Giáo án lớp 2 Tuần 12 Trường tiểu học Hùng Vương

1. Kiểm tra bài cũ (5)

- Điền số thích hợp:

 - 5 = 12 - 6 = 13.

- Nêu tên gọi thành phần, kết quả phép tính

 19 - 6 = 13.

2.Dạy bài mới:(13-15)

2.1.Hình thành phép tính :10 - 4 = 6

 10 = 6 + 4

- GV đưa trực quan , nêu vấn đề: Có 10 ô vuông, cắt đi 4 ô vuông. còn lại bao nhiêu ô vuông?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu ô vuông em làm như thế nào? HS nêu GV ghi phép tính: 10 - 4 = 6.

- Nêu tên gọi thành phần kết quả phép trừ:

10 – 4 = 6

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 12 Trường tiểu học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
……………………………………………………………………………………… ********************* Tập viết Chữ hoa: K I. mục đích yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chữ: - Biết viết chữ K hoa theo cỡ vừa và nhỏ. - Biết viết ứng dụng cụm từ: “Kề vai sát cánh” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối đúng qui định. II. Đồ dùng dạy - học: - Chữ mẫu K. III. Các hoạt động dạy học: 1. KTBC: 2- 3’ - HS viết: I - ích 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1- 2' - GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. b. Hướng dẫn viết chữ hoa: K: 3- 5’ + Trực quan chữ mẫu. - Chữ K cao mấy dòng li? Gồm mấy nét? - Hai nét đầu giống chữ hoa nào đã học? à Nét 3 là kết hợp của 2 nét cơ bản: móc xuôi phải và móc ngược phải nối liền nhau, tạo thành một vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ. - GV hướng dẫn viết: K (khung chữ). - GV viết: K à Nhận xét bảng con. c. Hướng dẫn viết ứng dụng: 5- 7’ - Hướng dẫn viết chữ : Kề ? Chữ Kề gốm mấy con chữ? - Nhận xét độ cao các con chữ trong chữ Kề? - Khoảng cách giữa các con chữ bằng bao nhiêu? à GV hướng dẫn viết chữ Kề cỡ nhỡ * Hướng dẫn viết cum từ: Kề vai sát cánh. à GV giải nghĩa cụm từ: chỉ sự đoàn kết bên nhau để gánh vác công việc. - Nhận xét độ cao các con chữ trong cụm từ? - Khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ bằng bao nhiêu? à GV hướng dẫn viết cụm từ. Chú ý viết liền nét và nét nối giữa K và ê. d. Viết vở: 15- 17’’ - GV nêu yêu cầu và nội dung viết chữ. - Cho HS xem vở mẫu. à Theo dõi uốn nắn. e. Chấm, chữa bài: 4’ - Chấm điểm 15 bài. g. Củng cố dặn dò: 3’ - Nhận xét giờ học - Tuyên dương, nhắc nhở - Viết bảng con + HS quan sát. K - Cao 5 dòng li, gồm 3 nét. - Giống chữ hoa I. - HS quan sát. à HS viết bảng con: K - HS trả lời - HS quan sát + HS đọc cụm từ - HS viết bảng con: Kề - HS mở vở ngồi đúng tư thế. - HS viết từng dòng theo hiệu lệnh. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ********************** Tự nhiên và xã hội Đồ dùng trong gia đình I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cóthể; - Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà. - Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng. - Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình. - Có ý thức gọn gàng, ngăn nắp, cẩn thận. *Giáo dục kĩ năng sống: - Kĩ năng làm chủ bản thân và kĩ năng hợp tác: Đảm nhận trách nhiệm và hợp tác khi tham gia công việc trong gia đình, lựa chọn công việc phù hợp lứa tuổi. - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Một số đồ chơi: bộ ấm chén, nồi, chảo, bàn ghế... III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp (15’ +Mục tiêu: Kể tên và nêu công dụng một số đồ dùng trong nhà. - Biết phân loại các đồ dùng làm ra chúng. + Cách tiến hành: N2 - Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 26 và kể tên những đồ dùng có trong từng hình, chúng được dùng để làm gì? N3 - GV phát cho mối nhóm một phiếu bài tập “Những đồ dùng trong gia đình” Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn kể tên những đồ dùng trong gia đình. à GV kết luận: - Mỗi gia đình đều có đồ dùng thiết yếu để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. - Tuỳ vào nhu cầu, điều kiện kinh tế nên đồ dùng của mỗi gia đình cũng có sự khác biệt. * Hoạt động 2: Thảo luận về bảo quản, giữ gìn một số đồ dùng trong nhà( 17’) + Mục tiêu: - Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình. - Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp (khi dùng đồ dễ vỡ). + Cách tiến hành: N2: - Yêu cầu quan sát hình 4, 5, 6/27 và nói xem các bạn đang làm gì? Việc làm của các bạn có tác dụng gì? - Hãy nói với bạn xem em thường sử dụng đồ dùng nào và bảo quản đồ dùng đó thế nào? - Muốn sử dụng các đồ dùng bằng gỗ (sứ, thủy tinh) bền đẹp chúng ta cần chú ý điều gì? - Khi dùng bát (đĩa, ấm, chén...) chúng ta cần phải lưu ý điều gì? - Khi sử dụng đồ dùng bằng điện chúng ta phải chú ý điều gì? + GV kết luận: Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt khi dùng xong phải xếp đặt ngăn nắp. Đối với đồ dùng dễ vỡ khi sử dụng cần chú ý nhẹ nhàng cẩn thận. * Củng cố –dặn dò( 3’) - Nhận xét giờ học - HS làm việc theo cặp. - HS phát biểu ý kiến. à Nhận xét, bổ sung. - HS ghi ý kiến của các bạn vào phiếu - Đại diện các nhóm trình bày việc làm của nhóm mình. à HS làm việc nhóm đôi. à HS phát biểu ý kiến à nhận xét bổ sung. ********************** Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2012 Toán Tiết 60: Luyện tập I. Mục tiêu: - HS được củng cố bảng 13 trừ đi 1 số. - Củng cố kĩ năng trừ có nhớ. Vận dụng bảng trừ vào làm tính, giải toán. II. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ(3’) - Đặt tính và tính : 73 - 35 63 - 27. 2. Luyện tập (13-15’) *Bài 1/60: SGK (4-6’). - Kiến thức: Củng cố bảng 13 trừ đi 1 số. - Muốn làm nhanh được các phép tính trên em dựa vào đâu? *Bài 3/60: SGK (5-6’) - Kiến thức: Củng cố kĩ năng làm tính theo dãy, tính trừ có nhớ. - Em có nhận xét gì về kết quả phép tính :33- 9 - 4 và 33- 13? *Bài 5/60: SGK (2-3’) - Kiến thức: Củng cố kĩ năng làm toán dạng lựa chọn. - Em khoanh vào chữ cái nào? Vì sao? *Bài 2/60: Vở (9-10’). - Kiến thức: Củng cố kĩ năng đặt tính và làm tính cộng trừ có nhớ. - Nêu cách đặt tính, tính 43 - 14? - Cần lưu ý gì khi đặt tính và tính? *Bài 4/60: Vở (5 -6’) - Kiến thức: Củng cố kĩ năng giải toán đơn. - Chốt dạng toán, chọn lời giải. *Dự kiến sai lầm HS thường mắc: - Bài 5: HS khoanh vào đáp án A - Một vài trường hợp tính HS quên không nhớ 3. Củng cố(3’) - Kiến thức : Bảng 13 trừ đi 1 số. - Hình thức: Miệng. - Làm bảng con - Đọc thầm bài tập và nêu y/c - Làm SGK - Đổi sách kiểm tra - Chữa bài, nhận xét - Đọc thầm bài tập và nêu y/c - Làm SGK+ 1 HS làm bảng phụ - Chữa bài, nhận xét - Đọc thầm và nêu y/c - Làm SGK - Giải thích lí do lựa chọn - Đọc thầm và nêu y/c - Làm vở - Nhận xét - Đọc thầm bài toán - Làm vở+ 1 HS làm bảng phụ - Chữa bài, nhận xét *Rút kinh nghiệm giờ dạy: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ********************** chính tả (tập chép) Mẹ I. mục đích yêu cầu: - Chép lại chính xác 1 đoạn trong bài thơ Mẹ. Biết viết hoa chữ đầu bài, đầu dòng thơ; biết trình bày các dòng thơ lục bát (như cách trình bày trên bảng của cô). - Làm đúng các bài tập phân biệt iê / yê / ya ; gi / r / d. ii. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. iII. Các hoạt động dạy học: 1. KTBC: 2 - 3' - HS viết: người cha, suy nghĩ. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1- 2' b. Hướng dẫn tập chép: 10 – 12’ * GV đọc đoạn chép. + Nhận xét chính tả: - Đếm và nhận xét số chữ của các dòng thơ trong bài chính tả? Nêu cách viết những chữ đầu ở mỗi dòng thơ ? - GV gạch chân: Lời ru, quạt, giấc tròn, suốt đời. - GV lưu ý một số quy tắc chính tả. - GV đọc chữ khó. c. HS chép bài vào vở: 15’ - Lưu ý cách trình bày: Ghi tên bài ở giữa, chữ đầu dòng thơ 6 tiếng cách lề vở 2 ô, chữ đầu dòng thơ 8 tiếng cách lề vở 1 ô. à Theo dõi uốn nắn. d. Chấm chữa bài: 3 - 5’ - GV đọc cho HS soát lỗi. e. Hướng dẫn làm bài tập: 5 -7’ + Bài 2 (Vở) ->Chốt: Quy tắc chính tả iê/ yê/ ya + Bài 3a (miệng): - Dựa vào bài thơ "Mẹ" tìm những tiếng bắt đầu bằng gi, r ? 3. Củng cố dặn dò: 1- 2’ - GV củng cố cách viết iê / yê / ya. - Nhận xét giờ học. - Viết bảng con - HS đọc thầm theo - Bài thơ viết theo thể thơ lục bát: 1dòng 6 chữ, 1 dòng 8 chữ. - HS phân tích chữ khó. - Đọc lại. à HS viết bảng con. HS ngồi ngay ngắn, nhìn bảng chép bài vào vở. - HS ghi số lỗi ra lề vở bằng bút chì và chữa lỗi (nếu có). + HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào vở+ 1 HS làm bảng phụ + HS đọc và nêu yêu cầu - Thảo luận nhóm đôi và trình bày kết quả …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ********************** Tập làm văn Gọi điện I. mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc và nói: - Đọc hiểu bài “Gọi điện”, nắm được một số thao tác khi gọi điện. - Trả lời được các câu hỏi về: thứ tự các việc cần làm khi gọi điện, tín hiệu điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại. 2. Rèn kĩ năng viết: - Viết được 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp gần gũi với lứa tuổi HS. - Biết dùng từ đặt câu đúng: Trình bày sáng rõ các câu trao đổi qua điện thoại. II. Đồ dùng dạy - học: - Điện thoại( đồ chơi) III. Các hoạt động dạy học: 1. KTBC: 2- 3’ - Đọc bức thư ngắn thăm hỏi ông bà. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1- 2' b. Hướng dẫn làm bài tập: 28 -29’ + Bài 1 (miệng): - Hướng dẫn HS trả lời từng câu hỏi trong SGK. a. Sắp xếp lại thứ tự các việc phải làm khi gọi điện b. Em hiểu các tín hiệu sau nói gì? “Tút” ngắn liên tục “Tút” dài ngắt quãng c. Nếu bố mẹ bạn cầm máy, em xin phép nói chuyện với bạn như thế nào? + Bài 2 (Viết nếu có thời gian): - GV gợi ý HS trả lời từng câu hỏi trước khi viết. a. Bạn gọi điện cho em nói về chuyện gì? - Bạn có thể nói với em như thế nào? b. Bạn gọi điện cho em lúc em đang làm gì? - Bạn rủ em đi đâu? - Em hình dung bạn sẽ nói với em thế nào? - Em từ chối vì còn bận học, em sẽ trả lời ra sao? à Chọn 1 trong hai tình huống đã nêu để viết 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại. Chú ý trình bày đúng lời đối thoại. Ghi dấu gạch ngang đầu dòng trước lời nhân vật. - GV chấm bài, nhận xét. c. Củng cố dặn dò: 3’ - GV nhắc lại những việc cần làm khi gọi điện thoại; cách giao tiếp qua điện thoại. - Nhận xét giờ học. -2 HS đọc - 3 HS đọc bài: Gọi điện - Cả lớp đọc thầm. 1. Tìm số máy của bạn trong sổ. 2. Nhấc ống nghe lên. 3. Nhấn số. - máy đang bận. - chưa có ai nhấc máy. - HSTL. - Chào bố mẹ bạn và tự giới thiệu. - Xin phép bố mẹ cho nói chuyện với bạn. - Cám ơn bố mẹ bạn. * HS đọc yêu cầu + 2 tình huống. - HS viết bài. - HS đọc bài trước lớp. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ********************** Ngày tháng năm2012 Khối trưởng Nguyễn Thị Hồng Lựu Phần kiểm tra của ban giám hiệu ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docHue2a1-t12.doc
Giáo án liên quan