Giáo án lớp 2 Tuần 12- Năm học 2009-2010

A. Mục tiêu: HS biết:

- Quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàn giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

- Sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ bạn. Quyền không bị phân biệt, đối xử của trẻ em.

- Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn trong cuộc sống hằng ngày.

- Có thái độ yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn xung quanh. Đồng tình với những quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

B. Đồ dùng dạy – học:

- GV: Tranh bài tập 2, bảng phụ bài tập 3.

- HS: Thẻ màu.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 12- Năm học 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc 3: GV đọc từng câu, cụm từ... – HS viết bài. - GV đọc lại toàn bài cho HS dò lại. Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài. * GV nhận xét chung. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1/VBT: Điền vào chỗ trống ng hay ngh: - HS tự làm bài – 2 HS lên bảng làm – Lớp nhận xét, sửa sai. người cha con nghé suy nghĩ ngon miệng - HS tự nhận xét khi nào viết ng/ngh – GV nhận xét, rút qui tắc. - HS nhắc lại. Bài tập 2b/VBT: Điền vào chỗ trống at hay ac? - HS tự làm bài – 1 HS lên bảng làm bài. - GV kèm HS yếu làm bài. - Cả lớp nhận xét, sửa bài. Bãi cát các con lười nhác nhút nhát 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại qui tắc viết ng/ngh. - Về nhà viết lại cho đúng các từ đã viết sai trong bài chính tả. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. _________________________________ THỂ DỤC Tiết 24 Điểm số 1 – 2, 1 – 2 theo đội hình vòng tròn. Trò chơi: “Bỏ khăn”. Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - Điểm số 1 – 2, 1 – 2,… theo đội hình vòng tròn. Yêu cầu điểm số đúng, rõ ràng. - Học trò chơi “Bỏ khăn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu, chưa chủ động. B. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường sạch sẽ, 1 còi, 1 khăn. C. Các hoạt động dạy – học: Nội dung Định lượng PP tổ chức 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. * Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát. - Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông. - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. 2. Phần cơ bản: * Điểm số 1 – 2, 1 – 2, …theo hàng ngang: Lần 1 học sinh thực hiện; lần 2 từng tổ thi; sau đó chuyển thành đội hình vòng tròn. * Điểm số 1 – 2, 1 – 2,… theo vòng tròn (Theo chiều kim đồng hồ): Lần 1, 2 GV điều khiển; lần 3: GV điều khiển HS thi xem ai điểm số nhanh và đúng. - Trò chơi “Bỏ khăn”: GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn chơi, 1 HS chơi thử cho cả lớp xem. HS chơi. * Đi đều 2 – 4 hàng dọc: GV và lớp trưởng điều khiển. 3. Phần kết thúc: - Cúi người thả lỏng và hít thở sâu. - Nhảy thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét giờ học, giao việc về nhà. 1– 2 phút 1 phút 2 phút 1 – 2 phút 2 lần 2 – 3 lần 4 – 5 phút 2 – 3 phút 5 – 6 lần 5 – 6 lần 1 – 2 phút 1 – 2 phút Hàng dọc Hàng dọc Hàng ngang Hàng ngang Hàng ngang Vòng tròn Vòng tròn Hàng dọc Hàng ngang Hàng ngang Hàng dọc Hàng dọc D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………….................................. ……………………………………………………………………………………………….. _________________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009. ÂM NHẠC Tiết 12 Ôn tập bài hát: Cộc cách tùng cheng – Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc. Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - Hát chuẩn xác và tập biểu diễn. - Biết tên gọi và hình dáng một số nhạc cụ gõ dân tộc. B. Đồ dùng dạy - học: - Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe. - Hình ảnh một số nhạc cụ gõ dân tộc. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: HS hát lại bài hát Cộc cách tùng cheng. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cộc cách tùng cheng. - Cả lớp cùng hát. - Từng nhóm hoặc từng dãy bàn hát. - Chia nhóm, hát kết hợp trò chơi. Hoạt động 2: Giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộc. - GV cho HS xem nhạc cụ hoặc xem qua hình ảnh. - HS biểu diễn bài hát Cộc cách tùng cheng với các nhạc cụ gõ đệm theo. 3. Củng cố, dặn dò: HS hát lại bài hát. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. _________________________________ TẬP LÀM VĂN Tiết 12 Gọi điện. Sgk: 103 Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc và nói: - Đọc hiểu bài Gọi điện, nắm được một số thao tác khi gọi điện. - Trả lời được các câu hỏi về: Thứ tự các việc cần làm khi gọi điện, tín hiệu điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại. 2. Rèn kĩ năng viết: - Viết được 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp gần gũi với HS. - Biết dùng từ, đặt câu đúng; trình bày sáng rõ các câu trao đổi qua điện thoại. B. Đồ dùng dạy - học: - Máy điện thoại (Máy thật hoặc đồ chơi). C. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: Một số HS nêu lời chia buồn, an ủi như tiết TLV trước. GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1. (Miệng). - 1, 2 HS đọc thành tiếng bài Gọi điện. Cả lớp đọc thầm lại để trả lời các câu hỏi a, b, c trong SGK. - GV hướng dẫn HS trả lời từng câu. Bài 2. (Viết; lựa chọn). - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài và 2 tình huống. - GV gợi ý HS trả lời từng câu hỏi trước khi viết. - HS chọn 1 trong 2 tình huống đã nêu (a hoặc b) để viết 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại (Viết vào VBT). - 3. Củng cố, dặn dò: 1, 2 HS nhắc lại một số việc cần làm khi gọi điện, cách giao tiếp qua điện thoại. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. _________________________________ TOÁN Tiết 59 53 – 15. Sgk: 59 Tgdk: 40’ Điều chỉnh: Giảm bớt bài 3 SGK trang 59. A. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 53 - 15. Trừ có nhớ dưới dạng tính viết. Số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 3. Số trừ là số có hai chữ số. - Rèn kĩ năng đặt tính và tính trừ có nhớ dạng có 2 chữ số. Tập nối 4 điểm để có hình vuông. - Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi học toán. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Phiếu ghi bài tập, đồ dùng dạy toán. - HS: Bảng con, que tính. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: HS đọc bảng trừ 13 trừ đi một số. - Gọi HS lên bảng sửa BTVN. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép tính trừ 53 – 15. - GV yêu cầu HS thao tác trên que tính để dẫn đến kết quả của phép tính trừ 53 – 15. - GV hướng dẫn thực hiện đặt tính rồi tính như Sgk/59. - GV gọi HS nêu lại cách đặt tính rồi tính. * Gọi 1 HS yếu lên bảng làm bài. Đặt tính rồi tính 43 - 18. - HS dưới lớp làm nháp - GV nhận xét , sửa sai, tuyên dương. Hoạt động 1: Thực hành. Bài 1/VBT: Tính. - HS làm bài – GV kèm HS yếu làm bài. - HS nhận xét, sửa bài. Bài 2/VBT: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: - HS làm bài – GV kèm HS yếu làm bài. - HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 4/VBT: Gọi HS đọc bài toán, GV tóm tắt. - HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét. - HS làm VBT – GV kèm HS yếu – 1 em làm phiếu bài tập. - HS nhận xét, sửa bài. Bài 5/VBT: Vẽ hình theo mẫu rồi tô màu vào các hình đó: - HS nhìn hình và vẽ hình – GV xuống lớp kểm tra. - 1 HS lên bảngvẽ hình. - Cả lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại bảng trừ 13 trừ đi một số. - GV cho BTVN. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. _________________________________ TẬP VIẾT Tiết 12 Chữ hoa K. Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng viết chữ : - Viết chữ cái viết hoa K (theo cỡ vừa và nhỏ). - Viết đúng, đẹp, sạch cụm từ câu ứng dụng Kề vai sát cánh (theo cỡ nhỏ). - Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết. B. Đồ dùng dạy – học: - GV: Mẫu chữ hoa K. Phiếu viết chữ Kề, cụm từ Kề vai sát cánh trên dòng kẻ ô li. - HS: Vở tập viết (VTV1), bảng con. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Cả lớp viết bảng con chữ hoa I - GV nhận xét. - HS đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa của câu. - 2 HS lên bảng viết từ Ích – Cả lớp viết bảng con – GV nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa K. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa K. Bước 1: GV gắn chữ mẫu K – HS nhận xét và nêu: - Chữ K: Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, gồm 3 nét. - Nét và nét 2 viết như chữ I. - Nét 3: đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét móc xuôi phải, đến nữa khoảng thân chữ lượn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ rồi viết tiếp nét móc ngược phải, đặt bút ở đường kẻ 2. Bước 2: GV viết lên bảng chữ K và hướng dẫn cách viết – HS theo dõi. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết bảng con. - GV yêu cầu HS viết chữ K (2 - 3 lần) – GV uốn nắn HS yếu. - GV hướng dẫn HS viết chữ K cỡ nhỏ - HS viết bảng con. - GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng: Kề vai sát cánh . - 3 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng. Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: + Các chữ cao 2, 5 li là: k, h + chữ cao 1,5 li: t + Cao 1,25 li: s + Các chữ còn lại cao 1 li. Bước 2: GV viết mẫu chữ Kề và hướng dẫn HS viết - HS viết bảng con chữ Kề– GV nhận xét, sửa sai. Hoạt động 4: HS viết vở tập viết. - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ ... (Sgv/230). - GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ hoa K. - GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - viết chữ đẹp. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUẦN 12.doc
Giáo án liên quan