia.
- Biết tìm thừa số x trong các bài tập dạng : X x a = b ; a x X = b ( với a,b là các số besvaf phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 2). Làm BT 1,2.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có hai chấm tròn.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
A. Bài cũ :
- Vẽ trước một số hình học và yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu hình.
- Gọi HS đọc bảng chia 3
- Nhận xét
B. Bài mới :
HĐ1:GTB và ghi bảng
HĐ2 : Hướng dẫn cách tìm một số hạng trong một tổng
- Gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Có 3 tấm bìa như nhau, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
- Hãy nêu phép tính giúp em tìm được số chấm tròn có trong 3 tấm bìa trên ?
- Nêu tên gọi của các thành phần và kết quả của phép nhân trên ?
- Dựa vào phép nhân trên, hãy lập các phép chia tương ứng ?
- Giới thiệu tương tự với phép chia 6 : 3 = 2
- 2 và 3 là gì trong phép nhân 2 x 3 = 6 ?
- Vậy nếu ta lấy tích chia cho một thừa số ta sẽ tìm được thừa số kia.
- Muốn tìm thừa số chưa biết trong một tích ta làm thế nào ?
- Viết lên bảng X x 2 = 8, yêu cầu HS đọc phép tính.
- x là gì trong phép nhân X x 2 = 8 ?
- Muốn tìm thừa số x ta làm thế nào ?
- Nêu phép tính tương ứng để tìm x ?
- Hãy tìm x trong phép tính sau : 3 x X = 15( yêu cầu làm bảng con
- Muốn tìm thừa số chưa biết trong một tích ta làm thế nào ?
HĐ3 : Luyện tập :B1,2
Bài 1 : :
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
* Bài 4: Có : 20 HS
Mỗi bàn : 2 HS
Có : ? bàn
Bài 2 : Tìm x (theo mẫu) :
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bảng con
- Nhận xét chữa bài.
- Muốn tìm thừa số chưa biết trong một tích ta làm thế nào ?
HĐ3 : Củng cố, dặn dò :
- Muốn tìm thừa số chưa biết trong một tích ta làm thế nào ?
a. Lấy tích trừ đii thừa số kia
b. Lấy tích cộng thừa số kia
c. Lấy tích chia thừa số kia
d. Lấy tích nhân thừa số kia
- Nhận xét giờ học.
- 2HS thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- 4, 5HS đọc bảng chia ba
- Có tất cả 6 chấm tròn.
- 2 x 3 = 6
- 2 và 3 là thừa số, 6 là tích
- Phép chia : 6 : 2 = 3
6 : 3 = 2.
- 2, 3 là thừa số trong phép nhân..
- lấy tích chia cho thừa số đã biết được thừa số kia.
- x nhân 2 bằng 8
- x là thừa số chưa biết.
- Ta lấy tích (8) chia cho thừa số còn lại (2)
X = 8 : 2
X = 4
- Cả lớp làm ở BC.
- HS nêu lại nhiều lần : Ta lấy tích chia cho
- HS làm bài vào vở, 1HS đọc chữa bài, lớp đổi vở kiểm tra.
- 2HS trả lời.
- HS giỏi làm bài .
- 2HS đọc đề bài
- HS làm bài, 2 HS lên bảng làm.
- 2HS trả lời.
c
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần qua.
- Rèn ý thức phê và tự phê.
- Đề ra các hoạt động trong tuần tới .
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Nhận xét đánh giá các hoạt động tuần qua:
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
- Ý kiến nhận xét của các tổ trưởng.
- Ý kiến phát biểu của các thành viên trong tổ.
* Giáo viên nhận xét chung:
* Lưu ý: Một số em học còn yếu, chưa chăm chỉ học tập, bài cũ và chưa đọc được và viết sai lỗi chính tả. Cách khác phục: Thành lập “Đôi bạn học tập”. Phân cho mỗi bạn khá trong lớp kèm một bạn yếu.
- Tăng cường kiểm tra bài cũ.
- Phụ đạo thêm cho những HS yếu.
- Gặp gỡ phụ huynh và trao đổi tình hình học tập của các em.
2. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp.
- Tăng cường kiểm tra những học sinh yếu đê đánh giá mức tiến bộ của mội em về đọc và chữ viết,…
- Thực hiện nghiêm túc chương trình tuần 20 theo thời khóa biểu.
- Tiếp tục duy trì “Đôi bạn học tập”.
- Nhận xét tuyên dương những HS học tốt trong tuần.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết.
- Dặn dò: Thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Buổi chiều
Luyện toán
BẢNG CHIA 3
I/ Mục tiêu :
- Củng cố cho HS nắm chắc bảng nhân 3, từ đó làm tốt bảng chia 3.
- Biết vận dụng thành thạo bảng chia 3 vào làm toán có lời giải.
II/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
Luyện bảng nhân 3; Bảng chia 3.
Vận dụng , thực hành
- HS Đọc lại bảng chia 3 cá nhân, đồng thanh.
- Nhận xét
3. Vận dụng kiến thức để làm bài tập
Dạy HS đại trà
Bài 1 : Tính nhẩm:
Nhẩm nêu ngay kết quả, GV ghi kết quả bài lên bảng.
Nhận xét
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống( theo mẫu)
- GV hướng dẫn cụ thể cho HS hiểu sau đó yêu cầu làm bài vào phiếu học tập – chữa bài – nhận xét.
Chấm + sửa lỗi
Bài 3: : - YC HS đọc bài giải.
- HD tìm hiểu bài
- YC làm bài vào vở.
- GV chốt ý đúng.
III/ Củng cố dặn dò: Về nhà xem lại các dạng bài tập đã làm.
Nhận xét tiết học
Nhắc lại đề bài
Cá nhân, đồng thanh
Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
HS nhẩm kết quả ghi ra vở nháp, nối tiếp nêu kết quả của phép tính.
- Nghe HD làm bài.
- HS tự làm vào phiếu
- HS làm bài cá nhân – chữa bài – nêu nhận xét. Nộp vở chấm sửa lỗi.
CHÍNH TẢ
NGÀY HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I/ Mục tiêu :
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên.
- Làm được bài tập 2
II/ Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2b.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động dạy của trò
1. Bài cũ : Gọi HS đánh vần các từ sau : ước mong, ẩm ướt, bắt chước, tóc mượt.
2. Bài mới :
HĐ1: GTB và ghi bảng
HĐ2 : HD nghe - viết.
- Đọc và gọi HS đọc bàì viết.
- Trao đôi về nội dung
+ Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào ngày nào ?
+ Câu văn nào tả đàn voi vào hội ?
- HD trình bày
+ Trong bài những chữ nào viết hoa ?
Giảng : Tây Nguyên, Ê - đê, Mơ - nông là những chữ được viết hoa vì đó là những tên riêng chỉ vùng đất ở dân tộc.
- HD viết : đua voi, nục nịch, các buôn, nườm nượp, chiếc váy.
HĐ3 : HD làm bài tập.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi bài tập 2b.
HĐ4: Viết bảng con
- Đọc các từ: : đua voi, nục nịch, các buôn, nườm nượp, chiếc váy.
HĐ5 : Nghe - viết bài vào vở.
2 HS đánh vần các từ bên.
- HS đọc bài. Cả lớp đọc ĐT.
- Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa xuân.
- "Hằng trăm con voi nục nịch kéo đến".
- Những chữ viết hoa trong bài là : Tây Nguyên, Ê - đê, Mơ - nông.
- Đánh vần vần các từ bên.
- HS thảo luận nhóm đôi bài tập 2b.
- Vài em trình bày kết quả :
+ ươt : rượt, lượt, mượt, thượt, trượt.
+ ươc : bước, rước, lược, thước, trước.
- Cả viết bảng con
- Yêu cầu mở vở, cầm bút
- Đọc cho HS viết bài vào vở.
HĐ6: Chấm bài
- Chữa bài ở bảng lớp.
- Chấm chéo
- Chấm vở 7 em..
HĐ4 : Củng cố - Dặn dò
- Sửa lỗi
- Thực hiện theo yêu cầu
- HS nghe - viết bài vào vở.
- 1 em viết bài ở bảng lớp.
- Cả lớp
- Đổi vở chấm bằng bút chì
- HS làm bài tập.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
ÔN TẬP: XÃ HỘI
I. Mục tiêu:
- Kể được về gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em sống.
- HS khá, giỏi: So sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh sưu tầm về chủ đề xã hội
III. Dạy học
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
HĐ1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại một số kiến thức đã học về chủ đề xã hội về gia đình, trường học và cuộc sống xung quanh.
HĐ2. Trò chơi: “ Hái hoa dân chủ “
- Nội dung như sau:
- Kể về những việc làm thường ngày của các thành viên trong gia đình bạn.
- Chọn một trong các đồ dùng có trong gia đình bạn và nói về cách bảo quản và sử dụng nó.
- Kể về ngôi trường của bạn.
- Kể về công việc của các thành viên trong trường bạn.
- Bạn nên làm gì và không nên làm gì để giữ sạch môi trường xung quanh nhà và trường học.
- Kể tên các bạn đường giao thông và phương tiện giao thông có ở địa phương bạn.
- Bạn sống ở quận nào ? Kể tên những nghề chính và sản phẩm chính của quận mình.
- Gọi lần lượt từng học sinh lên “ hái hoa “ và đọc to câu hỏi trước lớp
- Ai trả lời đúng, rõ ràng, lưu loát thì sẽ được khen thưởng đồng thời được chỉ định bạn khác lên hái hoa.
HĐ3. Củng cố - dặn dò:
- Bài học hôm nay chúng ta đã ôn được những gì ?
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Cây sống ở đâu ?
- Học sinh lần lượt lên bóc thăm trả lời nội dung mình bóc được.
- Cả lớp theo dõi nhận xét
File đính kèm:
- GATH Tuan 23 Lop 2.doc