Giáo án lớp 1 tuần 6 - Trường Tiểu học Bình Thuận

Bài 22: p, ph , nh

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

 - Đọc được p, ph, nh ; phố xá, nhà lá, các từ và câu ứng dụng (Học sinh khá, giỏi có khả năng đọc trơn).

 - Viết được p, ph, nh ; phố xá, nhà lá, các từ và câu ứng dụng theo mẫu chữ quy định.

 - Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã (Học sinh khá giỏi có khả năng nói 4 – 5 câu, viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết).

 - Tìm được các chữ đã học trong SGK, báo v.v

II. Phương tiện dạy học:

 - GV: SGK Tiếng Việt 1, tập 1; bộ ghép chữ Tiếng; tranh minh hoạ các từ phố xá, nhà lá; tranh minh hoạ câu ứng dụng nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù; tranh minh hoạ phần luyện nói: chợ, phố, thị xã; tranh minh hoạ hoặc sách báo có tiếng, âm và chữ mới.

 - HS: Bộ ĐDHT, Vở Tập viết 1, bảng con, phấn.

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 6 - Trường Tiểu học Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xét tiết học + T: Tranh vẽ trạm y tế và một người mẹ bế một em bé. + T: Em bé được bế vào trạm y tế. + HS đánh vần nhẩm và đọc câu ứng dụng (cá nhân, nhóm, lớp): bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã (Khuyến khích HS khá, giỏi đọc trơn) + Đọc câu ứng dụng (cá nhân, nhóm, lớp). + HS viết trên vở tập viết (theo quy định trong phần Mục tiêu) + Đọc: nhà trẻ + T: Vẽ các em bé ở nhà trẻ + T: Các em đang vui chơi. + T: Là cô trông trẻ. + T: Bé vui chơi, chưa học chữ như lớp 1. + HS thực hiện theo yêu cầu của GV. + HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Đạo đức Tuần: 6 BÀI 3: GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (tiết 2) (GDBVMT (Mức độ: liên hệ)- GDSDNLTK&HQ (Mức độ liên hệ)) I. Mục tiêu: Như tiết 1. II. Tài liệu và phương tiện: 1. - Giáo viên - Vở Bài tập Đạo đức1. - Phần thưởng cho HS khá nhất trong cuộc thi “Sách vở ai đẹp nhất”. 2. Học sinh: - HS: Sưu tầm những gương tốt về giữ gìn sách vở, đồ dùng bền đẹp III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a) Hoạt động khởi động: - Kiểm tra sĩ số lớp. Cho HS hát 1 bài b) Hoạt động 1: Thi :”Sách, vở của ai đẹp nhất”. - Nêu yêu cuộc thi và công bố thành phần BGK. * Có 2 vòng thi : vòng 1 thi ở tổ, vòng 2 thi ở lớp. * Tiêu chuẩn chấm thi: + Có đủ sách vở, đồ dùng theo quy định. + Sách vở sạch, không dây bẩn, quăn mép, xộc xệch, cong queo. + Đồ dùng học tập sạch sẽ, không dây bẩn… - BGK chấm thi vòng 2, công bố kết quả. + H: Em hãy nói cho các bạn biết em đã giữ gìn sách vở – ĐDHT như thế nào ? + Hướng dẫn cả lớp nhận xét phần trình bày của bạn. - Trao giải thưởng cho các bạn đạt giải. c) Hoạt động 2: Múa hát tập thể bài: sách bút thân yêu ơi. - Hát mẫu, hướng dẫn hát và muá minh hoạ bài hát. + H: Tại sao sách, bút lại được coi như người bạn của người học sinh? d) Hoạt động 3: Đọc thơ. - Đọc mẫu câu thơ trong VBT. + H: Câu thơ này khuyên ta điều gì ? + H: Tại sao sách, bút lại được coi như người bạn của người học sinh? + H: Câu thơ khuyên chúng ta điều gì ? + Giữ gìn ĐDHT bền đẹp có lợi gì cho gia đình và xã hội ? (Câu hỏi GDBVMT). KL chung: - Cần phải giữ gìn sách vở, ĐDHT bền lâu.. - Giữ gìn sách vở, ĐDHT giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học của chính mình; góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, làm cho môi trường luôn sạch đẹp. - Cả lớp hát tập thể 1 bài. - Các tổ tiến hành chấm thi và chọn ra 2 bộ sách vở – ĐDHT tốt nhất để dự thi vòng 2. + 3 – 4 HS đạt giải trình bày trước lớp. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. + T: Vì sách, bút luôn sát cánh bên người học sinh, giúp người học sinh học tập tốt. + HS đọc (cá nhân, đồng thanh): Muốn cho sách vở đẹp lâu, Đồ dùng bền mãi, nhớ câu giữ gìn. +…khuyên ta phải giữ gìn sách vở, đồ dùng bền đẹp để sử dụng được bền lâu. + T: Vì sách, bút gắn bó với người học sinh, giúp học sinh học tập tốt hơn. + T: Câu thơ khuyên chúng ta phải giữ gìn sách, vở, ĐDHT cẩn thận để sử dụng được lâu, bền và luôn sạch, đẹp. + T: Giữ gìn ĐDHT giúp các em thực hiện tốt quyền học tập của mình, góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, làm cho môi trường luôn sạch đẹp. 3. Hoạt động tiếp nối: - Dặn HS cần có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập bền đẹp. - Nhận xét tiết học. -------------------------------------- TỰ NHIÊN – XÃ HỘI BÀI 6: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết: - Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng bệnh sâu răng và có hàm răng khỏe, đẹp. - Chăm sóc răng đúng cách. - Nhận ra sự cần thiết phải giữ vệ sinh răng miệng. Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng (Yêu cầu mang tính nâng cao). - Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hằng ngày. II. Tài liệu và phương tiện: 1. - Giáo viên - Một số tranh vẽ về răng, miệng. - Bàn chải người lớn và trẻ em. - Kem đánh răng, mô hình răng, muối ăn. 2. Học sinh: - Một cuộc giấy sạch, nhỏ, dài bằng cái bút chì. - Một vòng tròn nhỏ bằng tre, đường kính 10 cm. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a) Hoạt động khởi động: Tổ chức trò chơi : Ai nhanh, ai khéo. - Hướng dẫn và phổ biến quy tắc chơi: 8 em xếp thành đội hình 2 hàng dọc. Mỗi em ngậm 1 que bằng giấy. Hai em đầu hàng miệng ngậm 1 que bằng giấy có một vòng tròn bằng tre và chuyển cái vòng tròn cho người thứ hai. Người thứ hai sẽ tiếp tục chuyển sang cho người thứ ba và tiếp tục cho đến người cuối cùng. Đội nào xong trước, vòng không bị rơi là đội thằng cuộc. - GV tuyên bố kết quả chơi. – Ghi tựa bài. b) Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi. * Cách tiến hành: Bước 1: - Hướng dẫn: + Hai HS quay mặt vào nhau, lần lượt từng người quan sát hàm răng của nhau. + Nhận xét xem răng của bạn em như thế nào ? (trắng, đẹp hay bị sún, bị sâu)? + H: Cần làm gì để răng không bị sâu ? Bước 2: Hoạt động cả lớp. + H: Bạn nào xung phong lên bảng chỉ và nói cho cô và các bạn biết về kết quả làm việc của nhóm mình . - Hướng dẫn cả lớp nhận xét. - KL: (Vừa nói vừa chỉ cho HS quan sát mô hình hàm răng): hàm răng trẻ em có đầy đủ là 20 chiếc- gọi là răng sữa. Khi răng sữa hỏng hay đến tuổi thay, răng sữa sẽ bị lung lay và rụng (khoảng 6 tuổi, chính là tuổi của HS lớp 1), khi đó răng mới sẽ được mọc lên, chắc chắn hơn, gọi là răng vĩnh viễn. Nếu răng vĩnh viễn bị sâu, bị rụng sẽ không mọc lại nữa. Vì vậy, việc giữ vệ sinh và bảo vệ răng là rất cần thiết và quan trọng. c) Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa * Cách tiến hành: Bước 1: - Hướng dẫn: + Em hãy quan sát các hình ở trang 14 và 15 (sách giáo khoa). + Hãy chỉ và nói về việc làm của các bạn trong từng hình. + Nêu rõ việc làm nào đúng, việc làm nào sai ? Tại sao ? + Tại sao có bạn bị sún răng, bị sâu răng ? Bước 2: Hoạt động cả lớp. + H: Trong từng hình, các bạn đang làm gì ? + H: Việc làm nào của các bạn là đúng, việc làm nào là sai ? Vì sao là đúng, vì sao là sai ? Câu hỏi dành cho HS khá, giỏi: + Hãy nêu những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ răng ? + Nên đánh răng vào lúc nào là tốt nhất ? + Phải làm gì khi răng bị đau hoặc bị lung lay ? + Em đã làm gì để bảo vệ răng ? - Hướng dẫn cả lớp nhận xét. - Lưu ý HS không ăn quà vặt v.v. - KL: Cần giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận, không ăn nhiều bánh kẹo, cần đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. - Cả lớp hát bài : Khám tay. - HS chơi theo hướng dẫn của GV. - HS làm việc theo nhóm đôi. - Một số HS xung phong lên bảng trình bày kết quả quan sát. - HS thảo luận cặp đôi theo hướng dẫn của GV. - HS trình bày, Chẳng hạn: + Hình 1: Một bạn đang súc miệng bằng nước. Việc làm của bạn là chưa đúng vì như vậy không thể làm sạch răng. + Hình 2: Một bạn nhỏ đang đánh răng bằng bàn chải. Việc làm của bạn là đúng vì như vậy sẽ làm sạch răng miệng. + Hình 3 và 4: Hai bạn nhỏ đang dùng miệng để tước vỏ mía và ăn mía. Việc làm của các bạn như vậy là không đúng vì sẽ làm hỏng răng. + Hình 5: Bạn nhỏ đang nhờ bác sĩ trám răng. Việc làm của các bạn như vậy là đúng vì sẽ phòng bệnh sâu răng. + T: Có bạn bị sún răng, bị sâu răng do ăn nhiều bánh kẹo và không đánh răng thường xuyên. 1 vài HS trả lời theo ý kiến của bản thân. + T: Nên đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy; đánh răng cả sau khi ăn. + T: Cần đi khám bác sĩ nha khoa. - HS trình bày cá nhân. 3. Hoạt động tiếp nối: - Dặn HS về nhà thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ răng. - Chuẩn bị sách vở, ĐDHT cho tiết học sau. -------------------------------------- Thủ công Tuần 6: Xé dán hình quả cam. I. MỤC TIÊU : - Học sinh biết cách xé dán hình quả cam, từ hình vuông xé được hình quả cam có cuống lá và dán cân đối; có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá. * Với những học sinh khéo tay cần cố gắng xé đạt yêu cầu sau: + Đường xé ít răng cưa, hình dán phẳng. + Có thể xé được thêm hình quả cam có kích thước, hình dạng, màu sắc khác. + Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam. - Giúp các em rèn luyện đôi tay khéo léo. - Hình thành và củng cố lòng yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : - Bài mẫu về xé dán hình quả cam. - Giấy màu da cam, xanh lá cây, hồ,giấy nền, khăn lau tay. - HS : Giấy nháp kẻ ô và đồ dùng học tập, vở, khăn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. Ổn định lớp: Hát tập thể. 2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh (Học sinh đưa dụng cụ học tập bày lên bàn để giáo viên kiểm tra). - Nhận xét về ý thức chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Mục tiêu: Học sinh biết được đặc điểm hình dáng, màu sắc quả cam. - Giáo viên cho học sinh xem tranh mẫu và hỏi : H: Quả cam có hình gì? Màu gì? Cuống của như thế nào? Khi chín cam có màu gì? Em hãy cho biết còn có những quả gì có hình quả cam ?” * Hoạt động 2: Hướng dẫn xé quả cam. Mục tiêu : Học sinh nắm được cách xé từng phần của quả cam. - Giáo viên thao tác mẫu. a) Xé hình quả cam : - Giáo viên lấy giấy màu cam, lật mặt sau đánh dấu vẽ hình vuông cạnh 8 ô, xé rồi lấy hình vuông ra xé 4 góc của hình vuông sau đó chỉnh sửa cho giống hình quả cam. Lật mặt màu để học sinh quan sát. b) Xé hình lá : Lấy giấy màu xanh xé hình chữ nhật cạnh dài 4 ô, ngắn 2 ô. Lần lượt xé 4 góc của hình chữ nhật như đã đánh dấu, sau đó xé dần chỉnh sửa cho giống cái lá. - Giáo viên lật mặt sau cho học sinh quan sát. c) Xé hình cuống lá : Lấy giấy màu xanh vẽ xé hình chữ nhật có cạnh 4x1 ô, xé đôi hình chữ nhật lấy một nửa để làm cuống. d) Dán hình : - Giáo viên hướng dẫn và làm mẫu. - Bôi hồ: dán quả sau đó đến cuống và lá lên giấy nền . - Học sinh quan sát và trả lời . - Học sinh quan sát sau đó thực hành. - Học sinh quan sát sau đó thực hành. - Học sinh quan sát sau đó thực hành. - Học sinh quan sát sau đó thực hành. 4. Củng cố : - Gọi 2 - 3 học sinh nhắc lại quy trình xé dán quả cam. - Cho HS làm vệ sinh lớp học. 5. Nhận xét – Dặn dò : - Tinh thần,thái độ. - Chuẩn bị đồ dùng. - Chuẩn bị giấy màu và đồ dùng cho tiết sau hoàn thành sản phẩm. ---------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGA TV Bay (Tuan 6).doc
Giáo án liên quan